Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 23 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Sự khác nhau về số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp, chia khổ giữa hai bài thơ Đồng dao mùa xuân và Gặp lá cơm nếp:
Đặc điểm hình thức |
Đồng dao mùa xuân |
Gặp lá cơm nếp |
Số tiếng trong mỗi dòng |
|
|
Cách gieo vần |
|
|
Ngắt nhịp |
|
|
Chia khổ |
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc lại hai bài thơ này và có thể kẻ bảng để so sánh các tiêu chí: số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của 2 bài thơ
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm hình thức |
Đồng dao mùa xuân |
Gặp lá cơm nếp |
Số tiếng trong mỗi dòng |
đều có bốn tiếng. |
5 tiếng. |
Cách gieo vần |
vần cách nhau |
Vần liền |
Ngắt nhịp |
2/2, 3/1 |
2/3, 3/2 |
Chia khổ |
Bài thơ gồm có 9 khổ, đa số các khổ đều có bốn dòng thơ, riêng khổ 1 có 3 dòng, khổ 2 có 2 dòng. |
ba khổ đầu mỗi khổ bốn dòng, khổ cuối chỉ có hai dòng. |
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 23 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình:
Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con:
Phương pháp giải:
Đọc lại bài thơ để tìm những chi tiết liên quan đến người mẹ và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con: nhặt lá về đun bếp, thổi cơm nếp.
- Nhận xét:
+ Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ là khi người con xa nhà và nhớ về bát xôi do chính người mẹ nấu.
+ Hình ảnh mẹ trong kí ức của người con: tần tảo nhặt lá về thổi cơm nếp.
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 23 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Tình cảm, cảm xúc của người con thể hiện trong khổ thơ thứ ba:
Những tình cảm, cảm xúc ấy cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ ba, chú ý các đối tượng mà tác giả nhắc đến và biểu lộ cảm xúc
Lời giải chi tiết:
- Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước: nhớ thương tới cả mẹ và đất nước.
- Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện tình cảm, cảm xúc: nhớ lại mùi vị quê hương, nhớ lại người mẹ già ở nhà và gửi gắm nỗi nhớ thương sâu sắc.
- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì người con đã xa nhà mấy năm, nay gặp lại hương vị quê hương và điều đó đã khiến tác giả nhớ lại người mẹ của mình.
Bài tập 4
Bài tập 4 trang 24 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1
Cảm nhận của em về hình ảnh người con trong bài thơ
Phương pháp giải:
Từ những tình cảm được thể hiện trong văn bản, em hình dung về người con trong bài thơ và nêu cảm nhận.
Lời giải chi tiết:
Cảm nhận về hình ảnh người con: người con là một người sống tình cảm, dù đi xa vẫn luôn nhớ về quê hương, gia đình của mình.
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 24 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Tác dụng của thể thơ năm chữ trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ:
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu đặc điểm của thể thơ 5 chữ, đọc kĩ bài thơ để cảm nhận thêm về tác dụng của thể thơ với nội dung bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Thể thơ năm chữ ngắn gọn, cô đọng nội dung câu chuyện, khiến cho việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ trở lên rõ ràng, tự nhiên
Bài tập 6
Bài tập 6 (trang 24 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
Phương pháp giải:
Từ những chi tiết được thể hiện trong văn bản, em hãy nêu cảm nhận về tình cảm của người con đối với mẹ
Lời giải chi tiết:
Trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp”, ta không khỏi xúc động trước nỗi nhớ thương mẹ của người con xa nhà. Cơm nếp là một món ăn quê vô cùng bình dị, gợi nhắc con người ta về quê hương – nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người. Khi gặp được lá cơm nếp, người con đã nhớ tới ngay mùi hương thật lạ mà cũng thật quen thuộc trong kí ức của mình. Trong kí ức đó, hình ảnh người mẹ tần tảo đi nhặt lá hiện lên. Nồi cơm nếp do chính tay người mẹ chắt chiu, nhóm lửa ấy đã để lại biết bao niềm tin yêu trên con đường con đi. Có thể nói, nỗi nhớ thương mẹ của người con rất sâu đậm và nó đã được nâng lên thành nỗi nhớ với đất nước. Tình yêu dành cho mẹ cũng chính là tình yêu dành cho đất nước, là động lực cho con vững bước trong tương lai.