Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH

1. Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện, đại diện cho sự đồi bại trong xã hội Truyện Kiều

2. Tác giả đã phân tích ý kiến của mình như sau:

- Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại bất chính

- Sở Khanh là kẻ đồi bại nhất trong những kẻ làm cái nghề đồi bại, bất chính

- Sau khi lừa bịp hắn còn trở mặt một cách tráo trở.

- Đặc biệt, cái hành động lừa bịp, tráo trở này là hành động thường xuyên của hắn, khiến hắn thậm chí trở thành một tay nổi tiếng bạc tình.

3. Đoạn trích có sự kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lập luận phân tích và tổng hợp

4. Một số đối tượng phân tích trong văn nghị luận như:

- Nghị luận xã hội: thói hư tật xấu trong xã hội, đức tính tốt đẹp,…

- Nghị luận văn học: phân tích tính cách nhân vật trong tác phẩm, phân tích quan điểm của tác giả,…

5.

- Phân tích trong văn nghị luận là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét một cách kỹ càng nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng, nêu lên bản chất của đối tượng. Mục đích của phân tích là làm sáng tỏ ý kiến, quan niệm nào đó.

- Yêu cầu của một lập luận phân tích:

+ Xác định vấn đề phân tích.

+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.

+ Khái quát tổng hợp.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Tìm hiểu các quan hệ làm cơ sở cho việc phân tích đối tượng trong các lập luận (ngữ liệu trong SGK Ngữ vàn II, tập 1, trang 28):

Trả lời:

a.  

- Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: Đồng tiền vừa có tác dụng tốt, vừa có tác dụng xấu (sức mạnh tác oai tác quái).

- Phân tích theo quan hệ kết quả - nguyên nhân:

+ Nguyễn Du chủ yếu vẫn nhìn về mặt tác hại của đồng tiền (kết quả).

+ Vì một loạt hành động gian ác, bất chính do đồng tiền chi phối... (giải thích nguyên nhân)

- Phân tích theo quan hệ nguyên nhân - kết quả: Phân tích sức mạnh của đồng tiền 

→ Thái độ phê phán của Nguyễn Du khi nói đến đồng tiền.

b. Quan hệ làm cơ sở cho lập luận phân tích trong đoạn văn của Hoài Thanh là quan hệ giữa đối tượng này với các đối tượng khác có liên quan: Bài thơ Lời kỹ nữ của Xuân Diệu với bài 77 bà hành của Bạch Cư Dị.

Câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

 Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương

Trả lời: 

- Những từ ngữ giàu hình tượng và giá trị biểu cảm như: "Văng vẳng", "trơ", "cái hồng nhan", "tí con con",...

- Sự kết hợp giữa những động từ mạnh ("xiên", "đâm") với các bổ ngữ độc đáo ("ngang", "toạc") làm nổi bật sự bướng bỉnh và ngang ngạnh.

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp trong hai câu luận:

   Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

   Đàm toạc chân mây, đá mấy hòn.

- Nghệ thuật điệp từ ("lại", "xuân").

- Nghệ thuật sử dụng song đôi các cặp từ trái nghĩa: "say" - "tỉnh", "khuyết" - "tròn", "đi" - "lại".

- Nghệ thuật tăng tiến ("san sẻ" - "tí" - "con con").

dapandethi.vn