REVIEW: THE PRESENT SIMPLE & THE PRESENT CONTINUOUS

I. PRESENT SIMPLE TENSE (Thì hiện tại đơn) 

1. Form :

 

Động từ TO BE 

Động từ thường


(+) 

- I am + Noun/Adjective...
You/We/They + are ...
She/he/it + is ...
Eg:  + I am tall. / I am a teacher. 
       + We are students. 
       + She is my mother. 

I/You/We/They + V + O...
She/he/it + V(s/es) + O...
Eg: + I love coffee. 
      + She teaches at a primary school.
Ngoại lệ:
She has 3 sons.
  (have ---has)

 (-)

I'm not (am not) + Noun / Adjective. 
You/We/They + aren't (are not)...
She/He/It + isn't (is not)  ...
Eg: + I am not a student. / I'm not hard working.  
      + They are not my uncles. / They are not friendly. 
       + She isn't beautiful. 

I/We/They + don't (do not) + V
She/He/It + doesn't (does not) + V 
Eg: + I don't like green. 
       + He doesn't love shopping. 


(?)

Am I + Noun/Adjective...?
+ Yes, I am
+ No, I'm not. 
- Are you/they/we...?
+ Yes, I am/ We/they are...
+ No, I'm not / We/they aren't...
Is she/he/it...?
+ Yes, she/he/it is
+ No, she/he/it isn't ...
Eg: + Is she a doctor? - Yes, she is. 
      + Are you busy now? - No, I'm not. 
      + Is he a rich man? - No, he isn't. 

Do + you/they/we... + V...?
+ Yes, I/we/they do. 
+ No, I/we/they don't. 
Does + she/he/it + V...?
+ Yes, she/he/it does. 
+ No, she/he/it doesn't. 
Eg: + Does your mother cook well? -Yes, she does. 
      + Does he own a villa? - No, he doesn't. 

 2. Usage:

- Thói quen ở hiện tại. 

Eg: I watch TV every night.
- Diễn tả sở thích, năng lực bản thân.
Eg: I love shopping. / He plays tennis very well. 
- Sự thật hiển nhiên, chân lí không thể phủ nhận .
Eg: The sun rises in the East and set in the West.
- Diễn tả hành động xảy ra theo lịch trình, thời gian biểu đã định sẵn, đặc biệt là các động từ di chuyển.
Eg: The train leaves at 7.00 am in the morning.
3. Adverb      

- everyday/week/month/year...: mọi ngày/tuần/tháng/năm
*** Các trạng từ tần suất  đi kèm

-always: luôn luôn                                           -  usually: thường thường 

-often = regularly: thường xuyên                    -  sometimes = occasionally: thỉnh thoảng 

- never: không bao giờ 

Note: (các trạng từ này đứng trước động từ thường và đứng sau động từ TOBE)

Eg: - I often go to school on Monday. 
      - She is sometimes lazy. 

II. PRESENT CONTINUOUS (Thì hiện tại tiếp diễn)

  1. Form

(+)

I + am +V-ing 

You/We/They + are V-ing 

She/He/It + is + V-ing

(-)

I + am not +V-ing 

You/We/They + aren’t (are not) +V-ing

She/He/It + isn’t (is not) +V-ing

(?)

Am + I + V-ing ?

-Yes, I am. / No, I amn’t

Are + you/we/they + V-ing?
- Yes, we/they are.
- No, we/they aren’t.

Is+ She/He/It + V-ing...?

- Yes, she/he/it is.

- No, she/he/it isn't. 

2. Usage 

-Diễn tả hành động đang xảy ta tại thời điểm nói. 
Eg:     + Listen! She is singing now. 
          + Sorry, I'm doing my homework so I can't go out with you. 
- Diễn tả hành động xảy ra liên tục gây khó chịu cho người khác
Cấu trúc: S + am/is/are + always/continually/constantly + Ving 
Eg:    + That dog is always barking. (Con chó lúc nào cũng sủa)
         + My son is constantly making noise, so I can't focus on my work at home. (Con trai tôi lúc nào cũng náo động nên tôi không thể tập trung giải quyết công việc ở nhà)
- Diễn tả kế hoạch trong tương lai, có dự định từ trước và được chuẩn bị, lên kế hoạch rõ ràng
Eg:   + I’m going to the cinema tomorrow evening. (Tối mai tôi sẽ đi xem phim)
        + My daughter is studying in Japan next month. (Tháng sau con gái tôi sẽ đi du học Nhật Bản)

Note: Không dùng thì hiện tại tiếp diễn với các động từ tri giác như: SEE, HEAR, LIKE, LOVE, WANT, NEED, NOTICE, SMELL, TASTE...

