Đề bài
Câu 1. Có cơ hoành là đặc điểm của loài nào?
A. Ếch đồng. B. Thằn lằn.
C. Thỏ. D. Chim bồ câu
Câu 2. Chim bồ câu có bao nhiêu túi khí?
A. 1 B. 5
C. 7 D. 9
Câu 3. Động vật nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần với trâu rừng nhất?
A. Thằn lằn bóng đuôi dài.
B. Chim bồ câu.
C. Ngựa vằn.
D. Cá chép.
Câu 4. Vì sao nói cá chép thường đẻ trứng với số lượng lớn?
A. Vì hiệu suất thụ tinh của cá chép rất cao.
B. Vì số lần đẻ trứng ít nên mỗi lần phải đẻ nhiều trứng.
C. Vì đẻ nhiều trứng sẽ làm tăng nhanh số lượng cá thế.
D. Vì môi trường ngoài có nhiều yếu tố bất lợi nên cá đẻ nhiều trứng để tăng khả năng thụ tinh.
Câu 5. Động vật nào dưới đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?
A. Cá chép. B. Châu chấu.
C. Thủy tức. D. Giun đất.
Câu 6. Ngành động vật nào dưới đây có cơ quan phân hóa phức tạp nhất?
A. Chân khớp.
B. Ruột khoang.
C. Động vật nguyên sinh.
D. Động vật có xương sống.
Câu 7. Hiện nay, loài chim nào có kích thước lớn nhất thế giới?
A. Đà điểu châu phi.
B. Chim cánh cụt hoàng đế.
C. Bồ nông châu Úc.
D. Kền kền.
Câu 8. Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loại động thực vật là?
A. Do sự phun trào núi lửa.
B. Do thiên tai, dịch bệnh bất thường.
C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
D. Do hoạt động của con người.
Câu 9. Biện pháp đấu tranh sinh học có ưu điểm nào dưới đây?
A. Nhanh chóng tiêu diệt hết sinh vật gây hại.
B. Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường.
C. Đơn giản, dễ thực hiện.
D. Tiết kiệm chi phí.
Câu 10. Thời xưa, khi phương tiện liên lạc còn chưa phát triển, con người thường nhờ động vật nào sau đây làm phương tiện đưa thư. Hay chúng còn được mệnh danh là các “ bưu tá viên”?
A. Bồ câu. B. Chim ưng
C. Chim đại bàng. D. Chim sẻ.
Câu 11. So sánh hệ tuần hoàn của Lưỡng Cư, Bò Sát, Chim, Thú?
Câu 12. Vì sao nói thú là động vật xương sống có tổ chức cao nhất?
Câu 13. Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
D |
C |
D |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
A |
D |
B |
A |
Câu 1
Cơ hoành có ở lớp Thú. (cơ hoành ngăn cách khoang ngực và khoang bụng).
Chọn C
Câu 2
Chim bồ câu có 9 túi khí (SGK Sinh 7 trang 140).
Chọn D
Câu 3
Trâu rừng và ngựa vằn đều thuộc bộ Móng guốc, lớp Thú.
Thằn lằn thuộc lớp Bò sát
Cá chép thuộc lớp Cá
Chim bồ câu thuộc lớp Chim.
Chọn C
Câu 4
Cá chép thường đẻ trứng với số lượng lớn vì chúng thụ tinh ngoài, môi trường ngoài có nhiều yếu tố bất lợi nên cá đẻ nhiều trứng để tăng khả năng thụ tinh.
Chọn D
Câu 5
Cá chép hô hấp bằng mang.
Châu chấu hô hấp bằng ống khí.
Thủy tức, giun đất hô hấp bằng bề mặt cơ thể.
Chọn B
Câu 6
Ngành Động vật có xương sống có cấu tạo cơ quan, cơ quan phân hóa phức tạp nhất.
Chọn D
Câu 7
Đà điểu châu phi là loài chim có kích thước lớn nhất thế giới.
Chọn A
Câu 8
Nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loại động thực vật là: hoạt động của con người như khai thác không hợp lí, không bảo tồn, hoạt động của con người gây ô nhiễm, phá hoại môi trường sống của sinh vật.
Chọn D
Câu 9
Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm: Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.
Biện pháp đấu tranh sinh học có ưu điểm: Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường.
Chọn B
Câu 10
Thời xưa, khi phương tiện liên lạc còn chưa phát triển, con người thường dùng bồ câu để đưa thư.
Chọn A
Câu 11:
Câu 12
**Nói thú là động vật xương sống có tổ chức cao nhất vì:
- Có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ.
- Có lông mao bao phủ cơ thể.
- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
- Tim 4 ngăn, là động vật hằng nhiệt.
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.
Câu 13
* Lợi ích của đa dạng sinh học:
- Cung cấp thực phẩm → nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người
- Dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị
- Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo
- Trong chăn nuôi: làm giống, thức ăn gia súc
- Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, giá trị xuất khẩu
* Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học:
- Đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi
- Khai thác gỗ, lâm sản bừa bãi, lấy đất nuôi thủy sản, du canh, du cư
- Ô nhiễm môi trường
* Bảo vệ đa dạng sinh học:
- Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi
Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài.
Nguồn: sưu tầm
dapandethi.vn