Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU

Câu 1 (trang 6 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

a1. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.

                                                                        (Nam Cao, Chí Phèo)

a2. Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.

b1. Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng …

                                                    (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

b2. Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng…

- Hai câu trong mỗi cặp câu đầu đề cập đến cùng một sự việc. Sự việc đó là gì?

- Ngoài nội dung sự việc, anh (chị) thấy:

+ Câu nào thể hiện sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc?

+ Câu nào thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc?

+ Câu nào thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc?

Lời giải chi tiết:

a. Câu a1 + a2:

- Giống: cả hai câu đều đề cập đến cùng một sự việc: Chí Phèo từng có thời "ao ước có một gia đình nhỏ".

- Khác:

+ Câu a1: kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc (từ "hình như")

+ Câu a2: để cập đến sự việc như nó đã xảy ra.

b. Cặp câu b1 + b2:

- Giống: cùng đề cập đến sự việc: "người ta cũng bằng lòng".

- Khác:

+ Câu b1: thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả sự việc.

+ Câu b2: đơn thuần là đề cập đến sự việc.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 9 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Hãy phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở bài thơ.

    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

     Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

   Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

       Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

       Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

   Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Trả lời: 

Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ của bài thơ Thu điếu (Nguyễn Khuyến).

- Câu 1: nghĩa sự việc được diễn tả là hai trạng thái ("Ao thu lạnh lẽo" và "nước trong veo").

- Câu 2: nghĩa sự việc được diễn tả là đặc điểm của chiếc thuyền ("chiếc thuyền" - "bé tẻo teo").

- Câu 3 và 4: nghĩa sự việc lại được diễn tả như một quá trình ("sóng" - "gợn"; "lá" - "đưa vèo").

- Câu 5: nghĩa sự việc gồm một quá trình ("tầng mây" - "lơ lửng") và một đặc điểm ("trời" - "xanh ngắt").

- Câu 6: nghĩa sự việc gồm một đặc điểm ("ngõ trúc" - "quanh co") và một trạng thái ("khách" - "vắng teo").

- Câu 7: nghĩa sự việc diễn tả các tư thế ("tựa gối", "buông cần").

- Câu 8: nghĩa sự việc diễn tả một hành động ("cá" - "đớp").

Câu 2 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Tách nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong những câu sau:

a. Có một ông rể quỷ như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sự lắm.

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

b. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi.

                                       (Nguyễn Tuân - Chữ người tử tù)

c. Dễ họ cũng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình hư hỏng hay không!

                                                 (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

Trả lời: 

a.

- Nghĩa sự việc: nói về xuân.

- Nghĩa tình thái: sự công nhận sự danh giá là có thực, nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đó, còn ở phương diện khác thì đều là đáng sợ.

b.

- Nghĩa sự việc: quản ngục nghĩ về việc chọn nghề của mình và thầy thơ lại.

- Nghĩa tình thái: thể hiện một phỏng đoán chỉ mới là khả năng, chứ chưa hoàn toàn chắc chắn về việc chọn nhầm nghề.

c. Câu này có hai sự việc và hai tình thái:

- Sự việc 1: Họ cũng phân vân như mình → Thái độ phỏng đoán, chưa chắc chắn (từ "dễ" = "có lẽ" ...)

- Sự việc 2: mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay không.

→ Nhấn mạnh bằng ba từ tình thái ("đến ngay chính mình").

Câu 3 (trang 5 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Chọn từ ngữ thích hợp nhất có thể điền vào chỗ trống để câu sau thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.

Trả lời:

     Để chọn được từ thích hợp với phần để trống trong câu: ''Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài,... không phải là kẻ xấu hay là vô tình", cần chú ý đến sự phù hợp với phần nghĩa sự việc: nói đến một người có nhiều phẩm chất tốt (biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài) thì không phải là người xấu. Phù hợp với phần nghĩa sự việc ấy, chỉ có thể là tình thái từ mang tính khẳng định mạnh mẽ, vì thế nên cần chọn từ hẳn.

dapandethi.vn