Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 19 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ
Phương pháp giải:
Xét về hình thức của văn bản.
Lời giải chi tiết:
+ Mặc dù có yếu tố tự sự nhưng “Chuyện cổ tích về loài người” vẫn là một bài thơ vì nhà thơ chỉ mượn phương thức tự sự để bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu thương dành cho trẻ thơ.
+ Về hình thức: mỗi dòng thơ có 5 tiếng, các dòng được sắp xếp theo khổ và không giới hạn số lượng dòng trong một bài.
+ Bài thơ sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ.
+ Mỗi dòng thơ đều được ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, tạo âm điệu nhịp nhàng.
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 19 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Những biến đổi kì diệu của thế giới sau khi trẻ con ra đời qua miêu tả của nhà thơ
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài thơ và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
- Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi sau khi trẻ con ra đời là:
+ mặt trời nhô cao.
+ màu xanh cỏ cây bắt đầu có
+ cây cao bằng gang tay
+ có lá cỏ và hoa
+ hoa có màu đỏ
+ chim bấy giờ sinh ra
+ có tiếng hót của chim trong và cao
+ có gió truyền âm thanh
+ có sông, có biển
+ biển sinh ý nghĩ, cá tôm, những cánh buồm
+ đám mây cho bóng rợp
+ có đường cho trẻ tập đi
→ Theo cảm nhận của nhà thơ, mỗi sự thay đổi trên thế giới đều bắt nguồn từ sự sinh ra của trẻ con. Các sự vật, hiện tượng xuất hiện đều để nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn.
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 19 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Điền vào sơ đồ những món quà tình cảm mà mẹ đã tặng cho trẻ
MẸ |
|
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ nói về mẹ.
Lời giải chi tiết:
MẸ |
|
Tình yêu |
Lời ru |
Bế bồng |
Chăm sóc |
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 20 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Những điều bà muốn gửi tới trẻ con qua những câu chuyện kể
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ nói về bà.
Lời giải chi tiết:
+ Tấm Cám, Thạch Sanh: Ước mơ về lẽ công bằng, người ở hiền sẽ gặp lành, ở ác sẽ bị quả báo.
+ Cóc kiện trời: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
+ Nàng tiên ốc, ba cô tiên: Lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp.
→ Những câu chuyện cổ tích đó mang đến cho trẻ thơ những bài học về triết lí sống nhân hậu, ở hiền gặp lành; là suối nguồn trong trẻo nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ.
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 20 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Những món quà tình cảm mà bố dành cho trẻ con
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ nói về bố.
Lời giải chi tiết:
- Những nét riêng trong tình cảm mà bố dành cho trẻ:
+ Nếu mẹ yêu thương trẻ, dành cho trẻ sự chăm sóc ân cần và lời ru ngọt ngào thì tình yêu của bố hiện qua sự truyền dạy những tri thức về thiên nhiên và cuộc sống.
+ Mẹ nuôi dưỡng cho trẻ trái tim ấm áp, yêu thương; Bà mang đến cho trẻ những bài học về triết lí sống nhân hậu, nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn. Bố giúp trẻ trưởng thành về trí tuệ.
Bài tập 6
Bài tập 6 (trang 20 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp thể hiện qua nhiều sự vật. Hãy điền vào sơ đồ dưới đây tên các sự vật theo thứ tự xuất hiện trong khổ thơ:
Sự vật 1 |
Sự vật 2 |
Sự vật 3 |
Sự vật 4 |
Sự vật 5 |
|
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn cuối và tìm ý.
Lời giải chi tiết:
Sự vật 1 |
Sự vật 2 |
Sự vật 3 |
Sự vật 4 |
Sự vật 5 |
Chữ viết |
Bàn ghê |
Lớp học |
Trường |
Thầy giáo |
Bài tập 7
Bài tập 7 (trang 20 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Những suy nghĩ mà nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi cho em
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nhan đề, xét theo ý nghĩa, hình thức văn bản và trình bày suy nghĩ.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ có nhan đề: “Chuyện cổ tích về loài người” gợi cho người đọc những liên tưởng về những câu chuyện ưởng tượng về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nguyên, giải thích nguồn gốc của loài người mang màu sắc hoang đường, kì ảo.
Bài tập 8
Bài tập 8 (trang 20 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Hoàn thành bảng sau đây:
Cách lí giải nguồn gốc loài người trong các câu chuyện mà em biết |
Cách lí giải nguồn gốc loài người trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người |
|
|
Nhận xét của em về cách lí giải của nhà thơ Xuân Quỳnh:
|
Phương pháp giải:
Nhớ lại các truyện cổ tích, truyền thuyết cũ và đưa ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Cách lí giải nguồn gốc loài người trong các câu chuyện mà em biết |
Cách lí giải nguồn gốc loài người trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người |
Con người sinh ra từ mẹ thiên nhiên, những vị thần, những sự tích… người lớn sinh ra trước rồi trẻ con mới ra đời từ sự chăm sóc của cha mẹ. |
Không phải người lớn mà là trẻ con được sinh ra trước nhất. Trẻ con chính là trung tâm của vũ trụ, vạn vật được sinh ra là vì trẻ em; những người thân như ông bà, bố mẹ được sinh ra là để che chở, yêu thương, nuôi dạy trẻ em khôn lớn thành người. |
Nhận xét của em về cách lí giải của nhà thơ Xuân Quỳnh: Sự khác biệt đó thể hiện tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em. Đồng thời gửi gắm thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em. |
Bài tập 9
Bài tập 9 (trang 21 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người:
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và chọn một đoạn thơ mình yêu thích nhất và viết.
Lời giải chi tiết:
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.