Câu 1
Câu 1 (trang 44 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Chứng minh trong nghị luận là gì?
Lời giải chi tiết:
Em chọn phương án: (C) Là phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận điểm nào đó.
Câu 2
Câu 2 (trang 44 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc văn bản (tr.43 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
a) Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.
b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?
c) Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?
Lời giải chi tiết:
Đọc bài văn “Không sợ sai lầm”:
a)
- Luận điểm: Không sợ sai lầm.
- Những câu mang luận điểm đó:
+ Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào … cuộc đời.
+ Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
+ Thất bại là mẹ của thành công.
+ Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b) Luận cứ:
- “Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại … ngoại ngữ”.
- “Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì … Thất bại là mẹ thành công”.
- “Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh … để tiến lên”.
=> Những luận cứ ấy đều hiển nhiên, có sức thuyết phục.
c) Cách lập luận chứng minh của bài này khác với bài “Đừng sợ vấp ngã”:
- Để chứng minh, trong bài “Đừng sợ vấp ngã”, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhiều dẫn chứng cụ thể.
- Trong bài “Không sợ sai lầm”, người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ, không nêu dẫn chứng cụ thể.
Câu 3
Câu 3 (trang 45 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Hãy nêu các dẫn chứng để chứng minh rằng nói dối có hại.
Lời giải chi tiết:
- Nói dối có hại cho người nghe: gây ra những sự hiểu nhầm, những tác động tai hại đến suy nghĩ và cả hành động của người nghe, có thể khiến họ làm những việc gây hậu quả tồi tệ cho bản thân và người xung quanh.
- Nói dối có hại cho bản thân người nói dối: đánh mất lòng tin của mọi người dành cho mình, sống trong sự dằn vặt ân hận vì có những lỗi lầm không thể bù đắp lại được.
- Nói dối tạo không khí nghi ngờ, mất tin cậy lẫn nhau: mọi người không sẵn sàng đặt lòng tin vào nhau, không khí luôn trong trạng thái căng thẳng, đề phòng cao độ, không tạo được sự đồng cảm sẻ chia.
Câu 4
Câu 4 (trang 46 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Đông gật gù bảo Nam: “Các cụ ngày xưa nói chí lí thật, đúng là đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Nam cãi: “Tục ngữ chỉ nói thế thôi, chứ làm gì có chuyện đi một ngày đàng, học một sàng khôn như thế”. Theo em, để thuyết phục Nam tin vào câu tục ngữ. Đông cần phải chứng minh không? Nếu cần thì Đông sẽ phải chứng minh điều gì?
Lời giải chi tiết:
a, Theo em, Đông cần phải chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.
b, Đông phải chứng minh: có học hỏi, có cầu thị tiếp thu sẽ thu nhận được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để trưởng thành hơn.
dapandethi.vn