 

REVIEW: THE FUTURE SIMPLE WITH WILL VS. BE GOING TO

I. FUTURE SIMPLE TENSE (Thì tương lai đơn)

1. Form:

(+)

S + will + V 

(-)

S + won’t (will not) + V

(?)

Will  + S + V...?
- Yes, S + will
- No, S + won't

2. Usage: 

- Diễn tả hành động, ý định nảy ra ngay tại thời điểm nói.

Eg: + I’m so tired. I’ll go to bed right now. (Tôi thấy mệt quá. Tôi sẽ đi ngủ ngay bây giờ.)

       + Where are you going? Wait, I will go with you. (Cậu đang đi đâu thế? Đợi chút, tớ sẽ đi cùng cậu.)

- Đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, lời mời, lời hứa.

Eg: + Will you turn off the TV? (Anh tắt TV giúp tôi được không?)  --> Lời yêu cầu

       + Will you please bring me a cup of tea? (Anh làm ơn mang cho tôi 1 tách trà được không?) --> Lời đề nghị

       + I won’t tell anyone this. (Tôi sẽ không kể cho ai chuyện này đâu.)  --> Lời hứa

- Diễn đạt dự đoán không có căn cứ.

Eg: + It will rain. (Trời sẽ mưa.)

       + I guess she won’t come to the party. (Tôi đoán cô ta sẽ không đến bữa tiệc.)

3. Adverb:     

- tomorrow: ngày mai                      

-  next day / week / month / year / century: ngày/tuần/tháng/năm tiếp theo.                       

-  in + thời gian (in 2 minutes, in 3 days…): trong 2 phút/3 ngày tới.  

II. NEAR FUTURE TENSE. ( Thì tương lai gần)

1. Form:

(+)

I + am + going + to-V

You/We/They + are going + to-V 

She/He/It + is + going + to-V

(-)

I + amn’t (am not) + going + to-V 

You/We/They + aren’t (are not) + going + to-V

She/He/It + isn’t (is not) + going + to-V

(?)

Am + I + going + to-V?

-Yes, I am. / No, I amn’t.

Are + you/we/they + going + to-V?
- Yes, we/they are.
- No, we/they aren’t.

Is+ She/He/It + going + to-V...?
- Yes, she/he/it is.
- No, she/he/it isn't. 

 2. Usage:

- Dùng để diễn tả một dự định, kế hoạch trong tương lai.

Eg: +  He is going to get married this year.

 (Anh ta dự định sẽ kết hôn trong năm nay.)

      + We are going to take a trip to HCM city this weekend. 

(Chúng tôi dự định sẽ làm một chuyến tới thành phố HCM vào cuối tuần này.)

- Dùng để diễn đạt một dự đoán có căn cứ, có dẫn chứng cụ thể.

Eg: + Look at those dark clouds! It is going to rain. 

(Hãy nhìn những đám mây kia kìa! Trời sắp mưa đấy.)

       +  Are you going to cook dinner? I have seen a lot of vegetables on the table. 

(Bạn chuẩn bị nấu bữa tối à? Tớ vừa trông thấy rất nhiều rau củ quả ở trên bàn.)

3. Adverb:
Dấu hiệu nhận biết thì tương lai gần bao gồm các trạng từ chỉ thời gian trong tương lai giống như dấu hiệu nhận biết thì tương lai đơn, nhưng nó có thêm những căn cứ hay những dẫn chứng cụ thể.

- in + thời gian: trong … nữa (in 2 minutes: trong 2 phút nữa)

- tomorrow: ngày mai

- Next day: ngày hôm tới

- Next week/ next month/ next year: Tuần tới/ tháng tới/ năm tới

Eg: + Tomorrow I am going to visit my parents in New York. I have just bought the ticket

(Ngày mai tôi sẽ đi thăm bố mẹ tôi ở New York. Tôi vừa mới mua vé rồi.)

Ta thấy “Ngày mai” là thời gian trong tương lai. “Tôi vừa mới mua vé” là dẫn chứng cụ thể cho việc sẽ “đi thăm bố mẹ ở New York”.

