Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 55, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Những thông tin chủ yếu mà văn bản đưa đến:
Phương pháp giải:
Đọc toàn văn bản, tóm tắt ý chính của từng phần.
Lời giải chi tiết:
- Trái đất là một trong tám hành tinh của hệ Mặt Trời.
- Nước chiếm 2/3 bề mặt Trái đất. Nhờ có nước sự sống trên Trái đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.
- Trái đất là nơi cư ngụ của muôn loài. Tất cả mọi dạng tồn tại của sự sống đều tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học bí ẩn.
- Con người là đỉnh cao ỳ diệu của sự sống trên Trái đất. Con người là động vật bậc cao có tình cảm, ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực. Tuy nhiên, cũng chính con người đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến Trái đất bằng hành động khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi.
- Tình trạng của Trái đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương. Câu hỏi Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ là câu hỏi nhân loại không thể làm ngơ.
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 55, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Nội dung và chức năng của phần 2 ( “Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên trái đất).
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần 2.
Lời giải chi tiết:
- Phần 2 (“Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất) tập trung thông tin về vấn đề:
+ Trái đất là cái nôi của sự sống, nước bao phủ trên 2/3 bề mặt Trái đất: Nước trong các lòng đại dương, nước đông cứng thành những khối băng ở hai địa cực, nước tuôn chảy ở các sông ngòi khắp các hệ thống sông trên các lục địa.
+ Nếu không có nước thì Trái đất chỉ là một hành tinh khô chết. Nhờ có nước, sự sống trên khắp hành tinh vô cùng phong phú.
- Việc nói về vấn đề đó liên quan đối với hướng triển khai những nội dung khác ở các phần kế tiếp. Phần 3, phần 4 tác giả nêu vấn đề chính vì cuộc sống phát triển và vô cùng phong phú nhờ tài nguyên nước, nên các loài động vật cũng phát triển phong phú theo, nhất là động vật bậc cao - con người. Con người sẽ khai thác Trái đất để phục vụ những mục đích khác nhau. Trong đó có cả mục đích tích cực và tiều cực.
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 55, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Theo văn bản, sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất có các biểu hiện:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chỉ ra biểu hiện của sự kì diệu
Lời giải chi tiết:
- Có loài nhỏ bé với kích thước hiển vi: vi sinh vật.
- Có loài khổng lồ: cây bao báp, cá voi xanh, khủng long.
- Muôn loài tồn tại ở khắp nơi, trên các cánh rừng nguyên sinh, các đại dương bao la.
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 55, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Các lí lẽ, bằng chứng mà văn bản đã nêu lên để khẳng định con người là “đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất”:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Con người trên Trái Đất để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất vì:
- Con người có bộ não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực.
- Con người đã trực tiếp cải tạo bộ máy Trái Đất, khiến nó thay đổi để phục vụ cho con người.
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 56, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Trái Đất được gọi là “hành tinh xanh” vì các lí do chính sau:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Trái Đất – nơi cư ngụ của muôn loài để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Sự sống trên Trái Đất vô cùng phong phú và tồn tại ở khắp nơi:
- Có loài nhỏ bé với kích thước hiển vi: vi sinh vật.
- Có loài khổng lồ: cây bao báp, cá voi xanh, khủng long.
- Muôn loài tồn tại ở khắp nơi, trên các cánh rừng nguyên sinh, các đại dương bao la.
=> Tất cả muôn loài tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học của tự nhiên.
Bài tập 6
Bài tập 6 (trang 56, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Theo đoạn cuối của của văn bản, Trái Đất hiện đang đối mặt với những thách thức:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn cuối.
Lời giải chi tiết:
+ Người viết nói tới một số thảm họa do hành động “vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người” gây ra cho hành tinh này: con người đã tác động vào Trái đất, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá nhiều, một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tồn tại và phát triển sự sống trên Trái đất
+ Câu hỏi “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” xoáy sâu vào tình trạng Trái Đất hầu như đã huy động hết khả năng chịu đựng của mình trước những gì đã và đang diễn ra. Câu hỏi dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho con người về việc bảo vệ, giữ gìn hành tinh xanh.
Bài tập 7
Bài tập 7 (trang 56, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Điền các từ ngữ thích hợp vào 4 ô sau đây nhằm chứng minh văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống đã triển khai thông tin theo quan hệ nhân quả:
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, dựa vào các ý chính để điền vào các ô.
Lời giải chi tiết:
Bài tập 8
Bài tập 8 (trang 56, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Các căn cứ để xếp văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống vào loại văn bản thông tin:
Phương pháp giải:
Xem lại đặc trưng thể loại của văn bản thông tin.
Lời giải chi tiết:
Đây là một văn bản thông tin hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức. Văn bản có tính chặt chẽ, tập trung đưa tới những thông tin nhằm thuyết phục người đọc rằng Trái Đất hội đủ điều kiện để sự sống nảy sinh, phát triển và sự thực, sự sống đã nảy nở hết sức đa dạng.
Bài tập 9
Bài tập 9 (trang 56, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về chủ đề Để hành tinh xanh mãi xanh.
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và bám sát vấn đề đề bài yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Soi ngược vào những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ của đất nước trong thơ ca, chúng ta mới thấy mảnh đất chúng ta đang sinh sống hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi những hậu quả của ô nhiễm môi trường: mùa thu se se lạnh của Hà Nội bị thay thế bởi cái nóng oi bức mà dai dẳng của mùa hạ, mực nước biển dâng cao gây lũ lụt làm thiệt hại cả về người và của, một số sinh vật tuyệt chủng vì mất nơi sinh sống, không ít người tử vong vì ô nhiễm nguồn nước và không khí,… Thật đáng buồn khi người đầu độc nhân loại và các sinh vật khác trên hành tinh lại được coi là bộ phận sở hữu những phát minh vĩ đại làm thay đổi nền văn minh trên Trái đất. Vì vậy, để hành tinh xanh mãi xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi công dân trên hành tinh xanh này. Chúng ta phải cùng nhau chung tay thì mới có thể tạo ra tác động đủ lớn giúp đẩy lùi và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân và các sinh vật khác!