Bài tập 1
Bài tập 1 trang 67 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Hoàn thành danh mục sách cần đọc cho góc đọc sách hoặc thư viện mở của lớp học (bao gồm ít nhất là 2 chủ đề và 10 cuốn sách)
Danh mục sách cần đọc
Tổ… Lớp:…
Trường:….
Chủ đề |
Tên sách |
Tác giả |
Nhà xuất bản |
Năm xuất bản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu và suy nghĩ về những cuốn sách em cần bổ xung trong tủ sách của mình
Lời giải chi tiết:
DANH MỤC SÁCH CẦN ĐỌC
Tổ: 2 Lớp: 6A7
Trường:
Chủ đề |
Tên sách |
Tác giả |
Nhà xuất bản |
Năm xuất bản |
Thế giới cổ tích |
Thánh Gióng |
Phạm Việt (Biên soạn) |
NXB Mĩ Thuật |
2018 |
Sự tích hồ Gươm |
Nhiều tác giả |
NXB Giáo dục |
2018 |
|
Cây khế |
Phạm Việt (Biên soạn) |
NXB Mĩ Thuật |
2020 |
|
Ai mua hành tôi |
Nhiều tác giả |
NXB Mĩ Thuật |
2019 |
|
Sự tích trầu cau |
Nhiều tác giả |
NXB Hà Nội |
2019 |
|
Gõ cửa trái tim |
Bố con cá gai |
Cho Chang-In |
NXB Nhã Nam |
2000 |
Chiếc lược ngà |
Nguyễn Quang Sáng |
NXB Thông tin |
1990 |
|
Những ngày thơ ấu |
Nguyên Hồng |
NXB Văn học |
1940 |
|
Cuộc chia tay của những con búp bê |
Khánh Hoài |
NXB Giáo dục |
1992 |
|
Người thầy đầu tiên |
Ai-ma-tốp |
NXB Văn học |
1962 |
Bài tập 2
Bài tập 2 trang 68 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Xác định mục tiêu đọc sách và cách đọc sách hiệu quả
Mục tiêu đọc sách |
Cách đọc sách hiệu quả |
|
|
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Mục tiêu đọc sách |
Cách đọc sách hiệu quả |
Nâng cao tri thức Tìm hiểu về những thông tin khoa học |
Vừa đọc vừa suy ngẫm Kết hợp tìm ý chính và ghi chép Không nên đọc sách một cách tràn lan, quyển nào cũng đọc, cần đọc có trọng tâm, có hệ thống và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện âm thầm và gian khổ, phải được tích lũy lâu dài. Cũng theo tác giả, đọc sách không phải chỉ đơn giản là đọc để lấy tri thức. Đọc sách còn là cách để rèn luyện tâm tính, học cách làm người. |
Bài tập 3
Bài tập 3 trang 69 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Chọn đọc một cuốn sách văn học, sách khoa học, hoặc sách bàn luận về cuộc sống theo các chủ đề đã học và điền vào bảng sau:
Có thể đọc trọn vẹn một số cuốn sách có đoạn trích đã học như: Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi); Tốt-tô-chan bên cửa sổ (Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần); Người thầy đầu tiên (Trin-ghi-đơ Ai-tơ-ma-tốp) hoặc Những bức thư gửi cháu Sam (Đa-ni-ên Cốt-li-ep); Nóng, Phẳng, Chật (Thô-mát L, Phrít-man).