 

THE PASSIVE

Muốn đổi câu từ thể chủ động sang thể thụ động, ta thực hiện các bước sau:

Active (chủ động):  Subject + Verb + Object

Passive (bị động):  Subject + be + Past Participle + by Object

Lưu ý: Động từ to be ở thì nào thi câu bị động ở thì đó.

Thể bị động được dùng khi:

a) Không biết hay không cần biết đến tác nhân thực hiện hành động.

Ex: This house was built in 1999.

Ngôi nhà này được xây vào năm 1999.

b) Muốn nhấn mạnh người hoặc vật thực hiện hành động.

Ex: This house was designed by Hung.

Căn nhà này được thiết kế bởi Hùng.

 

1. Câu bị động cơ bản với các thì thường gặp

Tenses

Active

Passive

Examples

Simple present tense

Vs/ es

am/ is/ are + Ved/ V3

I clean my room everyday.

-> My room is cleaned by me every day.

Present continuous lease

am/ is/ are + V- ing

am/ is/ are + being + Ved/ V3

Lan is helping her mother with housework.

—> Her mother is being helped with housework by Lan.

Simple past tense

v-ed/ v2

was/were+ Ved/ V3

I called him last night.

—> He was called by me last night.

 

Tenses

Active

Passive

Examples

Past continuous tense

was/ were+ V-ing

was/ were + being + Ved/ V3

They were watching al soccer match at 7 o’clock last night.

—> A soccer match was being watched at 7 o’clock last night.

Simple future tense

will/ shall+

V nguyên thể

will/ shall + be + Ved/ V3

I will help her.

—> She will be helped by me. 1

Present perfect tense

have/ has + Ved/ V3

have/has + been + Ved/ V3

They have seen this film 1 many times.

->This film has been seen! Many times.

Modal verbs

modal verb + V nguyên thể

modal verb + be + Ved/ V3

I can use this machine.

—>This machine can be used by me.

 2. Câu bị động nâng cao

 Để tránh dùng các danh từ hay đại từ nhân xưng như they hoặc people, ta dùng thể bị động với những động từ tường thuật (reporting verbs): say, believe, understand, know.

Ex: People say that this girl lives in Australia.

—> This girl is said to live in Australia. (Người ta nói rằng cô gái này sống ở úc.)

Ta có thể tóm tắt như sau:

People/ They + say/ believe... + that + S + V + ...

Cách 1: It + be + said/ believed... + that + S + V +...

Cách 2: S+ be+ said/ believed... + to-infinitive

To + have + Ved/ V3

Note:

Ta dùng to have + Ved/ V3 khi động từ tường thuật và động từ trong mệnh đề chính chênh lệch về thì.

Ex: People say that he was given a scholarship.

—> He is said to have been given a scholarship.

 

COMPOUND SENTENCES

- Câu ghép (Compound sentence) được cấu tạo bởi 2 hay nhiều mệnh đề độc lập (Independent clause). Các mệnh đề này thường được nối với nhau bởi liên từ (conjunction), có thể thêm dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy trước liên từ đó, hoặc các trạng từ nối.

- Mỗi 1 mệnh đề có tầm quan trọng và đều có thể đứng một mình

* Có 3 cách để có thể kết nối các mệnh đề độc lập thành câu ghép

1.  Sử dụng 1 liên từ nối

Trong tiếng Anh, có 7 liên từ thường dùng để nối trong câu ghép bao gồm: for, and, nor, but, or, yet, so

- Liên từ for: dùng để chỉ nguyên nhân

Ví dụ: I never stay in that hotel, for it is really bad. (Tôi không bao giờ ở khách sạn đó vì nó quá tệ.)

- Liên từ and: dùng để cộng thêm vào

Ví dụ: I like playing the guitar and I often go to the guitar club. (Tôi thích chơi ghi-ta và tôi thường đến câu lạc bộ ghi-ta)

- Liên từ nor: dùng để bổ sung một ý phủ định vào ý phủ định đã được nêu trước đó

Ví dụ: Students don’t do homework, nor do they learn vocabulary. (Học sinh không làm bài tập về nhà cũng không học từ vựng.)

- Liên từ but: chỉ sự mâu thuẫn

Ví dụ: I studied hard, but I didn’t pass the exam. (Tôi học hành rất chăm chỉ nhưng tôi vẫn thi không đậu.)

- Liên từ or: dùng để bổ sung một lựa chọn khác

Ví dụ: You should stop smoking, or your health will be worse. (Bạn nên ngừng hút thuốc hoặc sức khỏe của bạn sẽ trở nên tệ hơn.)

