Câu hỏi 1 :
Cho Mg đến dư vào dung dịch chứa đồng thời Cu2+, Fe3+ và Ag+. Số phản ứng xảy ra là:
- A 4
- B 3
- C 2
- D 5
Đáp án: A
Phương pháp giải:
áp dụng quy tắc
Lời giải chi tiết:
- Áp dụng quy tắc α thì Mg đều phản ứng với cả 3 dung dịch trên. Số phản ứng xảy ra là:
Mg + 2Ag+ → Mg2+ + 2Ag Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu
Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+ Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe
Đáp án A
Câu hỏi 2 :
Trong các ion sau : Zn2+, Cu2+, Fe2+, Fe3+. Ion có tính oxi hóa yếu nhất là :
- A Zn2+
- B Cu2+
- C Fe3+
- D Fe2+
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Dựa vào dãy điện hóa, từ trái sang phải thì thính khử của kim loại giảm dần, còn tính oxi hóa của ion tương ứng lại tăng dần
Đáp án A
Câu hỏi 3 :
Cho dãy các chất: Mg, Zn, Fe, Cu và Al. Số kim loại phản ứng với dung dịch HCl là
- A 3
- B 2
- C 5
- D 4
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Trừ Cu
Đáp án D
Câu hỏi 4 :
Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp hai kim loại. Hai kim loại đó là
- A Fe, Cu.
- B Cu, Ag.
- C Zn, Ag.
- D Fe, Ag.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 5 :
Trong các kim loại sau : Mg, Al, Zn, Cu. Số kim loại đều tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội là :
- A 3
- B 4
- C 2
- D 5
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các kim loại thỏa mãn : Mg, Zn
Đáp án C
Câu hỏi 6 :
Trường hợp không xảy ra phản ứng hoá học là:
- A Fe + dung dịch FeCl3.
- B Fe + dung dịch HCl.
- C Cu + dung dịch FeCl3.
- D Cu + dung dịch FeCl2.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 7 :
Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Ag+/Ag. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
- A Cu.
- B Fe.
- C Ag.
- D Ni.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Kim loại có tính khử yếu nhất là Ag
Đáp án C
Câu hỏi 8 :
Cho dãy các kim loại K, Zn, Ag, Al, Fe. Số kim loại đẩy được Cu ra khỏi muối CuSO4 là
- A 3
- B 2
- C 4
- D 5
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Kim loại đẩy được Cu ra khỏi muối CuSO4 là : Zn, Al, Fe
Đáp án A
Câu hỏi 9 :
Ion kim lọi nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong các ion Al3+, Fe2+, Fe3+, Ag+
- A Fe3+
- B Fe2+
- C Fe2+
- D Ag+.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ion kim lọi nào có tính oxi hóa mạnh nhất là Ag+
Đáp án D
Câu hỏi 10 :
Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeCl3 ?
- A Cu
- B Ni
- C Ag
- D Fe
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 11 :
Kim loại nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?
- A Ag.
- B Cu.
- C Na.
- D Fe.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 12 :
Ở điều kiện thường, dãy gồm các kim loại hòa tan được trong dung dịch NaOH loãng là.
- A Cr, Zn.
- B Al, Zn, Cr.
- C Al, Zn.
- D Al, Cr.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 13 :
Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại theo thứ tự tính khử tăng dần ?
- A Pb, Sn, Ni, Zn.
- B Ni, Sn, Zn, Pb.
- C Ni, Zn, Pb, Sn.
- D Pb, Ni, Sn, Zn.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Theo dãy điện hóa tính khử được sắp xếp theo chiều tăng dần là: Pb, Sn, Ni, Zn.
Đáp án A
Câu hỏi 14 :
Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
- A 3
- B 4
- C 1
- D 2
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 15 :
Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất ?
