Bài 1
Cho các phân số: \(\displaystyle {7 \over 8};{{19} \over {40}};{{14} \over {16}};{7 \over 5};{{14} \over {10}}\)
a) Rút gọn phân số: \(\displaystyle {{14} \over {16}}=........ ;\) \(\displaystyle{{14} \over {10}}=......\)
b) Viết các phân số đều có mẫu số là \(40\) và bằng các phân số đã cho:
\(\displaystyle {7 \over 8} = \ldots \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{19} \over {40}}\,\,\,giữ\,\,nguyên\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\) \(\displaystyle{{14} \over {16}} = \ldots \)
\(\displaystyle {7 \over 5} = \ldots \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{14} \over {10}} = \ldots \)
c) Trong các phân số trên có những phân số bằng nhau là : .....
Phương pháp giải:
Cách rút gọn phân số:
- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn \(1\).
- Chia tử số và mẫu số cho số đó.
Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản (phân số không thể rút gọn được nữa).
Lời giải chi tiết:
a) \(\displaystyle{{14} \over {16}} = {{14: 2} \over {16: 2}} = {7 \over 8}\;; \) \(\displaystyle{{14} \over {10}} = {{14:2} \over {10: 2}} = {7 \over 5}\)
b) \(\displaystyle\eqalign{
& {7 \over 8} = {{7 \times 5} \over {8 \times 5}} = {{35} \over {40}} \cr
& {{19} \over {40}}\,\,\,giữ\,\,nguyên \cr
& {{14} \over {16}} = {{14:2} \over {16:2}} = {7 \over 8} = {{7 \times 5} \over {8 \times 5}} = {{35} \over {40}} \cr
& {7 \over 5} = {{7 \times 8} \over {5 \times 8}} = {{56} \over {40}} \cr
& {{14} \over {10}} = {{14 \times 4} \over {10 \times 4}} = {{56} \over {40}} \cr} \)
c) Trong các phân số trên có những phân số bằng nhau là :
\(\displaystyle{7 \over 8} = {{14} \over {16}}\) và \(\displaystyle{7 \over 5} = {{14} \over {10}}.\)
Bài 2
Lớp 4A có 32 học sinh được chia đều cho 4 tổ. Hỏi :
a) 3 tổ chiếm mấy phân số học sinh của lớp ?
b) 3 tổ có bao nhiêu học sinh ?
Phương pháp giải:
- Lớp 4A được chia đều làm \(4\) tổ nên \(3\) tổ sẽ chiếm \( \displaystyle{3 \over 4}\) số học sinh cả lớp.
- Tìm số học sinh của \(3\) tổ tức là tìm \( \displaystyle{3 \over 4}\) của \(32\) học sinh. Để tìm \( \displaystyle{3 \over 4}\) của \(32\) học sinh ta lấy \(32\) nhân với \( \displaystyle{3 \over 4}\), sau đó ghi thêm đơn vị vào kết quả.
Lời giải chi tiết:
a) Lớp 4A được chia đều làm \(4\) tổ nên \(3\) tổ sẽ chiếm \( \displaystyle{3 \over 4}\) số học sinh cả lớp.
b) Số học sinh của 3 tổ là:
\( \displaystyle32 \times {3 \over 4} = 24\) (học sinh)
Đáp số: a) \( \displaystyle{3 \over 4}\) số học sinh;
b) \(24\) học sinh.
Bài 3
Một tàu vũ trụ chở \(20\) tấn hàng lên trạm vũ trụ. Biết \(\dfrac{3}{5}\) khối lượng hàng là thiết bị thay thế. Hỏi tàu vũ trụ đó chở bao nhiêu tấn thiết bị thay thế ?
Phương pháp giải:
Để tìm khối lượng thiết bị thay thế ta lấy \(20\) tấn nhân với \(\dfrac{3}{5}.\)
Lời giải chi tiết:
Tàu vũ trụ đó chở số tấn thiết bị thay thế là :
\(20 \times \dfrac{3}{5} = 12\) (tấn)
Đáp số : \(12\) tấn.
Bài 4
Có một kho gạo, lần đầu người ta lấy ra 25 500 kg gạo, lần sau lấy ra số gạo bằng \(\dfrac{2}{5}\) số gạo lấy lần đầu thì trong kho còn lại 14 300kg gạo. Hỏi lúc đầu trong kho có bao nhiêu tấn gạo?
Phương pháp giải:
- Tính số gạo lấy ra lần sau ta lấy 25500kg nhân với \(\dfrac{2}{5}\).
- Số gạo lúc đầu trong kho = số gạo lấy ra lần đầu \(+\) số gạo lấy ra lần sau \(+\) số gạo còn lại trong kho.
Lời giải chi tiết:
Số gạo lần sau lấy ra là:
25500 \(\times \dfrac{2}{5}\) = 10200 (kg)
Số gạo có trong kho lúc đầu là:
25500 + 10200 + 14300 = 50000(kg)
50000 kg = 50 tấn
Đáp số: 50 tấn.
dapandethi.vn