- Liên từ yet: dùng để diễn tả ý kiến trái ngược so với ý trước

Ví dụ: He is rich, yet he isn’t mean. (Anh ta giàu nhưng không keo kiệt.)

- Liên từ so: dùng để nói về một kết quả của sự việc được nhắc đến trước đó.

Ví dụ: He didn’t bring a map, so he got lost. (Anh ta không mang theo bản đồ và anh ta đã bị lạc đường.) 

2. Sử dụng một trạng từ nối

- Các mệnh đề độc lập của một câu ghép cũng có thể được kết nối bằng một các trạng từ như: Furthermore, However, Otherwise,…

- Cần lưu ý việc đánh dấu câu khi sử dụng trạng từ nối.

+ Những trạng từ mang nghĩa tương tự “and”: Furthermore; besides; in addition to; also; moreover; 

Ví dụ: My big brother is good at math; moreover, he is excellent at English. (Anh cả tôi giỏi toán, ngoài ra, anh còn rất giỏi tiếng Anh.)

+ Những trạng từ mang nghĩa tương tự “but, yet”: However; nevertheless, although; even though; in spite of; despite; ...

Ví dụ: Mary is so fat; however, she keeps eating junk food. (Mary rất mập; tuy nhiên, cô ấy vẫn liên tục ăn đồ ăn nhanh.)

+ Những trạng từ mang nghĩa tương tự “or”: Otherwise 

Ví dụ: I should be in a hurry; otherwise, you will be late. (Bạn nên nhanh chân lên, nếu không bạn sẽ trễ học.)

+ Những trạng từ mang nghĩa tương tự “so”:therefore; thus; accordingly; hence; as a result of; 

Ví dụ: He wanted to study late; therefore, he drank another cup of coffee. (Anh ta muốn học khuya; vì thế, anh ta đã thêm một cốc cà phê nữa.) 

3. Sử dụng dấu chấm phẩy (;)

- Các mệnh đề độc lập trong một câu ghép cũng có thể được kết nối chỉ bằng một dấu (;)

- Kiểu câu này được sử dụng khi hai mệnh đề độc lập có quan hệ gần gũi

- Nếu giữa chúng không có mối quan hệ gần gũi, chúng sẽ được viết tách thành hai câu đơn, tách biệt hẳn bằng dấu chấm.

Ví dụ: I enjoy playing tennis; I hate playing badminton.

 

INFINITIVES

(Hình thức nguyên thể)

Ta sử dụng dạng động từ nguyên thể khi trước đó là:

1. Những động từ sau đi với “to-V”: begin (bắt đầu), decide (quyết định), ask (đòi hỏi),  expect (mong đợi), forget (quên), hope (hy vọng), intend (có ý định), learn (học), plan (kể hoạch), prefer (thích hơn), promise (lời hứa), seem (dường như), try (cố gắng), want (muốn), would like (muốn), etc.

Eg:

- He promised to come back before dinner. 

(Anh hứa sẽ trở lại trước bữa tối.)

- My brother wants to study abroad.

(Anh trai tôi muốn đi du học) 

2. Những động từ sau đi với “V-inf”: feel (cảm thấy), hear (nghe), notice (chú ý), see (nhìn), watch (xem), make (bắt làm gì), let (cho phép), etc. 

Eg: My boss makes us work hard. 

(Ông chủ của tôi bắt chúng tôi làm việc chăm chỉ.)

His mother let him go out with us.

(Mẹ anh ấy cho phép anh đi chơi với chúng tôi.)

 

REVIEW THE PAST SIMPLE AND THE PAST CONTINUOUS

Chúng ta thường xuyên sử dụng thì quá khứ tiếp diễn với thì quá khứ đơn. Thì quá khứ tiếp diễn sử dụng để nói về hành động đang xảy ra trong quá trình, và thì quá khứ đơn để nói về hành động làm gián đoạn hành động kia. 

Eg: It was raining when we arrived at school. 

While they were having dinner, the telephone rang. 

PAST SIMPLE (Thì quá khứ đơn)

I. Form:

 

Động từ TOBE

Động từ thường 


(+)

- I/She/he/It + was + Noun / Adjective
- You/We/They + were + Noun / Adjective
Eg:  + I was so lazy when I was a girl
       + My mother was a dentist

S + V-edPI-cột 2 trong bảng Động từ bất quy tắc
Eg:    + I played football when I was 20. 
         + She had breakfast at 8 a.m yesterday morning. 