Tên sách |
|
Tên tác giả Nhà xuất bản Năm xuất bản |
|
Đề tài |
|
Bố cục và nội dung chính (cuốn sách có mấy chương, phần, nội dung chính của từng chương, phần) |
|
Nhân vật đáng nhớ |
|
Sự kiện khó quên |
|
Bối cảnh nổi bật |
|
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc sách và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Tên sách |
Tốt-tô-chan bên cửa sổ |
Tên tác giả Nhà xuất bản Năm xuất bản |
Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô Kodansha Publishers Ltd. 1981 |
Đề tài |
Đây bản cáo trạng thầm lặng về một nền giáo dục không có kết quả. Tottochan đã nhắc nhở hàng triệu người Nhật Bản về một nền giáo dục mà trẻ em hằng mong muốn. Chắc chắn mỗi học sinh đều mơ ước được như Tốt-tô-chan may mắn vào học một trường như Tô-mô-e, với một thầy hiệu trưởng như ông Kô-ba-y-a-si. |
Bố cục và nội dung chính (cuốn sách có mấy chương, phần, nội dung chính của từng chương, phần) |
Chia thành các chương ứng với các câu chuyện nhỏ. Mỗi câu chuyện lại là một bài học khác nhau. 1. Nhà ga đầu tiên. 2. Totto-chan bên cửa sổ 3. Trường mới 4. Con rất thích trường này 5. Thầy hiệu trưởng 6. Cơm trưa 7. Bắt đầu đi học từ hôm nay ….. |
Nhân vật đáng nhớ |
thầy hiệu trưởng Kobayashi, Tốt-tô-chan |
Sự kiện khó quên |
Trường Tomoe và thầy hiệu trưởng Kobayashi luôn quan tâm đến việc phát triển kĩ năng mềm cho những đứa trẻ. Chúng có thể đi thăm thú chỗ này chỗ kia, được tìm hiểu về cây cối, động vật, được tự do nhảy múa và còn có thể ở lại trường chơi sau giờ tan học. |
Bối cảnh nổi bật |
Trường học của Tốt-tô-chan |
Bài tập 4
Bài tập 4 trang 70 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Vấn đề được nhà phê bình Trần Thanh Địch bàn luận trong bài viết Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Người viết tập trung bàn luận về vấn đề vẻ đẹp giản dị và chân thật trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng.
Bài tập 5
Bài tập 5 trang 70 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Quê nội được nêu trong văn bản:
Đặc điểm về nội dung:
Đặc điểm về nghệ thuật:
Căn cứ để xác định:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Để bàn về vấn đề người viết đã nêu những ý kiến về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:
- Đặc điểm về nội dung: “Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương. Một nông thôn miền Trung, tại thôn Hoà Phức, bên con sông Thu Bồn vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng – sau Cách mạng tháng Tám thành công.”
- Đặc điểm về nghệ thuật: “Các nhân vật là những người nông dân bình thường …, những Cục, Cù Lao, bà Kiến, ông Hai dĩ,…”
- Căn cứ để xác định: Ý kiến của tác giả về người kể chuyện trong tác phẩm.
Bài tập 6
Bài tập 6 trang 70 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:
Đặc điểm về nội dung |
Đặc điểm về nghệ thuật |
Lí lẽ |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Bằng chứng |
Đặc sắc trong cách trình bày bằng chứng của tác giả là:
Phương pháp giải:
Xác định những từ ngữ, câu, đoạn cho thấy lí lẽ và bằng chứng
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm về nội dung |
Đặc điểm về nghệ thuật |
Lí lẽ “Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương. Một nông thôn miền Trung, tại thôn Hoà Phức, bên con sông Thu Bồn vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng – sau Cách mạng tháng Tám thành công.” |
Lí lẽ Nghệ thuật sử dụng từ ngữ |
Bằng chứng “Các nhân vật là những người nông dân bình thường …, những Cục, Cù Lao, bà Kiến, ông Hai dĩ,…”
|
Bằng chứng Cách trình bày bằng chứng của người viết: lược thuật, tóm tắt, không trích đoạn trực tiếp. |
Đặc sắc trong cách trình bày bằng chứng của tác giả là: Liệt kê bằng chứng xác thực với lí lẽ.
Bài tập 7
Bài tập 7 trang 71 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện trong bài viết:
Mục đích viết:
Đặc điểm, nội dung chính của văn bản:
Nhận xét về mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản.
Phương pháp giải:
Em đọc và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Mục đích viết của tác giả là bàn luận về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của văn bản, sau đó là đánh giá chung được tác phẩm.