- A Ba2+
- B Fe3+
- C Cu2+
- D Pb2+
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 16 :
Trong số các ion sau: Fe3+, Cu2+, Fe2+ và Al3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là:
- A Fe2+
- B Cu2+
- C Fe3+
- D Al3+
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 17 :
Cho phản ứng: Cu+Fe3+→Cu2++Fe2+
Nhận định nào sau đây là đúng?
- A Tính khử của Cu mạnh hơn Fe2+
- B Tính oxi hóa của ion Fe2+ mạnh hơn tính oxi hóa của Cu2+
- C Kim loại Cu đẩy được Fe ra khỏi muối
- D Tính oxi hóa của ion Cu2+ mạnh hơn tính oxi hóa của ion Fe3+
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 18 :
Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có tính khử yếu nhất :
- A Al
- B Mg
- C Ag
- D Fe
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Dựa vào dãy điện hóa kim loại. Từ trái sang phải, tính khử của kim loại giảm dần.
Đáp án C
Câu hỏi 19 :
Các cặp oxi hoá khủ sau : Na+/Na , Mg2+/Mg , Zn2+/Zn , Fe2+/Fe , Pb2+/Pb , Cu2+/Cu được sắp xếp theo chiều tăng tính oxi hoá của ion KL . KL đẩy được Cu ra khỏi dung dịch CuSO4 là
- A Na , Mg , Zn , Fe , Pb
- B Na , Mg , Zn , Fe
- C Mg , Zn , Fe
- D Mg , Zn , Fe , Pb
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 20 :
Cho các kim loại: Fe , Al , Mg , Cu , Zn , Ag, Au. Số kim loại tác dụng được với dd H2SO4 loãng là:
- A 5
- B 7
- C 6
- D 4
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Gồm có: Fe, Al, Mg, Zn
Đáp án D
Câu hỏi 21 :
Dung dịch Fe2+ bị lẫn ion Fe3+. Để loại bỏ ion Fe3+ ta cần dùng kim loại nào sau đây?
- A Cu
- B Na
- C Fe
- D Zn
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
Đáp án C
Câu hỏi 22 :
Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây không tạo ra muối sắt (II)?
- A CuSO4
- B HNO3 loãng
- C AgNO3
- D HCl
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Cho Fe tác dụng với:
A. CuSO4 => FeSO4
CuSO4 + Fe →FeSO4 + Cu
B.HNO3 loãng => Fe(NO3)3
Fe + 4HNO3(loãng) → Fe(NO3)3 +NO + 2H2O
C. AgNO3 => Fe (NO3)2
2AgNO3 + Fe →Fe (NO3)2 +2 Ag
D.HCl => FeCl2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Đáp án B
Câu hỏi 23 :
Cho các thí nghiệm sau, thí nghiêm nào xảy ra phản ứng hóa học
1. Cho Fe vào dung dịch Cu(NO3)2
2. Cho Ag vào dung dịch CuSO4
3. Cho Fe vào dung dịch FeCl3
4. Cho Mg vào dung dịch FeCl3
5. Cho Ag vào dung dịch FeCl3
6. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2
- A 4.
- B 5.
- C 6.
- D 3.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
1. Cho Fe vào dung dịch Cu(NO3)2 => có xảy ra phản ứng
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
2. Cho Ag vào dung dịch CuSO4 => không xảy ra. Vì Ag đứng sau Cu
Đáp án A
Câu hỏi 24 :
Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+ /Mg; Fe2+ /Fe; Cu2+ /Cu;Fe3+ /Fe2+ ; Ag+ /Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:
- A Mg, Fe, Cu.
- B Mg, Fe2+, Ag.
- C Fe, Cu, Ag+.
- D Mg, Cu, Cu2+.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Mg+ Fe2+ Cu2+ Fe3+ Ag+
Mg Fe Cu Fe2+ Ag
Lời giải chi tiết:
=> Các chất và ion có thể tácd ụng với ion Fe3+ là Mg, Fe, Cu
Đáp án A
Câu hỏi 25 :
Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là
- A Fe(NO3)2 và AgNO3.
- B AgNO3 và Zn(NO3)2.