(-)

- I/She/he/It + wasn’t + Noun/Adjective
- You/We/They + weren't + 
Noun / Adjective
Eg:     + I wasn't a lazy student.
          + They weren't teachers at a primary school. 

S + didn’t + V ...

Eg:   + I didn't play football when I was 20. 
        + They didn't learn English when they were young. 


(?)

Were you/we/they + Noun / adjective...?
+ Yes, I was / Yes, they/we were. 
+ No, I wasn't / No, they/we weren't. 
Was I/she/he/it + Noun / adjective...?
+ Yes, she/he/it was. 
+ No, she/he/it wasn't. 
Eg: + Were you a teacher? => Yes, I was
      + Was she a beautiful girl? 

       => No, she wasn't. 

Did + S + V...?
+Yes, S + did. 
+No, S + didn't 



Eg:  + Did you play football when you were 20? => Yes, I did. 

II- CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN

Dùng để diễn tả một hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.

Ví dụ:

- They went to the concert last night. (Họ đã tới rạp hát tối hôm qua.) 

- The plane took off two hours ago. (Máy bay đã cất cánh cách đây 2 giờ.)

III- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN.

Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ:

- yesterday (hôm qua)

- last night/ last week/ last month/ last year: tối qua/ tuần trước/ tháng trước/ năm ngoái

- ago: Cách đây. (two hours ago: cách đây 2 giờ/ two weeks ago: cách đây 2 ngày …)

- when: khi (trong câu kể)

  

THE PAST CONTINUOUS (Thì quá khứ tiếp diễn)

I.  Form

(+)

I + was +V-ing 

You/We/They + were V-ing 

She/He/It + was + V-ing

(-)

I + wasn’t (was not) +V-ing 

You/We/They + weren’t (were not) +V-ing

She/He/It + wasn’t (was not) +V-ing

(?)

Was + I + V-ing ?

-Yes, I was. / No, I wasn’t.

Were + you/we/they + V-ing?
- Yes, we/they were.
- No, we/they weren’t.

Was+ She/He/It + V-ing...?
- Yes, she/he/it was.
- No, she/he/it wasn't. 

II- CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN

1. Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ.

Ví dụ:

- At 12 o’clock yesterday, we were having lunch. (Vào lúc 12h ngày hôm qua, chúng tôi đang ăn trưa.)

Ta thấy “lúc 12h ngày hôm qua” là một giờ cụ thể trong quá khứ, vào tại thời điểm này thì việc “ăn trưa” đang diễn ra nên ta sử dụng thì quá khứ tiếp diễn. 

- At this time 2 days ago, I was travelling in America. (Vào thời gian này cách đây 2 ngày, tôi đang du lịch bên Mỹ.) 

2. Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra thì một hành động khác xen vào.

- Hành động đang xảy ra chia thì quá khứ tiếp diễn, hành động xen vào chia thì quá khứ đơn.

Ví dụ:

- He was chatting with his friend when his mother came into the room. (Cậu ta đang tán gẫu với bạn khi mẹ cậu ta vào phòng.)

Ta thấy có hai hành động đều xảy ra trong quá khứ: “tán gẫu với bạn” và “mẹ vào phòng”. Vào thời điểm đó hành động “tán gẫu với bạn” đang diễn ra thì bị xen ngang bởi hành động “mẹ vào phòng”. Vậy hành động đang diễn ra ta sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn.

- They were working when we got there. (Họ đang làm việc khi chúng tôi tới đó.)

 

3. Diễn tả hai hành động đồng thời xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ, trong câu có “while”.

Tại một thời điểm trong quá khứ khi có 2 hành động đồng thời đang diễn ra sẽ chia cả hai hành động đó ở thì quá khứ tiếp diễn.

Ví dụ:

- My mother was cooking lunch while my father was cleaning the floor at 10 am yesterday. (Mẹ tôi đang nấu ăn trong khi bố tôi đang lau nhà lúc 10h sang hôm qua.)

- I was studying English while my brother was listening to music last night. (Tôi đang học tiếng Anh trong khi anh trai tôi đang nghe nhạc tối hôm qua.) 

III- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

+ Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ kèm theo thời điểm xác định.

- at + giờ + thời gian trong quá khứ (at 12 o’clock last night,…)

- at this time + thời gian trong quá khứ. (at this time two weeks ago, …)

- in + năm (in 2000, in 2005)

- in the past (trong quá khứ)

+ Trong câu có “when” khi diễn tả một hành động đang xảy ra và một hành động khác xen vào.