Trong văn bản, những đặc điểm trên đã được người viết thể hiện thông qua việc nêu ý kiến về hoàn cảnh đời sống, về thế giới nhân vật, về người kể chuyện. Mỗi khi đưa ra ý kiến người viết lại đưa ra những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng thuyết phục.
Mục đích viết có liên quan mật thiết và nhất quán đến toàn bộ bài viết.
Bài tập 8
Bài tập 8 trang 72 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Em tìm đọc một tác phẩm văn bản về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước và điền thông tin và tác phẩm đó vào sơ đồ sau:
Hoàn cảnh sáng tác
|
Đặc điểm nội dung |
Đặc điểm hình thức
|
Chủ đề, ý nghĩa
|
Dựa vào thông tin trong sơ đồ, viết đoạn văn (khoảng 6-8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.
Phương pháp giải:
Em đọc và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Tên sách: Quê hương – Tác giả: Tế Hanh.
Hoàn cảnh sáng tác - Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)
|
Đặc điểm nội dung - Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. |
Đặc điểm hình thức - Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng - Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa - Nhiều phép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật. |
Chủ đề, ý nghĩa Viết về nỗi nhớ quê hương của tác giả, qua đó ông muốn bày tỏ tình yêu quê hương tha thiết.
|
Dựa vào thông tin trong sơ đồ, viết đoạn văn (khoảng 6-8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.
Bài làm:
Ta có thể bắt gặp trong thơ Tế Hanh hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước, óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn còn đó tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê.
Bài tập 9
Bài tập 9 trang 73 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Tưởng tượng em được gặp một nhân vật trong tác phẩm văn học yêu thích, phỏng vấn nhân vật theo các nội dung gợi ý sau và thử đặt mình vào vai nhân vật để trả lời các câu hỏi phỏng vấn ấy:
STT |
Câu hỏi phỏng vấn |
Câu trả lời |
1 |
Bạn từ đâu đến? |
|
2 |
Vì sao bạn lại trở thành nhân vật trong tác phẩm này? |
|
3 |
Sở thích của bạn là gì? Bạn thấy mình có gì nổi bật (về sở thích, tính cách)? |
|
4 |
Bạn muốn nói điều gì nhất nếu được kể về cuộc đời của chính mình? |
|
5 |
Bạn quan tâm đến ai hay điều gì hơn cả? |
|
6 |
Điều bạn muốn làm tiếp là gì nếu bước ra ngoài trang sách? |
|
Phương pháp giải:
Em hãy tưởng tượng và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Tưởng tượng em được gặp một nhân vật trong tác phẩm văn học yêu thích: Nhân vật Thánh Gióng.
STT |
Câu hỏi phỏng vấn |
Câu trả lời |
1 |
Bạn từ đâu đến? |
Tôi từ làng quê Việt Nam |
2 |
Vì sao bạn lại trở thành nhân vật trong tác phẩm này? |
Tôi được sáng tác từ công cuộc đánh giặc ngoại xâm của dân tộc. |
3 |
Sở thích của bạn là gì? Bạn thấy mình có gì nổi bật (về sở thích, tính cách)? |
Nổi bật với sức vóc cường tráng, lớn nhanh như thôi. |
4 |
Bạn muốn nói điều gì nhất nếu được kể về cuộc đời của chính mình? |
Tôi muốn kể về việc đánh giặc Ân tan tác. |
5 |
Bạn quan tâm đến ai hay điều gì hơn cả? |
Tôi quan tâm đến vận mệnh đất nước cùng những truyền thống của dân tộc. |
6 |
Điều bạn muốn làm tiếp là gì nếu bước ra ngoài trang sách? |
Tiếp tục bảo vệ Tổ quốc. |
Bài tập 10
Bài tập 10 trang 74 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Đọc bài thuật lại cuộc “phỏng vấn” của một độc giả nhỏ tuổi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều và điền thông tin phù hợp:
a. Quan hệ của Mon và Mên trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều:
b. Lí do nhà văn khẳng định “tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sống và lo cho bầy chim chìa vôi non:”
c. Điều cậu bé-người phỏng vấn nhà văn Nguyễn Quang Thiều-ngạc nhiên:
d. Ngoài Mon và Mên, người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sông và bầy chim chìa vôi là:
e. Nơi Mon và Mên đang ở hiện nay và nơi bầy chim chìa vôi có thể đã bay đến:
Phương pháp giải:
Em đọc và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Quan hệ của Mon và Mên trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Mon và Mên là bạn cùng lứa tuổi với nhà văn - tác giả truyện ngắn Bầy chim chìa vôi.
