Bài tập 1
Bài tập 1 trang 16 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Mục đích của việc kể lại một câu chuyện ngụ ngôn:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để tìm ra mục đích.
Lời giải chi tiết:
- Giúp người nghe nắm được nội dung câu chuyện ngụ ngôn.
- Hiểu được ý nghĩa mà câu chuyện truyền tải.
Bài tập 2
Bài tập 2 trang 16 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Những việc cần tiến hành khi chuẩn bị kể lại một câu chuyện ngụ ngôn:
Phương pháp giải:
Tìm những việc chuẩn bị kể chuyện ngụ ngôn.
Lời giải chi tiết:
a. Chuẩn bị
- Chọn được truyện ngụ ngôn mà mình yêu thích
- Nắm được cốt truyện của truyện ngụ ngôn. Có thể tóm lược nội dung truyện theo một trật tự đơn giản, dễ hiểu.
- Lưu ý những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt đặc sắc, giàu ý nghĩa.
- Có thể sáng tạo thêm những cách diễn đạt thú vị hơn để tăng sức hấp dẫn nhưng không làm sai lệch những yếu tố cơ bản của cốt truyện gốc.
b. Tập luyện
- Kể lại truyện trước các bạn trong nhóm, chú ý bài học được thể hiện qua câu chuyện.
- Luyện kể bằng ngữ điệu truyền cảm (giọng to/ nhỏ, cao/thấp, nhanh/chậm. nhấn/ lướt, …thể hiện lời thoại phù hợp với đặc điểm nhân vật, cảm xúc của câu chuyện).
- Tập kết hợp lời kể với ngôn ngữ cơ thể (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, …) để cuốn hút người nghe.
Bài tập 3
Bài tập 3 trang 4 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Cách kể lại một câu chuyện ngụ ngôn:
Phương pháp giải:
- Chọn truyện ngụ ngôn mà mình yêu thích
- Nắm được cốt truyện của truyện ngụ ngôn
- Lưu ý những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt đặc sắc, giàu ý nghĩa
- Sáng tạo thêm những cách diễn đạt thú vị hơn để tăng sức hấp dẫn nhưng không làm sai lệch những yếu tố cơ bản của cốt truyện gốc
Lời giải chi tiết:
- Mở đầu: Tạo không khí thoải mái, thu hút sự chú ý của người nghe trước khi kể.
- Triển khai: Kể nội dung câu chuyện bằng lời kể sinh động; luôn tương tác với người nghe một cách tự nhirn (bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ, …). Có thể sáng tạo trong khi kể (không phải đọc thuộc lòng) để tạo sự lôi cuốn, nhưng không được làm sai lệch nội dung cơ bản của câu chuyện.
- Kết luận: Nêu ý nghĩa của câu chuyện.