Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 13 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Sắp xếp những câu văn dưới đây theo một thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ.

(1) Một quan chức của thành phố đã kết thúc buổi lễ phát thưởng như sau: (2) Và ông đưa tay chỉ về phía các thầy giáo, cô giáo ngồi trên các hành lang. (3) Các thầy, các cô đều đứng dậy vẫy mũ, vẫy khăn đáp lại, tất cả đều xúc động về sự biểu lộ lòng mến yêu ấy của học sinh. (4) “Ra khỏi đây, các con ạ, các con không được quên gửi lời chào và lòng biết ơn đến những người đã vì các con mà không quản bao mệt nhọc, những người đã hiến cả trí thông minh và lòng dũng cảm cho các con, những người sống và chết vì các con và họ đây này!”. (5) Nghe lời kêu gọi cảm động, đáp ứng đúng những tình cảm của mình, tất cả học sinh đều đứng dậy, dang tay về phía các thầy, các cô.

Phương pháp giải:

Các câu đã sắp xếp rất lộn xộn. Yêu cầu của bài tập là sắp xếp lại chúng theo thứ tự hợp lí, tức là nội dung của các câu phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Muốn vậy, cần chú ý thứ tự các hành động của người nói, của các thầy cô giáo và của học sinh.

Lời giải chi tiết:

Trật tự hợp lí của các câu phải là: (1) ⟶ (4) ⟶ (2) ⟶ (5) ⟶ (3).

Câu 2

Câu 2 (trang 13 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Đoạn văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao?

Tôi nhớ đến mẹ tôi “lúc người còn sống tôi lên mười”. Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.

Phương pháp giải:

Để biết các câu có liên kết với nhau hay không, cần xem nội dung của chúng có thống nhất với nhau và gắn bó chặt chẽ với nhau hay không.

Lời giải chi tiết:

- Các câu văn này không liên kết với nhau.

- Bởi vì nội dung của chúng không thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, mỗi câu đề cập đến một nội dung rời rạc.

Câu 3

Câu 3 (trang 13 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây để các câu liên kết chặt chẽ với nhau:

Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của … và nhớ lại ngày nào … trồng cây, … chạy lon ton bên bà. … bảo khi nào cây có quả … sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho …, nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. … bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

(Theo Nguyễn Thị Thuỷ Tiên, Những bức thư đoạt giải UPU)

Phương pháp giải:

Để các câu văn liên kết với nhau, bên cạnh nội dung chúng phải thống nhất, gắn bó chặt chẽ, cần lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, câu) thích hợp để thể hiện sự gắn bó về nội dung. Ở bài này, cần chú ý tìm các từ xưng hô phù hợp với hai nhân vật bà và cháu hoặc từ nối kết giữa các câu với nhau.

Lời giải chi tiết:

Các từ thích hợp để điền là:

- … hình bóng của 

- …  trồng cây

cháu chạy lon ton bên bà

 bảo khi nào cây có quả

 sẽ … cho cháu

Thế là bà ôm cháu vào lòng … thật kêu.

Câu 4

Câu 4 (trang 14 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Hãy điền các từ ngữ: tựu trường, hơn nữa, một nền giáo dục, từ phút này trở đi vào những chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

     Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày ......... ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng ......... các em bắt đầu được nhận ......... hoàn toàn Việt Nam.

Phương pháp giải:

Để điền đúng, cần căn cứ vào các từ ngữ đứng trước và sau vị trí bỏ trống. Với bài tập này, các em phải đặc biệt lưu ý từ ngữ đứng trước. Các từ đó yêu cầu phải kết hợp với từ ngữ thuộc từ loại nào hoặc cụm từ loại nào, quan hệ ý nghĩa giữa chúng ra sao. Trên cơ sở đó mà chọn trong các từ ngữ đã cho để điền cho thích hợp.

Lời giải chi tiết:

     Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ phút này trở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

Câu 5

Câu 5 (trang 14 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Em hãy cho biết đoạn văn Nguyễn Công Trứ (trang 14 VBT) đọc cho học trò nghe có nghĩa hay không. Trong các lý do dưới đây, lý do nào xác nhận đoạn văn có nghĩa (hay không có nghĩa)?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn xem có hiểu được không (tức là biết được đoạn văn nói về đối tượng gì, như thế nào). Nếu không hiểu được thì đoạn đó không có nghĩa. Để tìm các lí do xác nhận, các em lần lượt xem xét các phương án và chọn lấy một phương án đúng.

Lời giải chi tiết:

- Đoạn văn Nguyễn Công Trứ đọc cho học trò của mình nghe là đoạn văn không có nghĩa.

- Lí do nêu ở mục D là lí do đúng.

dapandethi.vn