Bài 1
Viết tiếp các điểm vào chỗ chấm:
a) Trong hình bên có :
- Ba điểm …, …, … thẳng hàng.
- Ba điểm …, …, … thẳng hàng.
- Ba điểm …, …, …thẳng hàng.
- Ba điểm …, …, …thẳng hàng.
b)- M là điểm ở giữa hai điểm … và …
- O là điểm ở giữa hai điểm … và … hoặc ở giữa hai điểm … và …
- N là điểm ở giữa hai điểm … và …
Phương pháp giải:
Nhẩm lại kiến thức về điểm ở giữa vừa học, quan sát hình đã cho rồi điền tên điểm thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
a) Trong hình bên có :
- Ba điểm A, M, B thẳng hàng.
- Ba điểm D, N, C thẳng hàng.
- Ba điểm D, O, B thẳng hàng.
- Ba điểm M, O, N thẳng hàng.
b)- M là điểm ở giữa hai điểm A và B
- O là điểm ở giữa hai điểm M và N (hoặc ở giữa hai điểm D và B)
- N là điểm ở giữa hai điểm D và C
Bài 2
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Phương pháp giải:
- Vận dụng kiến thức : M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M nằm giữa A, B và MA = MB.
- Điền Đ hoặc S thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Viết tiếp chữ thích hợp vào chỗ chấm :
a) - Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm …
- M là … của đoạn thẳng CD.
- N là … của đoạn thẳng EG.
- I là trung điểm của đoạn thẳng ...
b) Trong các đoạn thẳng AB, CD, EG và HK :
- Hai đoạn thẳng có độ dài lớn nhất là : …
- Hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau là …
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về trung điểm của một đoạn thẳng rồi điền tiếp vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
a)
- Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm O
- M là trung điểm của đoạn thẳng CD.
- N là trung điểm của đoạn thẳng EG.
- I là trung điểm của đoạn thẳng HK.
b) Trong các đoạn thẳng AB, CD, EG và HK :
- Đoạn thẳng có độ dài lớn nhất là : EG.
- Hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau là CD và HK.
Bài 4
Xem hình vẽ ở bài 3 rồi vẽ tiếp một nửa hình còn lại :
Phương pháp giải:
Dùng bút chì và thước kẻ, nối các điểm đã cho để tạo thành hình giống với hình của bài 3 (giống hình bình hoa)
Lời giải chi tiết:
dapandethi.vn