Câu 1
Câu 1 (trang 56 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
Lời giải chi tiết:
- Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: “Sự nhất quán giữa hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác”.
- Tác giả đã chứng minh sự giản dị của Bác ở những phương diện:
+ Bữa ăn hằng ngày
+ Nhà ở
+ Việc làm
+ Lời nói, bài viết.
Câu 2
Câu 2 (trang 57 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn.
Lời giải chi tiết:
a. Trình tự lập luận: Đi từ khái quát đến cụ thể, đi từ luận điểm lớn đến những luận cứ chứng minh cho luận điểm ấy.
b. Bố cục:
Có thể chia văn bản trích này thành hai phần:
- Phần thứ nhất là phần khái quát, từ đầu đến “thanh bạch, tuyệt đẹp”.
Ý chính của phần này: Giới thiệu, khẳng định lối sống giản dị của Hồ Chí Minh.
- Phần thứ hai là phần chứng minh, từ “Con người của Bác” đến hết.
Ý chính của phần này: Lí lẽ, dẫn chứng chứng minh cho luận điểm nêu trên.
Phần này lại có thể chia thành ba đoạn:
+ Đoạn 1: từ “Con người của Bác đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi”.
+ Đoạn 2: từ “Nhưng chớ hiểu lầm rằng” đến “thế giới ngày nay”.
+ Đoạn 3: từ “Giản dị trong đời sống” đến hết.
Câu 3
Câu 3 (trang 58 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi”.
a, Trong đoạn này, tác giả dùng phép lập luận nào là chủ yếu? Ngoài phép lập luận ấy, tác giả còn dùng phép lập luận nào nữa không?
b, Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
a. Phép lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn là: chứng minh.
- Điều đó chứng tỏ qua việc tác giả đã dùng dẫn chứng để minh họa cho luận điểm mà mình đưa ra.
- Bên cạnh phép lập luận chủ yếu đó, tác giả còn kết hợp sử dụng phép lập luận đánh giá, bàn luận ở câu “Ở việc làm nhỏ đó… người phục vụ” và phép lập luận bình luận ở câu “Cái nhà sàn của Bác… thanh bạch và tao nhã biết bao!”.
b. Những chứng cứ được sử dụng ở đây rất có sức thuyết phục vì:
- Tính chất của các chứng cứ: xác thực, đáng tin.
- Việc sử dụng, sắp xếp các chứng cứ: có logic, rành mạch, có tính tổng hợp.
Câu 4
Câu 4 (trang 58 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
“Bác Hồ sống giản dị thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”.
Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc về đức tính giản dị của Bác?
Lời giải chi tiết:
Những phép lập luận trong đoạn văn: “Bác Hồ sống đời sống giản dị … cao đẹp nhất”:
- Giải thích: “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú…”
- Bình luận: “Đời sống vật chất giản dị … cao đẹp nhất”.
Câu 5
Câu 5 (trang 59 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Hãy tìm một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác.
Lời giải chi tiết:
- Chẳng hạn Bác khuyên thanh niên:
Không có việc khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Bác chúc Tết nhân dân năm 1968.
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do.
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn.
- Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) Bác mở đầu bằng những lời rất giản dị: "Chúng ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm chiếm nước ta một lần nữa”.
=> Bác có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất nhưng khi hướng tới nhân dân đa số còn ít chữ nghĩa thì Bác viết rất dễ hiểu, rất giản dị.
dapandethi.vn