Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 14, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Những đề tài có thể viết theo yêu cầu của kiểu bài thuyết minh về một sự kiện:
Phương pháp giải:
Tìm các đề tài có thể viết theo yêu cầu của kiểu bài thuyết minh về một sự kiện.
Lời giải chi tiết:
- Lễ hội dân gian.
- Hội chợ xuân, chợ quê.
- Các hoạt động ở các trường học.
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 14, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Đề cương của bài viết sẽ thực hiện:
Phương pháp giải:
Dựa vào các gợi ý lập đề cương cho bài viết.
Lời giải chi tiết:
- Đề tài được chọn: Lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
- Vị trí người tường thuật và góc độ tường thuật: trực tiếp tham gia các hoạt động trong ngày hội.
- Hướng triển khai bài viết: trình bày diễn biến sự kiện theo trình tự thời gian.
- Giới thiệu khái quát về sự kiện (không gian, thời gian và đối tượng tham dự): Tại các vùng biển Bắc bộ, các ngư dân và du khách.
- Diễn biến sự kiện: lần lượt trình bày
+ Hoạt động đầu tiên và vài chi tiết đặc tả: Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển.
+ Hoạt động tiếp theo với các nhân vật nổi bật: Những hoạt động của lễ hội cầu ngư.
+ Hoạt động chính với toàn bộ bối cảnh: lễ rước ông và các hoạt động lễ hội.
+ Hoạt động kết thúc sự kiện: Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
- Đánh giá về sự kiện (ý nghĩa đối với cộng đồng và đối với riêng người tường thuật): Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 15, VTH Ngữ văn 6, tập 2)
Tự đánh giá về bài viết đã hoàn thành theo những yêu cầu chung của kiểu bài:
Phương pháp giải:
Đọc lại bài viết để tự đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Hoàn thành bài viết, đảm bảo đúng đủ ý.