- C Zn(NO3)2. và Fe(NO3)2.
- D Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Zn phản ứng trước Fe
Dung dịch chứa 2 muối chứng tỏ Fe phản ứng một phần và AgNO3 hết
Dung dịch chứa Fe(NO3)2 và Zn(NO3)2
Đáp án C
Câu hỏi 26 :
Cho các phản ứng sau:
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
AgNO3 + Fe(NO3)2 →Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:
- A Ag+ , Fe2+ , Fe3+.
- B Ag+, Fe3+, Fe2+.
- C Fe2+, Ag+, Fe3+.
- D Fe2+, Fe3+, Ag+.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Fe + 2Fe(NO3)3 →3Fe(NO3 )2
=> Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+
AgNO3 + Fe(NO3)2 →Fe(NO3)3 + Ag
=>Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+
Lời giải chi tiết:
Fe3+ oxi hóa Fe thành Fe2+ → Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+
Ag+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+ → Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+
Vậy: Fe2+< Fe3+< Ag+
Đáp án D
Câu hỏi 27 :
Cho hỗn hợp Al, Zn,Fe, Cu vào dung dịch AgNO3. Thứ tự kim loại nào phản ứng với muối
- A Al,Zn, Fe, Cu
- B Fe, Al,Zn, Cu
- C Zn,Al, Fe, Cu
- D Cu,Fe, Zn, Al
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nguyên tắc : Kim loại có tính khử mạnh bị oxi hóa trước rồi đến kim loại có tính khử yếu hơn.
=> Thứ tự phản ứng củ kim loại là Al, Zn, Fe, Cu
Đáp án A
Câu hỏi 28 :
Cho Zn vào hỗn hợp muối Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3 . Thứ tự Zn phản ứng với các muối là
- A Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3
- B AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2
- C Fe(NO3)2, AgNO3 ,Cu(NO3)2
- D Cả A,C đều đúng
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Thứ tự các phản ứng: Các ion kim loại trong các dung dịch muối lần lượt bị khử theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa. Nghĩa là kim loại sẽ tác dụng với ion kim loại có tính oxi hóa mạnh trước
Lời giải chi tiết:
Thứ tự phản ứng của các muối: AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2
Đáp án B
Câu hỏi 29 :
Cho hỗn hợp X gồm Mg, Zn, Al tác dụng với dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn T gồm 3 kim loại .
Các kim loại trong T là
- A Cu, Fe, Zn
- B Cu, Al , Zn
- C Mg, Cu, Zn
- D Al, Mg, Cu
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
3 kim loại là: Cu, Fe, Zn
Đáp án A
Câu hỏi 30 :
Cho hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Nếu sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại thì 3 kim loại này chỉ có thể là:
- A Cu, Ag, Zn
- B Mg Zn, Cu
- C Mg, Ag, Zn
- D Cu, Ag, Mg
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
3 kim loại là: Ag, Cu, Zn
Đáp án A
Câu hỏi 31 :
Cho 4 dung dịch muối: Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2. Kim loại nào sau đây tác dụng được với cả 4 dung dịch muối trên ?
