Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 99 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 2, tr. 127, SGK

Lời giải chi tiết:

a) Hình thức tiểu đối thể hiện qua việc đối giữa các từ ngữ sau:

- thiếu <-> lão

- tiểu <-> đại

- li gia <-> hồi (cùng làm chức năng vị ngữ)

- hương âm <-> mấn mao

- vô cải (không thay đổi) <-> tồi (hỏng, rơi rụng - tức đã có thay đổi)

b) Hình thức tiểu đối ấy đã làm nổi bật: những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nói hương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).

Câu 2

Câu 2 (trang 100 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 4, tr. 127, SGK

Lời giải chi tiết:

- Giọng điệu của hai câu đầu tuy nói về sự thay đổi của thời gian và của con người nhưng lại đó phảng phất buồn.

- Hai câu sau giọng điệu có chút hóm hỉnh nhưng chứa đựng nỗi buồn trong lòng.

Câu 3

Câu 3 (trang 101 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Hạ Tri Chương có làm hai bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Bài thứ hai như sau:

     Li biệt gai hương tuế nguyệt đa

 Cận lai nhân sự bán tiêu ma

      Duy hữu môn tiền Kính Hồ thủy

Xuân lai bất cải cựu thời ba

Dịch nghĩa:

                                         Xa cách quê nhà đã nhiều năm tháng

                                         Gần đây chuyện đời đã mỏi mòn quá nửa

                                         Chỉ có nước của hồ Kính ở trước cửa

Gió xuân vẫn không thể thay đổi được làn sóng ngày xưa.

Dịch thơ:

 Năm tháng quê nhà mãi cách xa

Chuyện đời quá nửa đã tiêu ma

        Kính Hồ gương nước ngoài khung cửa

Gió chẳng hề thay lớp sóng xưa

Lời giải chi tiết:

Sự giống nhau và khác nhau giữa hai bài thơ:

- Về hình ảnh: được xây dựng theo hai trường đối lập

+ Cái thay đổi: cảnh vật, dáng vẻ bề ngoài

+ Cái không thay đổi: tình cảm của tác giả đối với quê hương

- Việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật:

+ Sử dụng thủ pháp đối lập

+ Bài Hồi hương ngẫu thư trong SGK còn sử dụng thủ pháp giễu - dùng cái hài để nói cái bi khi nhà thơ về quê thì bị coi là khách trên chính quê hương của mình

- Giọng điệu:

+ Bài 1 (trong SGK): giọng xúc động, thiết tha

+ Bài 2: giọng bồi hồi nhưng ngậm ngùi xót xa.

dapandethi.vn