Câu hỏi 1 :
Kết luận nào sau đây không đúng về tính chất của hợp kim ?
- A Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất.
- B Hợp kim thường dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn kim loại nguyên chất.
- C Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại nguyên chất.
- D Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại..
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Kim loại nguyên chất thì có độ dẫn nhiệt, dẫn điên tốt hơn so với hợp kim của chúng .
Đáp án B
Câu hỏi 2 :
Cho một mẫu hợp kim (Zn – Mg – Ag) vào dung dịch CuCl2, sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại gồm
- A Zn, Mg, Ag
- B Mg, Ag, Cu
- C Zn, Mg, Cu
- D Zn, Ag, Cu
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Tính khử kim loại Mg > Zn > Ag
Khi phản ứng với CuCl2 thì Mg phản ứng trước Zn
Sau đó, Cu tạo ra phản ứng tiếng với AgCl
Vì sau phản ứng có 3 kim loại => Ag, Cu, Zn
Đáp án D
Câu hỏi 3 :
Tên gọi nào sau đây không là hợp kim?
- A Tecmit.
- B Inox.
- C Đuyra.
- D Đồng thau.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một số kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
Lời giải chi tiết:
Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một số kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
Tecmit không phải là hợp kim, là hỗn hợp của Al và Fe2O3
Inox là hợp kim của Fe
Đuy ra là hợp kim của Al
Đồng thau là hợp kim của Cu
Đáp án A
Câu hỏi 4 :
Gang là hợp kim của sắt với nhiều nguyên tố, trong đó cacbon chiếm
- A 0,01% đến 1%
- B 2% đến 5%
- C 0,15% đến < 2%
- D 8% đến 10%
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về gang.
Lời giải chi tiết:
Gang là hợp kim của sắt với nhiều nguyên tố, trong đó C chiếm 2% - 5%.
Đáp án B
Câu hỏi 5 :
Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì
- A cả hai đều bị ăn mòn như nhau.
- B kim loại bị ăn mòn trước là sắt.
- C kim loại bị ăn mòn trước là thiếc
- D không kim loại nào bị ăn mòn.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Là sự oxi hoá kim loại có phát sinh dòng điện.
(*) Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:
- Bản chất hai điện cực phải khác nhau.(KL-KL, KL-PK,…)
- Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện ly.
- Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)
Chú ý: Trong một pin điện thì kim loại nào có tính khử mạnh hơn sẽ bị ăn mòn trước.
Lời giải chi tiết:
Ở đây xuất hiện pin điện Fe-Sn trong đó Fe có tính khử mạnh hơn nên bị ăn mòn trước Sn
Đáp án B
Câu hỏi 6 :
Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là chất:
- A SiO2 và C.
- B MnO2 và CaO.
- C MnSiO3.
- D CaSiO3.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phương pháp điều chế hợp kim của sắt
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là CaSiO3
Đáp án D
Câu hỏi 7 :
Hàm lượng cacbon có trong gang là
- A 2 - 5 % khối lượng
- B 0 - 2 % khối lượng
- C 5 - 10 % khối lượng
- D > 10% khối lượng
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Lý thuyết về các hợp kim của sắt
Lời giải chi tiết:
Hàm lượng cacbon có trong gang là 2 - 5 % khối lượng
Đáp án A
Câu hỏi 8 :
Hàm lượng các bon có trong thép là
- A 2 - 5 % khối lượng
- B 5 - 10 % khối lượng
- C 0 - 2 % khối lượng
- D > 10% khối lượng
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Lý thuyết về hợp kim của sắt
Lời giải chi tiết:
Hàm lượng các bon có trong thép là 0 - 2 % khối lượng
Đáp án C
Câu hỏi 9 :
Một loại đồng thau có chứa 59,63% Cu và 40,37% Zn. Hợp kim này có cấu tạo tinh thể của hợp chất hoá học giữa đồng và kẽm. Công thức hoá học của hợp chất là
- A Cu3Zn2.
- B Cu2Zn3.
- C Cu2Zn.
- D CuZn2.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Gọi công thức cần tìm là \(Cu_xZn_y\)
\(x:y = \dfrac{{\% Cu}}{{{M_{Cu}}}}:\dfrac{{\% Zn}}{{{M_{Zn}}}}\)
Lời giải chi tiết:
Gọi công thức cần tìm là \(Cu_xZn_y\)
\(x:y = \dfrac{{\% Cu}}{{{M_{Cu}}}}:\dfrac{{\% Zn}}{{{M_{Zn}}}}\)
\(x:y = \dfrac{{59,63}}{{64}}:\dfrac{{40,37}}{{65}} = 3:2\)
=> \(Cu_3Zn_2\)
Đáp án A
Câu hỏi 10 :
Trong hợp kim Al - Mg, cứ có 9 mol Al thì có 1 mol Mg. Thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim là
- A 80% Al và 20% Mg.
