Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8: “Học đi đôi với hành” và cần “Theo điều học mà làm” (Bàn luận về phép học). Em hãy viết một bài văn nghị luận để làm rõ quan điểm trên.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

1. Bài thơ Tẩu lộ (phần phiên âm) được Hồ Chí Minh viết theo thể loại nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt.

B. Lục bát.

C. Song thất lục bát.

D. Thất ngôn bát cú Đường luật.

2. Bài thơ Đi đường được Hồ Chí Minh viết vào thời kì nào?

A. Thời kì Bác bị giam ở nhà lao Tưởng Giới Thạch.

B. Thời kì Bác sống ở chiến khu Việt Bắc.

C. Thời kì kháng chiến chống Pháp.

D. Thời kì kháng chiến chống Mĩ.

3. Nội dung tư tưởng của bài thơ là gì?

A. Niềm vui khi vượt qua những trở ngại khó khăn trên đường đi.

B. Nỗi chua xót vì cảnh lao tù khổ sai.

C. Bài học triết lí về đường đời.

D. Tinh thần lạc quan cách mạng trong mọi hoàn cảnh.

4. Câu thơ nào trong bài thơ diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ, thử thách?

A. Câu 1              B. Câu 2

C. Câu 3              D. Câu 4

5. Nội dung nào dưới đây không thể hiện tư thế của chủ thể trữ tình trong bài thơ trên?

A. Đang tư duy, triết lí trước cảnh núi non hùng vĩ.

B. Đang ẩn mình trong thiên nhiên hùng vĩ.

C. Đang vượt qua núi cao trập trùng với lòng quyết tâm cao.

D. Đang đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tinh thần làm chủ.

6.: Ý nào nói đúng nhất tâm trạng của tác giả được thể hiện ở hai câu thơ cuối?

A. Mệt mỏi vì phải trải qua chặng đường đầy gian lao, vất vả.

B. Thanh thản, ung dung vì đã đạt được đỉnh cao của sự thắng lợi.

C. Kiêu hãnh vì đã được đứng trên tất cả mọi người.

D. Sảng khoái vì đã thoát khỏi những thử thách trên đường đi.

7. Câu thơ “Đi đường mới biết gian lao” thể hiện hành động nói nào?

A. Hành động hứa hẹn.

B. Hành động bộc lộ cảm xúc.

C. Hành động điều khiển.

D. Hành động trình bày.

8. Câu thơ “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” thuộc loại câu nào?

A. Câu nghi vấn

B. Câu trần thuật

C. Câu cảm thán

D. Câu cầu khiến

9. Câu thơ nào trực tiếp nêu lên suy nghĩ của chủ thể trữ tình bài thơ?

A. Câu 1              B. Câu 2

C. Câu 3              D. Câu 4

1.0: Có thể thay từ “gian lao” trong bài thơ trên bằng từ nào sau đây?

A. Vất vả              B. Phức tạp

C. Khó khăn         D. Nghiệt ngã

1.1: Trong phần phiên âm, từ “trùng san” được lặp lại mấy lần?

A. Hai lần

B. Ba lần

C. Bốn lần

D. Không lặp lần nào

1.2: Biện pháp nghệ thuật nào dưới đây được sử dụng trong bài thơ trên?

A. So sánh, nhân hoá

B. Ẩn dụ, liêt kê

C. Ấn dụ, điệp ngữ.

D. Nhân hoá, hoán dụ

II. PHẦN TỰ  LUẬN: (7đ)

1. (2đ)

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có một đoạn trích rất hay viết về tấm lòng yêu nước căm thù giặc của vị chủ tướng. Chép đoạn trích đó và nêu cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn này.

2. (5đ)

“Học đi đôi với hành” và cần “Theo điều học mà làm” (Bàn luận về phép học),

Em hãy viết một bài văn nghị luận để làm rõ quan điểm trên.


I. Phần trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

A

A

C

B

B

B

7

8

9

10

11

12

D

B

A

C

A

C

II. Phần tự luận:

1.

–  Đoạn trích viết về tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của vị chủ tướng trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đèm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”

– Cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn:

      + Sử dụng từ ngữ diễn tả nỗi đau đớn, đắng cay, tủi nhục trước hành động tham tàn của sứ giặc: “ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”.

      + Sử dụng động từ mạnh: “xả thịt”, “lột da”, “nuốt gan”, “uống máu” diễn tả lòng căm thù giặc sôi sục.

      + Lối nói thậm xưng: “trăm thân”, “nghìn xác”, “phơi ngoài nội cỏ”, “gói trong da ngựa” biểu thị khí phách anh hùng.

⟶ Diễn tả sự căm tức, lòng căm thù giặc sục sôi, quyết không dung tha cho lũ giặc: “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Một tư thế hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

2.

Dàn ý tham khảo

1. Mở bài

– “Học phải đi đôi với hành”. “Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy ”, “Theo điều học mà làm”.

– Lời dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của mỗi người.

2. Thân bài

a/ Giải thích khái niệm “học”, “hành”:

– Học là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm nói chung, là trau dồi kiến thức để mở mang trí tuệ cho con người.

– Hành: là thực hành, ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn đời sống.

– Học và hành có mối quan hệ biện chứng, là quá trình thống nhất để có kiến thức, trí tuệ.

b/ Học phải đi đôi với hành:

– Học với hành phải đi đôi với nhau, không tách rời nhau.

– Nếu chỉ có học kiến thức, lí thuyết mà không áp dụng thực tế thì học không có tác dụng.

– Nếu hành mà không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng dẫn đến làm việc mò mẫm, sẽ lúng túng, trở ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa. (dẫn chứng minh hoạ trong học tập…).

c/  Phương pháp học của người học sinh

– Động cơ thái độ học tập:

+ Học ở trường: Học lí thuyết kết hợp với luyện tập. Học phải chuyên cần, chăm chỉ.

+ Mở rộng ra còn phải học ở sách vở, học ở bạn bè, học trong cuộc sống.

– Tránh tư tưởng sai lầm học cốt thi đỗ lấy bằng cấp là đủ. Đó là lối học hình thức.

– Cần học suốt đời, học không bao giờ dừng:

“Học, học nữa, học mãi”

(Lê Nin)

3.  Kết bài

– “Học đi đôi với hành” là phương pháp học tập đúng đắn.

– Suy nghĩ bản thân về vấn đề.