Bài 1
Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 có hình vẽ một sân vận động hình chữ nhật có chiều dài 15cm, chiều rộng 12cm. Hỏi :
a) Chu vi sân vận động bằng bao nhiêu mét ?
b) Diện tích sân vận động bằng bao nhiêu mét vuông ?
Phương pháp giải:
- Chiều dài thực tế = chiều dài trên bản đồ nhân với 1000.
- Chiều rộng thực tế = chiều rộng trên bản đồ nhân với 1000.
- Đổi chiều dài và chiều rộng thực tế sang đơn vị đo là mét.
- Chu vi = (chiều dài + chiều rộng) x 2.
- Diện tích = chiều dài x chiều rộng.
Lời giải chi tiết:
a) Chiều dài thực của sân vận động là :
15 × 1000 = 15000 (cm)
15000cm = 150m
Chiều rộng thực của sân vận động là :
12 × 1000 = 12000 (cm)
12000cm = 120m
Chu vi sân vận động là :
(150 + 120) × 2 = 540 (m)
b) Diện tích sân vận động là :
150 × 120 = 18000 (m2)
Đáp số : a) 540m ;
b) 18000m2.
Bài 2
Tính diện tích mảnh đất hình vuông có chu vi là 60m.
Phương pháp giải:
- Tính độ dài cạnh \(=\) chu vi \(: 4\).
- Tính diện tích \(=\) cạnh \(\times\) cạnh.
Lời giải chi tiết:
Cạnh của mảnh đất hình vuông là :
60 : 4 = 15 (m)
Diện tích mảnh đất hình vuông là :
15 × 15 = 225 (m2)
Đáp số : 225m2.
Bài 3
Một thửa ruộng trồng lúa hình chữ nhật có chiều dài 120m, chiều rộng bằng \( \dfrac{2}{5}\) chiều dài. Biết rằng trên thửa ruộng đó, cứ 100m2 thu hoạch được 60kg thóc. Hỏi người thu hoạch được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam thóc trên thửa ruộng đó ?
Phương pháp giải:
- Tính chiều rộng = chiều dài × \( \dfrac{2}{5}\).
- Tính diện tích = chiều dài × chiều rộng.
- Tính số thóc thu được = 60kg × (diện tích : 100).
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Chiều dài: 120m
Chiều rộng: \( \dfrac{2}{5}\) chiều dài
100m2 : 60kg
Thửa ruộng: ... kg?
Bài giải
Chiều rộng thửa ruộng hình chữ nhật là :
120 × \( \dfrac{2}{5}\) = 48 (m)
Diện tích thửa ruộng đó là :
120 × 48 = 5760 (m2)
Trên thửa ruộng đó người ta thu hoạch được tất cả số ki-lô-gam thóc là :
(5760 : 100) x 60 = 3456 (kg)
Đáp số : 3456kg thóc.
Bài 4
Hình thang ABCD có chiều cao bằng chiều rộng của hình chữ nhật MNPQ. Biết hai hình đó có diện tích bằng nhau và có kích thước như hình dưới đây. Tính chiều cao của hình chữ nhật.
Phương pháp giải:
- Quan sát hình vẽ ta thấy chiều cao hình thang bằng chiều rộng hình chữ nhật và bằng 10cm.
- Tính diện tích hình thang ABCD = (đáy lớn + đáy bé) × chiều cao : 2.
- Từ điều kiện hai hình có diện tích bằng nhau ta tìm được diện tích hình chữ nhật.
- Tính chiều dài hình chữ nhật = diện tích : chiều rộng.
Lời giải chi tiết:
Chiều cao hình thang bằng chiều rộng hình chữ nhật và bằng 10cm.
Diện tích hình thang là :
(8 + 16) × 10 : 2 = 120 (cm2)
Hai hình đó có diện tích bằng nhau nên diện tích hình chữ nhật là 120cm2.
Chiều dài hình chữ nhật là :
120 : 10 = 12 (cm)
Đáp số : 12cm.
dapandethi.vn