Đề bài

Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn?

Câu 2. Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác so với ếch?

Câu 3.

a. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động ban ngày của chim.

b. Vì sao hiện nay động vật có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng? Cần phải có những biện pháp nào để bảo vệ động vật?

Câu 4. Chủ nhật tuần qua, gia đình bạn Nam đi chơi sở thú trên Thành phố Hồ Chí Minh, vào sở thú Nam thấy rất nhiều động vật được nuôi, nhốt trong chuồng. Nào là lợn rừng, voi, hổ, báo, ngựa, hươu, tê giác, hà mã... trông thật đẹp mắt và chúng rất dễ thương. Em hãy sắp xếp những động vật trên thuộc lớp thú thành 2 nhóm: nhóm thú guốc lẻ và nhóm thú guốc chẵn?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1

Đặc điểm, cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn:

- Chim có thân hình thoi làm giảm sức cản của không khí, cơ thể được phủ bằng lông vũ, nhẹ, xốp có hệ thống túi khí làm cho cơ thể chim nhẹ

- Chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có xương bàn dài thích nghi với đời sống bay lượn.

- Các ngón chân có vuốt sắc, ba ngón hướng phía trước, một ngón hướng phía sau thích nghi với sự bám vào cành cây, sự cất cánh và hạ cánh.

Câu 2 

* Hệ tuần hoàn của thằn lằn có đặc điểm giống và khác so với ếch:

- Giống: Có 2 vòng tuần hoàn

- Khác: Tim 3 ngăn nhưng tâm thất có vách hụt nên máu ít pha hơn.

Câu 3 

a. Nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày vì lưỡng cư bắt sâu bọ (phá hoại mùa màng ) về ban đêm còn chim lại bắt các loại sâu về ban ngày. 

b. Động vật có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng vì:

- Do con người làm mất môi trường sống của động vật, săn bắt, tiêu diệt động vật bừa bãi...

* Biện pháp: Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, cấm săn bắt động vật, chống ô nhiễm môi trường…

Câu 4 

- Bộ guốc lẻ: Tê giác, ngựa, voi, báo, hổ, hà mã.

- Bộ guốc chẵn: Lợn rừng, hươu.

Nguồn: sưu tầm

dapandethi.vn