Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 92 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

(Câu 1, tr. 94, SGK)

Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu? Căn cứ vào đâu để kết luận?

Lời giải chi tiết:

- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn có tính chất kí sự nhưng thực tế là hư cấu, do tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.

- Căn cứ: Lúc ấy Va-ren chỉ mới chuẩn bị sang nước ta nhậm chức toàn quyền Đông Dương nên cuộc gặp gỡ tại nhà giam giữa Va-ren và cụ Phan Bội Châu vẫn chưa diễn ra.

Câu 2

Câu 2 (trang 92 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

(Câu 1, tr. 94, SGK)

Đọc kĩ đoạn đầu tác phẩm từ "Do sức ép của công luận" đến "Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù" và trả lời các câu hỏi sau:

a) Va-ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu?

b) Thực chất của lời hứa đó là gì?

Cụm từ "nửa chính thức hứa" và câu hỏi của tác giả "giả thử cứ cho rằng [...] sẽ "chăm sóc" vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao" có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va-ren?

Lời giải chi tiết:

a. Va-ren đã hứa: sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu một cách nửa chính thức.

b. Thực chất lời hứa đó là sự trì hoãn, bịp bợm và dối trá.

Câu 3

Câu 3 (trang 92 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Phân tích để làm rõ sự tương phản giữa hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu trong cuộc gặp gỡ giữa họ.

Lời giải chi tiết:

 

Phan Bội Châu

Va-ren

Vị trí

Là một người tù chính trị đang bị bắt giam

Là một Toàn quyền Đông Dương, ở vị thế cao

Ngôn ngữ

Im lặng dửng dung không đáp lại lời của Va-ren, mỉm cười khinh bỉ

Lời thoại nhiều, tất cả đều không có lời đáp

Bản chất

Là một chí sĩ yêu nước, không chịu khuất phục kẻ thù

Là kẻ bịp bợm, sẵn sàng phản bội tổ chức và thay đổi để có lợi cho bản than

Thái độ

Phan Bội Châu khinh bỉ tất cả những lời lẽ xảo trá, ti tiện

Tìm mọi cách để lôi kéo người chiến sẽ phản bội đất nước

Câu 4

Câu 4 (trang 93 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu dừng lại ở câu: "...chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu" thì có được không? Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện được nâng lên như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của câu chuyện sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có những lời bình vừa hóm hỉnh vừa sắc sảo của tác giả. Lời bình tạo nên sự khách quan (do có thêm lời của nhân chứng), từ đó tính cách và thái độ của Phan Bội Châu cũng được tô đậm, tư thế được nâng cao hơn.

Câu 5

Câu 5 (trang 94 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Ngoài ra, lại còn T.B (tái bút) với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời T.B này là gì? Có điều thú vị trong sự phối hợp giữa lời kết và T.B?

Lời giải chi tiết:

Lời tái bút là sự tô đậm thêm cho lời kết, hành động nhổ vào mặt tên Toàn quyền của Phan Bội Châu thể hiện rõ ràng hơn, quyết liệt hơn sự khinh ghét của Phan Bội Châu dành cho Va-ren. Tác giả đều dùng suy đoán có thể, nhưng cái “có thể” này lại là sự khẳng định cho điều chắc chắn.

Câu 6

Câu 6 (trang 94 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Giải thích nghĩa cụm từ "những trò lố" trong nhan đề tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm chính là có ý vạch trần những hành động lố lăng và bản chất xấu xa của Va-ren. Nó bóc trần những hành động giả tạo, kệch cỡm của tên toàn quyền.

dapandethi.vn