b. Lí do nhà văn khẳng định “tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sống và lo cho bầy chim chìa vôi non”: Theo em, nhà văn khẳng định rằng "tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chìa vôi non" vì lũ chim non là điều bọn trẻ quan tâm nhất lúc đó, lũ trẻ đã nói về bầy chim chìa vôi non ở ngoài bãi sông, nên trong đêm mưa, lũ trẻ sẽ lo nghĩ cho bầy chim.
c. Điều cậu bé-người phỏng vấn nhà văn Nguyễn Quang Thiều-ngạc nhiên: Cậu bé - người "phỏng vấn" tác giả - ngạc nhiên vì tác giả biết được trong đêm mưa, Mon và Mên đã lo nghĩ cho bầy chìa vôi. Cậu bé cho rằng tác giả đã ở cùng Mon và Mên trong đêm hôm đó, hỏi tại sao tác giả không đi cùng Mon, Mên và ngăn cản họ vì họ mới chỉ là trẻ con, cần phải có người lớn đi cùng.
d. Ngoài Mon và Mên, người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sông và bầy chim chìa vôi là: Ngoài Mon và Mên, lũ trẻ trong làng (bao gồm cả tác giả lúc đó) là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sông và bầy chim chìa vôi.
e. Nơi Mon và Mên đang ở hiện nay và nơi bầy chim chìa vôi có thể đã bay đến: - Mon và Mên vẫn ở trong kí ức của nhà văn và độc giả.
- Bầy chim chìa vôi đã bay đến nơi rất xa, nơi thiên nhiên không bị tàn phá, nơi mà chúng có thể sinh sống.
Bài tập 11
Bài tập 11 trang 74 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Chọn đọc một cuốn sách đang gây sự tò mò, chú ý đối với em. Tưởng tượng em được gặp tác giả của cuốn sách đó và đặt những câu hỏi để làm rõ hơn điều em muốn biết:
Câu hỏi 1 (về cách tác giả tạo nên nhân vật hoặc những chi tiết tiêu biểu):
Câu hỏi 2 (về hoàn cảnh ra đời tác phẩm):
Câu hỏi 3 (về thông điệp tác giả muốn gửi gắm trong cuốn sách):
Phương pháp giải:
Em hãy chọn 1 cuốn sách phù hợp để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cây chuối non đi giày xanh-Nguyễn Nhật Ánh
Câu hỏi 1 (về cách tác giả tạo nên nhân vật hoặc những chi tiết tiêu biểu): Truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất Nam Bộ khiến người đọc cảm nhận được thân thương, gần gũi. Không chỉ vậy, Nguyễn Nhật Ánh còn tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, lí thú hơn.
Câu hỏi 2 (về hoàn cảnh ra đời tác phẩm): Cây chuối non đi giày xanh là tác phẩm viết cho tuổi học trò của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tác giả kể về những câu chuyện xoay quanh các nhân vật là bạn học cùng cấp 1 và cấp 2 ở thị trấn Hà Lam.
Câu hỏi 3 (về thông điệp tác giả muốn gửi gắm trong cuốn sách): Qua tác phẩm, không chỉ tôi mà rất nhiều bạn khác sẽ rút ra cho mình bài học riêng cho mình: bài học về tình bạn, tình cảm hàng xóm, về tình cảm gia đình,…