Bài 1
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Phương pháp giải:
Áp dụng quy tắc sau: Muốn cộng hai phân số ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hai phân số sau khi quy đồng.
Lời giải chi tiết:
Ta có : \(\dfrac{5}{9}+\dfrac{2}{3}=\dfrac{5}{9}+\dfrac{6}{9}=\dfrac{11}{9}.\)
Vậy ta có kết quả như sau :
Bài 2
Tính:
a) \(\displaystyle {4 \over 3} + {1 \over 3} + {1 \over 5}\) b) \(\displaystyle {4 \over 3} + {1 \over 3} - {1 \over 5}\)
c) \(\displaystyle {1 \over 2} \times {1 \over 3}:{1 \over 4}\) d) \(\displaystyle {1 \over 2}:{1 \over 3}:{1 \over 4}\)
Phương pháp giải:
Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
a) \(\displaystyle {4 \over 3} + {1 \over 3} + {1 \over 5} = {5 \over 3} + {1 \over 5} \)\(\displaystyle = {{25} \over {15}} +\dfrac{3}{15}= {{28} \over {15}}\)
b) \(\displaystyle {4 \over 3} + {1 \over 3} - {1 \over 5} = {5 \over 3} - {1 \over 5} \)\(\displaystyle = {{25} \over {15}} -\dfrac{3}{15}= {{22} \over {15}}\)
c) \(\displaystyle {1 \over 2} \times {1 \over 3}:{1 \over 4} ={1 \over 6}:{1 \over 4} = {1 \over 6} \times {4 \over 1} \)\(\displaystyle = \dfrac{4}{6}= {2 \over 3}\)
d) \(\dfrac{1}{2}:\dfrac{1}{3}:\dfrac{1}{4} = \dfrac{1}{2} \times \dfrac{3}{1}:\dfrac{1}{4} = \dfrac{3}{2}:\dfrac{1}{4} \)\(= \dfrac{3}{2} \times \dfrac{4}{1} = \dfrac{{12}}{2} = 6\)
Bài 3
Tính :
a) \(\displaystyle {5 \over 2} \times {1 \over 4} - {1 \over 8}\) b) \(\displaystyle {5 \over 2} + {1 \over 4} \times {1 \over 8}\)
c) \(\displaystyle {5 \over 2}:{1 \over 4} - {1 \over 8}\) d) \(\displaystyle {5 \over 2} + {1 \over 4}:{1 \over 8}\)
Phương pháp giải:
Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép cộng, trừ sau.
Lời giải chi tiết:
a) \(\displaystyle {5 \over 2} \times {1 \over 4} - {1 \over 8} = {5 \over 8} - {1 \over 8} = {4 \over 8} = {1 \over 2}\)
b) \(\displaystyle {5 \over 2} + {1 \over 4} \times {1 \over 8} = {5 \over 2} + {1 \over {32}} \) \(\displaystyle= {{80 } \over {32}} +\dfrac{1}{32}= {{81} \over {32}}\)
c) \(\displaystyle {5 \over 2}:{1 \over 4} - {1 \over 8} = {5 \over 2} \times {4 \over 1} - {1 \over 8} = {{20} \over 2} - {1 \over 8} \) \(\displaystyle = 10 -\dfrac{1}{8} = {{80} \over 8} - \dfrac{1}{8}= {{79} \over 8}\)
d) \(\displaystyle {5 \over 2} + {1 \over 4}:{1 \over 8} = {5 \over 2} + {1 \over 4} \times {8 \over 1} = {5 \over 2} + {8 \over 4} \) \(\displaystyle = {{5} \over 2}+2 = \dfrac{5}{2}+ \dfrac{4}{2} = {9 \over 2}\)
Bài 4
Người ta cho một vòi nước chảy vào bể chưa có nước. Lần thứ nhất chảy được \(\displaystyle {2 \over 5}\) bể. Lần thứ hai chảy thêm \(\displaystyle {1 \over 3}\) bể. Hỏi còn mấy phần của bể chưa có nước ?
Phương pháp giải:
- Coi bể nước khi đầy nước là \(1\) đơn vị.
- Tính số phần bể đã có nước = số phần nước chảy vào bể lần thứ nhất \(+\) số phần nước chảy vào bể lần thứ hai.
- Số phần bể chưa có nước = \(1-\) số phần bể đã có nước.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Lần thứ nhất: \(\displaystyle {2 \over 5}\) bể
Lần thứ hai: \(\displaystyle {1 \over 3}\) bể
Còn lại: ... phần bể?
Bài giải
Hai lần vòi nước chảy được vào trong bể số phần bể nước là:
\(\displaystyle {2 \over 5} + {1 \over 3} = {{11} \over {15}}\) (bể)
Số phần còn lại trong bể chưa có nước là:
\(\displaystyle 1 - {{11} \over {15}} = {4 \over {15}}\) (bể)
Đáp số: \(\displaystyle {4 \over {15}}\) bể.
dapandethi.vn