- A Fe
- B Cu
- C Pb
- D Zn
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Kim loại phản ứng được với cả 4 muối phải đứng trước Fe, Cu, Ag, Pb trong dãy hoạt động kim loại => Zn
Đáp án D
Câu hỏi 32 :
Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y( gồm 2 kim loại). Hai muối trong X là
- A Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
- B Zn(NO3)2 và Fe(NO3)3
- C AgNO3 và Zn(NO3)2
- D Fe(NO3)2 và AgNO3
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Zn phản ứng hết với AgNO3, rồi đến Fe phản ứng 1 phần, AgNO3 hết
Lời giải chi tiết:
Zn phản ứng hết với AgNO3, rồi đến Fe phản ứng 1 phần, AgNO3 hết
Dung dịch X: Zn(NO3)2, Fe(NO3)2
Chất rắn Y: Ag, Fe dư
Đáp án A
Câu hỏi 33 :
Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử là
- A Zn, Cr, Ni, Fe, Cu, Ag, Au
- B Zn, Fe, Cr, Ni, Cu, Ag, Au
- C Fe, Zn, Ni, Cr, Cu, Ag, Au
- D Zn, Cr, Fe, Ni, Cu, Ag, Au
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dãy hoạt động của một số kim loại:
K, Ba, Ca, Na , Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, H , Cu,Hg, Ag, Pt,Au
Lời giải chi tiết:
Theo chiều dãy hoạt động hóa học của kim loại : tính khử giảm dần, tính oxi hóa tăng dần
=> Zn, Cr, Fe, Ni, Cu, Ag, Au
Đáp án D
Câu hỏi 34 :
Cho dãy kim loại sau: Al, Na, Mg, Be, Fe, Ca, K, Li. Số kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường là:
- A 4.
- B 5.
- C 6.
- D 7.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 35 :
Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là
- A Hg, Ca, Fe
- B
Au, Pt, Ag
- C Na, Zn, Mg
- D Cu, Zn, K
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
A có Hg không phản ứng
B cả 3 chất đều không phản ứng với HCl
C đúng
D sai do Cu không phản ứng với HCl
Đáp án C
Câu hỏi 36 :
Kim loại có tính khử mạnh nhất, trong số các đáp án sau:
- A Na.
- B Li.
- C K.
- D Cs.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Tính khử là tính kim loại. Trong bảng tuần hoàn, trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới tính kim loại tăng dần.
Lời giải chi tiết:
Tính khử là tính kim loại. Trong bảng tuần hoàn, trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới tính kim loại tăng dần. Vậy kim loại Cs có tính khử mạnh nhất trong dãy các kim loại trên.
Đáp án D
Câu hỏi 37 :
Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Trong phản ứng trên xảy ra
- A Sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
- B sự khử Fe2+ và sự oxi háo Cu.
- C sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
- D sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
\(\mathop {Fe}\limits^0 + \mathop {Cu}\limits^{ + 2} S{O_4}\xrightarrow{{}}\mathop {Fe}\limits^{ + 2} S{O_4} + \mathop {Cu}\limits^0 \)
Fe là chất khử, Cu2+ là chất oxi hóa
=> Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+
Đáp án C
Câu hỏi 38 :
Ion kim loại nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số các ion: Al3+; Fe2+ ; Fe3+; Ag+?
- A Fe2+.
- B Fe3+.
- C Ag+.
- D A13+.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Dãy điện hóa được xếp theo chiều giảm dần tính khử và tăng dần tính oxi hóa.
Vậy ion có tính oxi hóa mạnh nhất là: Ag+
Đáp án C
Câu hỏi 39 :
Tác nhân nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
- A Fe2+.
- B Ag.
- C Cu.
- D Al3+.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 40 :
Kim loại không tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 là:
- A Fe
- B Mg
- C Cu
- D Ag
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 41 :
Cho dãy kim loại sau: Na, Mg, Fe, Cu. Kim loại có tính khử yếu nhất trong dãy đã cho là
- A Fe.
- B Mg.
- C Cu.
- D Na.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, kim loại đứng sau có tính khử yếu hơn kim loại đứng phía trước.
Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại: K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Ag, Hg, Pt, Au
Lời giải chi tiết:
Kim loại có tính khử yếu nhất trong dãy kim loại đã cho là Cu.
Đáp án C
Câu hỏi 42 :
Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
- A KOH.
- B HCl.
- C HNO3 loãng.
- D H2SO4 loãng.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 43 :
Kim loại Zn có thể khử được ion nào sau đây?
- A K+.
- B Mg2+.
- C Na+.
- D Cu2+.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Ghi nhớ câu: Kim loại mạnh đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó.
