I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
1. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại nào?
A. Kí B. Truyện ngắn
C. Thơ D. Tiểu thuyết
2. Câu văn: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc” có phải là câu trần thuật đơn không?
A. Có B. Không
3. Khi viết “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ D. Nhân hóa
4. Văn bản nào sau đây sử dụng phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm?
A. Mưa
B. Cây bút thần
C. Cây tre Việt Nam
D. Đêm nay Bác không ngủ
5. Nếu viết: “Quyết định bí mật theo dõi em gái tôi” thì câu văn mắc phải lỗi nào?
A. Thiếu chủ ngữ
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D. Thiếu bổ ngữ
6. Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là gì?
A. Bảo vệ môi trường thiên nhiên
B. Bảo vệ di sản văn hóa
C. Phát triển dân số
D. Chống chiến tranh
II. TỰ LUẬN (7 điếm)
Tả lại cảnh thôn xóm hoặc khu phố nơi em ở khi cơn mưa vừa tạnh.
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A |
A |
D |
D |
A |
A |
II. TỰ LUẬN
Dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu hoàn cảnh, không gian, thời gian. (Mưa tạnh – Em vừa học xong – Rời bàn học,ra sân…)
b. Thân bài:
* Cảnh quanh nhà:
– Nước mưa còn đọng trên cây rơi xuống, lá rụng…
– Nước chảy ào ào vào cống, rãnh.
– Đàn gà lại đi tìm mồi, con chó mực vẫy đuôi mừng rỡ...
* Cảnh trên đường: (Thôn, xóm hoặc khu phố)
– Đường trơn, tiếng ếch, nhái kêu vang…
– Chim chóc bay chuyền…
– Mọi người hối hả ngược xuôi làm việc vui vẻ, trò truyện râm ran.
c. Kết bài:
Mưa ai cũng thích. Ai cũng mong sao cho mưa thuận, gió hòa…