Đề bài
Câu 1. Nguyên nhân nào làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam ? Cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng sinh học ?
Câu 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn ?
Câu 3. Lớp thú có vai trò như thế nào trong đời sống con người? Cần làm gì để bảo vệ các loài thú có ích ?
Câu 4. Hãy nêu đặc điểm chung của lớp cá ?
Câu 5. Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da ?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1
- Nguyên nhân:
+ Nạn phá rừng, du canh, di dân… → làm mất môi trường sống của động vật.
+ Săn bắt buôn bán động vật hoang dại, sử dụng thuốc trừ sâu, chất thải nhà máy….
- Biện pháp bảo vệ:
+ Cấm: Đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật.
+ Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
Câu 2
* Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn:
- Cơ thể hình thoi → giảm sức cản của gió.
- Chi trước biến thành cánh → quạt không khí để bay.
- Chi sau có bốn ngón, 3 ngón trước và 1 ngón sau → thích nghi sự bay và đậu.
- Mình có lông vũ bao phủ, nhẹ, xốp:
+ Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → tăng diện tích cánh và đuôi.
+ Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → đầu chim nhẹ.
- Cổ dài, khớp đầu với thân → cử động đầu linh hoạt.
Câu 3
* Vai trò của thú:
- Làm thực phẩm: trâu, bò, lợn
- Làm thuốc: Nhung hươu, nai
- Làm đồ mĩ nghệ: da, lông hổ báo
- Làm sức kéo: Trâu, bò
- Tiêu diệt gặm nhấm: Chồn, cầy
- Cung cấp da, lông: bò, cừu
* Con người cần:
+ Cấm: Đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật.
+ Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
Câu 4
- Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
+ Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Thụ tinh ngoài.
+ Là động vật biến nhiệt.
Câu 5
Vì:
+ Phổi cấu tạo đơn giản.
+ Hô hấp qua da là chủ yếu.
Nguồn: sưu tầm
dapandethi.vn