Lời giải chi tiết:
Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
Đáp án D
Câu hỏi 44 :
Cho kim loại Mg vào dung dịch gồm hỗn hợp các muối Cu(NO3)2 (1), Al(NO3)3 (2), Zn(NO3)2 (3). Mg phản ứng với các muối theo thứ tự:
- A (1), (2), (3).
- B (1), (3), (2).
- C (3), (2), (1).
- D (2), (3), (1).
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Khi cho KL tác dụng với muối ta có thứ tự như sau:
- KL có tính khử mạnh hơn phản ứng trước
- Muối có tính oxi hóa mạnh hơn phản ứng trước
Lời giải chi tiết:
Tính oxi hóa: Cu2+ > Zn2+ > Al3+
=> Thứ tự phản ứng là Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Al(NO3)3
Đáp án B
Câu hỏi 45 :
Cho hỗn hợp các kim loại Cu, Al, Mg, Zn phản ứng với dung dịch AgNO3 dư. Thứ tự phản ứng của các kim loại là
- A Mg, Al, Cu, Zn.
- B Al, Mg, Zn, Cu.
- C Mg, Al, Zn, Cu.
- D Cu, Zn, Al, Mg.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Khi cho KL tác dụng với muối ta có thứ tự như sau:
- KL có tính khử mạnh hơn phản ứng trước
- Muối có tính oxi hóa mạnh hơn phản ứng trước
Lời giải chi tiết:
Kim loại có tính khử mạnh hơn phản ứng trước.
Tính khử: Mg > Al > Zn > Cu
=> Thứ tự phản ứng là: Mg, Al, Zn, Cu
Đáp án C
Câu hỏi 46 :
Cho dãy kim loại : Zn, Fe, Cr. Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của các kim loại từ trái sang phải là :
- A Zn, Fe, Cr
- B Fe, Zn, Cr
- C Zn, Cr, Fe
- D Cr, Fe, Zn
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Lý thuyết về dãy hoạt động hóa học của kim loại
Lời giải chi tiết:
Thứ tự độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần: Zn > Cr > Fe
Đáp án C
Câu hỏi 47 :
Cho các kim loại: Cu, Fe, Ca, Ag, Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch HCl là
- A 4
- B 5
- C 2
- D 3
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Những kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa phản ứng được với HCl.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào dãy điện hóa kim loại, các kim loại đứng bên trái “H” thì sẽ phản ứng với H+
=> Các kim loại thỏa mãn: Fe, Ca, Zn
Đáp án D
Câu hỏi 48 :
Có bốn kim loại Na, Cu, Fe, Al. Thứ tự tính khử giảm dần là
- A Na, Al, Fe, Cu.
- B Al, Na, Cu, Fe.
- C Cu, Na, Al, Fe.
- D Na, Fe, Cu, Al.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Lý thuyết về dãy hoạt động hóa học của kim loại
Lời giải chi tiết:
Dựa vào dãy hoạt động hóa học kim loại thì tính khử : Na > Al > Fe > Cu
Đáp án A
Câu hỏi 49 :
Cho hỗn hợp gồm Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp gồm 3 kim loại. Ba kim loại đó là:
- A Zn, Ag và Cu
- B Zn, Mg và Cu
- C Zn, Mg và Ag
- D Mg, Cu và Ag
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Viết PTHH theo thứ tự kim loại mạnh phản ứng với dd CuCl2 trước
Lời giải chi tiết:
Khi cho hỗn hợp trên vào CuCl2 thì phản ứng theo thứ tự :
Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu
Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu
→ rắn thu được có 3 kim loại nên 3 kim loại này là Ag, Cu, Zn dư
Đáp án A
Câu hỏi 50 :
Cho dãy các kim loại sau: K, Ca, Mg, Fe, Cu. Số kim loại trong dãy có khả năng tác dụng với nước ở điều kiện thường là
- A 5.
- B 4.
- C 3.
- D 2.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Các kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ Be và Mg) sẽ phản ứng với nước ở điều kiện thường
Lời giải chi tiết:
Các kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường là: K, Ca → có 2 kim loại
Đáp án D