Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6: Dựa vào bài thơ “ Lượm”hãy viết bài văn miêu tả kể lại chuyến đi liên lạc lần cuối cùng và sự hi sinh của Lượm

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi dưới đây:

      “…Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

(Cô Tô, Ngữ văn 6, tập 1)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm                B. Tự sự

C. Miêu tả                   D. Nghị luận

2. Đoạn văn trên trình bày theo thứ tự nào?

A. Theo kết quả trước, nguyên nhân sau.

B. Theo thứ tự không gian, thời gian.

C. Theo vị trí từ xa đến gần.

D. Không theo thứ tự nào.

3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là:

A. So sánh               B. Hoán dụ

C. Ẩn dụ                   D. Điệp từ

4. Từ nào không phải là từ thuần Việt trong các từ sau?

A. Tròn trĩnh            C. Thiên nhiên

B. Bình minh           D. Trường thọ

5. Nội dung chính của đoạn văn trên là:

A. Cảnh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão.

B. Cảnh mặt trời mọc ở đồng bằng.

C. Cảnh sinh hoạt của người dân Cô Tô.

D. Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.

6. Thành phần vị ngữ của câu: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi’’ có cấu tạo là:

A. Cụm danh từ

B. Cụm động từ

C. Cụm tính từ

D. Danh từ

7. Nhận định nào sau đây nói đúng về thể loại kí?

A. Kí chủ yếu sử dụng phương thức miêu tả, tự sự, nhưng cũng có thể biểu cảm, thuyết minh và nghị luận.

B. Kí thường có các yếu tố: nhân vật, cốt truyện, lời kể.

C. Câu chuyện, các sự kiện và nhân vật trong truyện do tác giả tưởng tượng, sáng tạo ra, không có thực.

D. Kí chỉ sử dụng phương thức miêu tả và tự sự .

8. Văn bản “Cô Tô” được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Được nghe người bạn kể và ghi chép lại.

B. Một lần tác giả ra thăm 17 hòn đảo xanh ở vịnh Bắc Bộ.

C. Tác giả ngồi trên biển và tưởng tượng về Cô Tô.

D. Tác giả nhìn thấy hình ảnh Cô Tô qua tivi và ghi chép lại bằng trí tưởng tượng.

9. Đoạn văn trên ngoài miêu tả cảnh còn thể hiện điều gì?

A. Thế hiện tình cảm yêu mến của tác giả dành cho Cô Tô.

B. Thể hiện sức sống mãnh liệt của người dân chài lưới.

C. Thể hiện sự yêu mến của nhân dân Cô Tô đối với quê hương mình.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

1.0: Đoạn văn trên có mấy câu?

A. 7                      B. 8

C. 9                      D. 10

II. TỰ LUẬN (5đ)

Dựa vào bài thơ “ Lượm”hãy viết bài văn miêu tả kể lại chuyến đi liên lạc lần cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.


I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

C

B

A

D

D

6

7

8

9

10

C

A

B

A

C

II. TỰ LUẬN

– Lí do Lượm đi công tác …

– Lượm yêu thích công việc và hăm hở lên đường…

– Hình ảnh Lượm hiện lên qua các chi tiết:

              + Hình dáng

              + Cử chỉ

              + Điệu bộ

– Hình ảnh Lượm hi sinh trên cánh đồng lúa thơm mùi sữa.

– Hình ảnh Lượm sống mãi…