 

THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH

I- CẤU TRÚC

1. Khẳng định:

S + have/ has + VpII

CHÚ Ý:

- S = I/ We/ You/ They ( chủ ngữ số nhiều)+ have

- S = He/ She/ It ( chủ ngữ số ít)+ + has

Ví dụ:

- I have graduated from my university since 2012.

(Tôi tốt nghiệp đại học từ năm 2012.)

- She has lived here for one year.

(Cô ấy sống ở đây được một năm rồi.)

2. Phủ định:

S + haven’t / hasn’t + VpII

Câu phủ định trong thì hiện tại hoàn thành ta chỉ cần thêm “not” vào sau “have/ has”.

CHÚ Ý:

- haven’t = have not

- hasn’t = has not

Ví dụ:

- We haven’t met each other for a long time.

(Chúng tôi không gặp nhau trong một thời gian dài rồi.)

- He hasn’t come back his hometown since 1991.

(Anh ấy không quay trở lại quê hương của mình từ năm 1991.)

 

3. Câu nghi vấn:

Have/ Has + S + VpII ?

Trả lời: Yes, S + has/ have

No, S + hasn’t/ haven’t

Ví dụ:

- Have you ever travelled to America? (Bạn đã từng du lịch tới Mỹ bao giờ chưa?)

  Yes, I have./ No, I haven't.

- Has she arrived London yet? (Cô ấy đã tới Luân Đôn chưa?)

 Yes, she has./ No, she hasn't.

 

II- CÁCH SỬ DỤNG

1. Diễn tả một hành động xảy ra trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai.

Ví dụ:

- I have worked for this company since 2010. (Tôi đã làm việc cho công ty này từ năm 2010)

Ta thấy sự việc “làm việc cho công ty này” bắt đầu từ năm 2010 là thời gian trong quá khứ kéo dài đến hiện tại (đến nay vẫn đang làm việc ở đây) và còn có thể tiếp tục trong tương lai.

- She has taught English for 2 years. (Cô ấy đã dạy tiếng Anh được 2 năm rồi.)

2. Diễn tả một hành động xảy ra trong quá khứ nhưng không xác định, và muốn nhấn mạnh vào kết quả.

Ví dụ:

- I have met her several times. (Tôi gặp cô ấy vài lần rồi.)

Ta xác định được việc “gặp cô ấy” đã bắt đầu trong quá khứ nhưng không rõ là bao giờ, và biết được kết quả là đến hiện tại là “gặp được vài lần rồi”. Vì vậy ta sử dụng thì hiện tại hoàn thành.

- She has written three letters for her friend. (Cô ấy đã viết được 3 lá thư cho bạn của mình.)

 

III. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

- just, recently, lately (gần đây, vừa mới), before (trước đây), already (rồi), ever (đã từng), never (không bao giờ, chưa bao giờ)

- for (trong khoảng), hoặc dùng for trước danh từ chỉ quãng thời gian: for six days (khoảng 6 ngày), for a year (khoảng 1 năm), for a long time (khoảng một thời gian dài),...

-  Những trạng từ như ever, never, already thường đứng trước quá khứ phân từ.

-  Những trạng từ như yet, once, twice, three times, a few minutes, several times, many times, so far, already thường đứng cuôì câu.

 

PASSIVE VOICE WITH MODAL VERB

Nếu trong câu chủ động có những động từ khiếm khuyết: can, could, may, might, will, would, shall, should, ought to, must, have to, used to,... thì trong câu bị động sẽ được chuyển như sau:

Câu chủ động: S + modal Verb + V nguyên thể + O

Câu bị động: S+ Modal Verbs + be + Vp2 + (by object)

Eg: Active: I can use this machine.

(Tôi có thể sử dụng cái máy này.)

Passive: This machine can be used (by me).

(Cái máy này có thể được dùng bởi tôi.)

Thể bị động được dùng khi:

a) Không biết hay không cần biết đến tác nhân thực hiện hành động.

Eg: This house can be built in 1999.

(Ngôi nhà này có thể dược xây vào năm 1999.)

b) Muốn nhấn mạnh người hoặc vật thực hiện hành động bởi một cụm từ bắt đầu với “by”.

Eg: A new bridge may be built by local people.

(Cây cầu mới này có thể dược xây bởi người dân địa phương.)

 

dapandethi.vn