Bài 1
Một khu vườn trồng cây ăn quả hình chữ nhật có chiều rộng 80m. Chiều dài bằng \(\displaystyle {3 \over 2}\) chiều rộng
a) Tính chu vi khu vườn đó.
b) Tính diện tích khu vườn đó với đơn vị đo là mét vuông, là héc-ta.
Phương pháp giải:
- Tính chiều dài = chiều rộng \(\times \,\dfrac{3}{2}\).
- Tính chu vi = (chiều dài + chiều rộng) \(\times \,2\).
- Tính diện tích = chiều dài \(\times\) chiều rộng.
Lời giải chi tiết:
a) Chiều dài khu vườn là :
80 \(\displaystyle \times {3 \over 2} \) = 120 (m)
Chu vi khu vườn là :
(80 + 120) × 2 = 400 (m)
b) Diện tích khu vườn là :
80 × 120 = 9600 (m2)
9600m2 = 0,96ha
Đáp số : a) 400m ;
b) 9600m2 ; 0,96ha.
Bài 2
Cho hình bên, hãy tính diện tích :
a) Hình vuông ABCD
b) Phần đã tô đậm của hình vuông.
Phương pháp giải:
- Tính độ dài cạnh hình vuông : 4 + 4 = 8cm.
- Diện tích hình vuông ABCD = cạnh × cạnh.
- Diện tích hình tròn tâm O = bán kính × bán kính × 3,14.
- Diện tích phần tô đậm của hình vuông = Diện tích hình vuông ABCD – Diện tích hình tròn có bán kính là 4cm.
Lời giải chi tiết:
a) Độ dài cạnh hình vuông ABCD là :
4 + 4 = 8 (cm)
Diện tích hình vuông ABCD là :
8 × 8 = 64 (cm2)
b) Diện tích hình tròn tâm O là :
4 × 4 × 3,14 = 50,24 (cm2)
Diện tích phần tô đậm của hình vuông là :
64 – 50,24 = 13,76 (cm2)
Đáp số : a) 64cm2 ;
b) 13,76cm2
Bài 3
Một hình vuông cạnh 10cm có diện tích bằng diện tích của một hình tam giác có chiều cao 10cm. Tính độ dài cạnh đáy của hình tam giác.
Phương pháp giải:
- Diện tích hình vuông ABCD = cạnh × cạnh.
- Từ công thức : Diện tích tam giác = độ dài đáy × chiều cao : 2, ta suy ra :
Độ dài đáy : Diện tích × 2 : chiều cao.
Lời giải chi tiết:
Diện tích hình vuông là :
10 × 10 = 100 (cm2)
Vì hình vuông và hình tam giác có diện tích bằng nhau nên diện tích hình tam giác là 100cm2.
Cạnh đáy hình tam giác là :
100 × 2 : 10 = 20 (cm)
Đáp số : 20cm.
Bài 4
Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 có sơ đồ một mảnh đất hình thang với kích thước như hình bên. Tính diện tích mảnh đất đó với đơn vị đo là mét vuông.
Phương pháp giải:
- Tính độ dài thật của đáy lớn, đáy bé, chiều cao của mảnh đất bằng cách lấy đáy lớn, đáy bé, chiều cao trên bản đồ nhân với \(1000\).
- Đổi số đo độ dài vừa tìm được sang đơn vị mét.
- Tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho \(2\).
Lời giải chi tiết:
Độ dài thật của đáy lớn là :
6 × 1000 = 6000 (cm)
6000cm = 60m
Độ dài thật của đáy nhỏ là :
4 × 1000 = 4000 (cm)
4000cm = 40m
Độ dài thật của chiều cao là :
4 × 1000 = 4000 (cm)
4000cm = 40m
Diện tích thật của mảnh đất hình thang là:
(60 + 40) × 40 : 2 = 2000 (m2)
Đáp số : 2000m2.
dapandethi.vn