Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 139 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Văn tự sự và văn biểu cảm khác nhau ở chỗ:

A. Văn tự sự chỉ sử dụng phương thức tự sự, còn văn bản biểu cảm chỉ sự dụng phương thức biểu đạt

B. Văn tự sự chủ yếu phương thức tự sự, còn văn biểu cảm chủ yếu sử dụng phương thức biểu cảm

C. Văn tự sự có thể có yếu tố biểu cảm, còn văn biểu cảm không có yếu tố tự sự

D. Văn biểu cảm có thể có yếu tố tự sự, còn văn tự sự không có yếu tố biểu cảm.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Câu 2

Câu 2 (trang 139 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào?

A. Văn miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng miêu tả, còn văn biểu cảm dựa vào đối tượng để nói lên suy nghĩ, cảm xúc của người viết

B. Văn miêu tả có thể có yếu tố tự sự, còn văn biểu cảm không có yếu tố này

C. Văn miêu tả có thể có yếu tố biểu cảm, còn văn bản không thể có yếu tố miêu tả

D. Văn miêu tả chỉ sử dụng phương thức miêu tả, còn văn biểu cảm chỉ sử dụng phương thức biểu cảm

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Câu 3

Câu 3 (trang 140 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài tập 3, tr. 168, SGK

Lời giải chi tiết:

Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho người viết bộc lộ tình cảm. Nếu không có tự sự, miêu tả, tình cảm người viết sẽ mơ hồ không cụ thể bởi lẽ tình cảm, cảm xúc của con người luôn nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.

Câu 4

Câu 4 (trang 140 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Bài tập 4, tr. 168, SGK

Lời giải chi tiết:

Với đề bài văn biểu cảm: Cảm nghĩ mùa xuân, ta có thể thực hiện bài làm qua các bước sau:

- Tìm hiểu đề.

- Lập ý (xác định biểu hiện những tình cảm gì, đối với nghĩa hợp cảnh gì)

- Lập dàn bài.

- Viết thành bài.

- Đọc lại và sửa chữa.

Dàn ý:

a. Mở bài: Trong một năm có 4 mùa, mỗi mùa có một đặc điểm riêng (kể một vài đặc điểm riêng biệt) nhưng em yêu nhất là mùa xuân vì đó là sự khởi đầu mới cho một năm, hoa lá đâm chồi nảy lộc,...

b. Thân bài:

* Biểu cảm về mùa xuân:

- Thiên nhiên:

+ Không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc

+ Hoa đào khoe sắc, chim én chao liệng

+ Nắng uân hây hẩy, nồng nàn.

+ Hoạt động đặc trưng của con người.

- Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân.

- Kỉ niệm với mùa xuân: sum vầy bên gia đình,...

c. Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về mùa xuân

Câu 5

Câu 5 (trang 141 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm các câu văn biểu cảm trong các trích đoạn sau theo cảm nhận của em.

a) Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt.

(Thép Mới)

b) Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hạt giữa trời cao của trúc, của tre...

(Thép Mới)

c) Que kẹo mầm tuổi thơ... Mẹ ơi... Còn có boa giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa.

(Băng Sơn)

d) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược [...]

e) (Hải đường) rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc.

(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Lời giải chi tiết:

Các câu văn là câu biểu cảm:

b, Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hạt giữa trời cao của trúc, của tre...

c, Que kẹo mầm tuổi thơ... Mẹ ơi... Còn có boa giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa.

e, (Hải đường) rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc.

dapandethi.vn