Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 51, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
a) Việc khẳng định cái riêng của mỗi người là điều cần thiết, bởi:
b) Trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ là vì:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ về bản thân, về mọi người xung quanh để trả lời.
Lời giải chi tiết:
a. Cái riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết. Bởi vì chính cái riêng, sự độc đáo trong mỗi con người sẽ làm cho một tập thể, cộng đồng trở nên phong phú.
b. Trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ vì chính những sự thấu hiểu, chia sẻ đó làm chúng ta trở nên gần gũi với nhau hơn.
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 52, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Sự khác nhau giữa hai đoạn văn:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai đoạn văn rồi điền vào bảng đã cho.
Lời giải chi tiết:
HỮNG VẤN ĐỀ CẦN XÁC ĐỊNH |
ĐOẠN (a) (SGK, tr.71) |
ĐOẠN (B) (SGK, tr.71,72) |
Nội dung của đoạn văn là gì? |
Bố Ni-cô-la cho rằng không cần sự giúp đỡ gì từ người hàng xóm, nên đã ngắt lời câu trả lời của cậu bé. |
Quan điểm của tác giả về sự phân chia hai loại khác biệt trên cơ sở chứng kiến những gì đã diễn ra. |
Mục đích của đoạn văn (kể chuyện, bộc lộ cảm xúc, miêu tả, thuyết phục, thuyết minh) là gì? |
Kể chuyện |
Thuyết phục |
Văn bản có đoạn văn được trích thuộc loại nào (văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin)? |
Văn bản tự sự |
Văn bản nghị luận |
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 52, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Hiểu biết của em về loại văn bản và nội dung của 3 văn bản đọc hiểu trong bài:
Lời giải chi tiết:
TÊN VĂN BẢN |
NỘI DUNG |
LOẠI VĂN BẢN |
|||
Văn bản thông tin |
Văn bản văn học |
Văn bản nghị luận |
|
||
Xem người ta kìa! |
Bài văn “Xem người ta kìa!” bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không hòa tan. |
X |
|
||
Hai loại khác biệt |
Văn bản “Hai loại khác biệt” đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa. |
X |
|
||
Bài tập làm văn |
Văn bản là câu chuyện vui vẻ về việc hai người cùng muốn giúp Ni-cô-la làm văn nhưng vì mâu thuẫn mà không thể thực hiện được. Qua bài, Ni-cô-la nhận ra, bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tính và độc đáo được. |
X |
|
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 53, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Hai hiện tượng được bàn trong hai văn bản nghị luận Xem người ta kìa! và Hai loại khác biệt:
Phương pháp giải:
Quan sát cuộc sống xung quanh, nảy ra các hiện tượng để trả lời.
Lời giải chi tiết:
+ Xem người ta kìa!: Cái riêng biệt của mỗi người cần được hòa nhập với cái chung của mọi người.
+ Tiếng cười không muốn nghe: Nhạo báng, chê bai người khác là một thói hư, tật xấu cần được sửa chữa trong xã hội.
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 53, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Trong 5 đề tài được nêu ở sách Ngữ văn 6, tập 2, trang 72, đề tài phù hợp với yêu cầu viết bài văn nghị luận là:
Lí do:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các đề tài trên và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trong các đề tài trên, theo em, những đề tài phù hợp với yêu cầu viết bài văn nghị luận là:
a. Trải nghiệm một chuyến đi biển cùng bố mẹ.
c. Bàn về ý nghĩa của việc trồng cây.
e. Vai trò của tình bạn.
Các đề tài này đều là những vẫn đề của xã hội, được xã hội quan tâm. Qua bài viết, phản ánh được thái độ, cách nhìn của người viết về vấn đề được đặt ra.
Bài tập 6
Bài tập 6 (trang 53, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Hiểu biết về bản thân và những người xung quang mà em rút ra được bài học Khác biệt và gần gũi:
Phương pháp giải:
Trả lời theo ý hiểu.
Lời giải chi tiết:
Trong cuộc sống, dù mọi cá thể có những nét riêng biệt về nhiều mặt, thì nhìn chung, giữa mọi người vẫn có những điểm tương đồng, gần gũi.
Bài tập 7
Bài tập 7 (trang 53, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Những kiến thức về loại văn bản nghị luận mà em thu nhận được từ bài học Khác biệt và gần gũi:
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về văn bản nghị luận.
Lời giải chi tiết:
Văn bản nghị luận là loại văn bản tập trung bàn bạc về một vấn đề rất gần gũi với đời sống, với mục đích thuyết phục người đọc về ý kiến của mình trước một vấn đề, hiện tượng gần gũi trong đời sống.