Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Ruột tịt ở thỏ có vai trò gì ?

A. Hấp thụ chất dinh dưỡng

B. Tham gia tiêu hoá mỡ

C. Tiêu hoá chất xenlulôzơ

D. Tái hấp thu nước

Câu 2. Đại diện nào sau đây trong lp Lưỡng có vai trò chữa bệnh suy dinh dưỡng ?

A. Cóc (nhựa cóc)

B. Cóc (bột cóc)

C. Ếch đồng

D. Ễnh ương

Câu 3. Thằn lằn bóng đuôi dài được bao bọc bởi lớp da khô có vảy sừng có tác dụng:

A. Bảo vệ cơ thể

B. Ngăn cản sự thoát hơi nước

C. Giữ ấm cơ thể

D. Giúp di chuyển dễ dàng trên cạn

Câu 4. Lp động vật phát trin nhiều nhất về số lưng loài là:

A. Thú                            B. Chim

C. Sâu bọ                       D. Cá

Câu 5. Người ta sử dụng sinh vật nào sau đây trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại ?

A. Diều hâu ăn chuột về ban ngày

B. Rắn sọc dưa ăn chuột về ban ngày

C. Cóc ăn sâu bọ về ban đêm

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 6. Người ta sử dụng sinh vật nào sau đây gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại ?

 

A. Vi khuẩn Calixi và Myoma

B. Bướm đêm

C. Ong mắt đỏ

D. Câu B và C đều đúng

II. T LUẬN (7 điểm)

Câu 1. Nêu đc điểm chung của lp Lưỡng cư.

Câu 2. So sánh hệ tuần hoàn của thằn lằn vói ếch

Câu 3. Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.

Câu 4. Hãy minh hoạ bằng những ví dụ cụ th về vai trò của thú.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)     

1

2

3

4

5

6

C

B

B

C

D

A

Câu 1. Ruột tịt ở thỏ có vai trò: Tiêu hoá chất xenlulôzơ

Chọn C

Câu 2. Cóc (bột cóc) có vai trò chữa bệnh suy dinh dưỡng

Chọn B

Câu 3. Thằn lằn bóng đuôi dài được bao bọc bởi lớp da khô có vảy sừng có tác dụng: Ngăn cản sự thoát hơi nước

Chọn B

Câu 4. Lp động vật phát trin nhiều nhất về số lưng loài là: Sâu bọ

Chọn C

Câu 5. Người ta sử dụng cả ba ý A, B, C trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại

Chọn D

Câu 6. Người ta sử dụng Vi khuẩn Calixi và Myoma gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

Chọn A

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư:

Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:

- Da trần và ẩm ướt

- Di chuyển bằng bốn chi

- Hô hấp bằng phổi và da

- Có hai vòng tuần hoàn, tim ba ngăn, tâm thất chứa máu pha

- Là động vật biến nhiệt

- Sinh sản trong môi trường nước

- Thụ tinh ngoài

- Nòng nọc phát triển qua biến thái.

Câu 2: So sánh hệ tuần hoàn của ếch và thằn lằn

Ếch

Thằn lằn

- Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất)

- 2 vòng tuần hoàn kín

- Máu pha nhiều

- Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất) nhưng có thêm vách ngăn hụt ngăn tâm thất.

- 2 vòng tuần hoàn kín

- Máu pha ít

Câu 3. Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.

- Chim phân tính

- Thụ tinh trong

- Đẻ trứng (số lượng: 2 trứng)

- Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng

- Trứng có vỏ đá vôi bao bọc

- Chim mới nở chưa mở mắt, được chim bố mẹ mớm nuôi bằng sữa diều.

- Có cơ quan giao phối tạm thời

Câu 4. Minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú:

- Cung cấp nguồn dược liệu quý như: sừng, nhung của hươu nai, xương (hổ, gấu...), mật gấu.

- Nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị: da, lông (hổ, báo…), ngà voi, sừng (tê giác, trâu, bò….), xạ hương (tuyến xạ hươu xạ, cầy giông, cầy hương)

- Vật liệu thí nghiệm (chuột nhắt, chuột lang, khỉ...)

- Thực phẩm: gia súc (lợn, bò, trâu...)

- Cung cấp sức kéo quan trọng: trâu, bò, ngựa, voi...

- Nhiều loài thú ăn thịt như chồn, cầy, mèo rừng,... có ích vì đã tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.

 

dapandethi.vn