1.(3,0đ)
a) Giới thiệu tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương.
b) Hãy chỉ ra cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn trích miêu tả “con thuyền đánh cá ra khơi”.
2. (2,0đ)
So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
– Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
– Thầy em hãy cố dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
3. (5,0đ)
Bác Hồ đã dạy: “Việc học là công việc suốt đời”.
Em hãy giải thích lời dạy trên và chứng minh đó là một quan niệm đúng đắn.
1.
– Trình bày về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương.
+ Tế Hanh (1921 – 2009) tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Ông có mặt trong phong trào Thơ mới ở chặng cuối (1940 – 1945) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết.
+ Sau năm 1945, Tế Hanh bền bỉ sáng tác nhằm phục vụ cách mạng kháng chiến. Ông được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương ta thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.
+ Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: các tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960),….
+ Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài Quê hương là sự mở đầu. Bài thơ này rút trong tập Nghẹn ngào (1939), sau được in lại trong tập Hoa niên, xuất bản năm 1945.
– Chỉ ra cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn trích miêu tả “con thuyên đánh cá ra khơi”.
+ So sánh: con thuyền – con tuấn mã: hăng, phăng.
+ Nhân hoá: Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Cánh buồn trở thành máu thịt, là linh hồn của làng theo thuyền ra khơi, trở thành biểu tượng của người dân làng chài.
2.So sánh hai câu văn đã cho:
– Câu “Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!” là câu cầu khiến không có chủ ngữ thể hiện thái độ thương cảm, xót thương.
– Câu “Thầy em hãy cố dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!” cũng là câu cầu khiến có dấu chấm than cuối câu nhưng có thêm chủ ngữ tạo ngữ điệu cầu khiến, thể hiện tình yêu thương chăm sóc chu đáo của chị Dậu, câu nói tình cảm, dịu dàng.
3.
+ Lời dạy của Bác có ý khuyên chúng ta phải luôn học hỏi không ngừng, học hỏi suốt đời trong nhà trường và ngoài xã hội.
+ Đây là quan niệm đúng đắn nhất vì kiến thức nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người như giọt nước.