Bài 1
Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số:
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu chia hết cả tử và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm:
\(a) \;\displaystyle{{12} \over {20}} = {6 \over {...}} = {3 \over {...}}\) \(b) \;\displaystyle{2 \over 5} = {{...} \over {10}} = {{...} \over {15}} = {{...} \over {20}}\)
\(c) \;\displaystyle{{24} \over {36}} = {8 \over {...}} = {2 \over {...}}\) \(d) \;\displaystyle{3 \over 4} = {... \over {12}} = {{...} \over {16}} = {{...} \over {20}}\)
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số:
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu chia hết cả tử và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Lời giải chi tiết:
\(a) \;\displaystyle{{12} \over {20}} = {6 \over {10}} = {3 \over 5}\) \(b) \;\displaystyle{2 \over 5} = {4 \over {10}} = {6 \over {15}} = {8 \over {20}}\)
\(c) \; \displaystyle{{24} \over {36}} = {8 \over {12}} = {2 \over 3}\) \( d) \;\displaystyle{3 \over 4} = {9 \over {12}} = {{12} \over {16}} = {{15} \over {20}}\)
Bài 3
Chuyển thành phép chia với các số bé hơn (theo mẫu)
Mẫu : \(60 : 20 = (60 : 10 ) : (20 : 10)\) \( = 6 : 2 = 3\)
a) \(75 : 25 = (75 : …) : (25 : 5) = …\)
b) \(90 : 18 = (90 : …) : (18 : 9) = …\)
Phương pháp giải:
Quan sát ví dụ mẫu và làm tương tự với các câu còn lại.
Lời giải chi tiết:
Mẫu : \(60 : 20 = (60 : 10 ) : (20 : 10)\)\( = 6 : 2 = 3\)
a) \(75 : 25 = (75 : 5) : (25 : 5)\)\( = 15 : 5=3\)
b) \(90 : 18 = (90 : 9) : (18 : 9)\)\( = 10 : 2 = 5\)
dapandethi.vn