Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 34, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Để kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật, cần tiến hành các bước:
Phương pháp giải:
Xem lại phần chuẩn bị nói nghe trong SGK.
Lời giải chi tiết:
- Trước khi nói
+ Chuẩn bị nội dung nói: Đọc lại nhiều lần bài viết đã có của mình; Tóm tắt thành đề cương, đánh dấu những chi tiết, sự kiện quan trọng không thể bỏ qua.
+ Tập luyện: Tập luyện trước nhóm bạn hoặc người thân và nhờ họ nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói.
- Trình bày bài nói: Linh hoạt giọng kể, cử chỉ.
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 34, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Những chi tiết, sự kiện quan trọng và điều cần chú ý khi trình bày bài nói kể lại một truyện cổ tích bằng lời nhân vật:
Phương pháp giải:
Xem lại phần chuẩn bị nói nghe trong SGK.
Lời giải chi tiết:
- Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng: Ngôi thứ nhất.
- Chọn lời kể phù hợp: Cần xác định được giới tính, tuổi tác, địa vị,... của nhân vật đã lựa chọn lời kể phù hợp (cách xưng hô, dùng từ ngữ,...). Cần phù hợp với nội dung câu chuyện được kể, bối cảnh kể.
- Ghi những nội dung chính của câu chuyện
- Lập dàn ý.
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 35, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Những điều cần trao đổi giữa người nói và người nghe sau khi bài nói được thực hiện:
Phương pháp giải:
Xem lại phần chuẩn bị nói nghe trong SGK.
Lời giải chi tiết:
- Trao đổi lại với người nói về nội dung và cách trình bày câu chuyện.
- Nhận xét về bài kể (về nội dung hay cách thức kể chuyện) và đề xuất cách giải quyết theo hướng: Nếu là người nói, em sẽ kể những gì và kể như thế nào?
- Giải thích thêm về ý tưởng, cách tổ chức cốt truyện, cách đóng vai hoặc cách kể lại câu chuyện của mình; tiếp thu ý kiến góp ý về bài kể; nêu những ý tưởng, cách thức mới sau khi được nghe góp ý.
- Trao đổi lại với các ý kiến nhận xét của người nghe.