- B 81% Al và 19% Mg.
- C 91% Al và 9% Mg.
- D 83% Al và 17% Mg.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Tính khối lượng của Al, Mg=> % khối lượng KL
Lời giải chi tiết:
mAl = 9.27 = 243 gam
mMg = 1.24 = 24 gam
m hợp kim = 243 + 24 = 267 gam
→ \(\% {m_{Al}} = \frac{{243}}{{267}}.100\% = 91\% \)
→ \(\% {m_{Mg}} = 100\% - 91\% = 9\% \)
Đáp án C
Câu hỏi 11 :
Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim ?
- A Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần của các đơn chất tham gia hợp kim và cấu tạo mạng tinh thể của hợp kim.
- B Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
- C Thép là hợp kim của Fe và C.
- D Nhìn chung hợp kim có những tính chất hoá học khác tính chất của các chất tham gia tạo thành hợp kim.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Tính chất vật lí và cơ học của hợp kim khác nhiều so với các đơn chất thành phần nhưng lại có nhiều tính chất hoá học tương tự như các đơn chất thành phần.
Đáp án D
Câu hỏi 12 :
Có 3 mẫu hợp kim : Fe - Al ; K - Na ; Cu - Mg. Hoá chất có thể dùng để phân biệt 3 mẫu hợp kim trên là
- A dung dịch NaOH.
- B dung dịch HCl.
- C dung dịch H2SO4.
- D dung dịch MgCl2.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của các kim loại trong hợp kim => Chọn hóa chất để phân biệt.
Lời giải chi tiết:
Ta có thể dùng dung dịch NaOH để nhận biết các mẫu hợp kim trên:
+ Hợp kim tan hoàn toàn và có khí xuất hiện → K – Na
\(2K+2H_2O \to 2KOH +H_2\)
\(2Na+2H_2O \to 2NaOH +H_2\)
+ Hợp kim tan 1 phần và tạo khí → Fe – Al
\(2Al + 2{H_2}O + 2NaOH \to 2N{\rm{a}}Al{O_2} \) \(+ 3{H_2}\)
+ Không có hiện tượng → Cu – Mg
Đáp án A
Câu hỏi 13 :
Có 3 mẫu hợp kim: Cu - Ag; Cu - Al; Cu - Zn. Chỉ dùng 1 dung dịch axit thông dụng và 1 dung dịch bazơ thông dụng nào sau đây để phân biệt được 3 mẫu hợp kim trên ?
- A HCl và NaOH.
- B HNO3 và NH3.
- C H2SO4 và NaOH.
- D H2SO4 loãng và NH3.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất kim loại để lựa chọn thuốc thử.
Lời giải chi tiết:
Ta thấy Cu - Ag không bị hòa tan trong H2SO4 loãng và NH3, Cu-Al bị hòa tan một phần có khí thoát ra và có kết tủa keo trắng, Cu-Zn bị hòa tan một phần H2SO4 loãng và NH3 sau đó xuất hiện kết tủa, kết tủa lại tan.
\( 2Al + 3H_2SO_4 \to Al_2(SO_4)_3 + 3 H_2\)
\(Al_2(SO_4)_3 + NH_3 +H_2O \to\) \(Al(OH)_3 + (NH_4)_2SO_4\)
\(Zn +H_2SO_4 \to ZnSO_4 + H_2\)
\(ZnSO_4 + NH_3 + H_2O \to\) \( Zn((OH)_2+ (NH_4)_2SO_4\)
\(Zn(OH)_2 + NH_3 \to [Zn(NH_3)_4](OH)_2\)
Đáp án D
Câu hỏi 14 :
Khi cho 7,7 g hợp kim gồm natri và kali vào nước thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của các kim loại trong hợp kim là
- A 25,33% K và 74,67% Na.
- B 26,33% K và 73,67% Na.
- C 27,33% K và 72,67% Na.
- D 28,33% K và 71,67% Na.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Viết phương trình hóa học
- Số mol H2 và khối lượng hợp kim => Lập hệ phương trình tìm số mol K và Na
Lời giải chi tiết:
nH2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol
Đặt nNa = x và nK = y (mol)
PTHH:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
x → 0,5x (mol)
2K + 2H2O → 2KOH + H2
y → 0,5y (mol)
Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_{hh}} = 23{\rm{x}} + 39y = 7,7\\{n_{{H_2}}} = 0,5{\rm{x}} + 0,5y = 0,15\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}x = 0,25\\y = 0,05\end{array} \right.\)
→ \(\left\{ \begin{array}{l}\% {m_{Na}} = \frac{{0,25.23}}{{7,7}}.100\% = 74,7\% \\\% {m_K} = 100\% - 74,7\% = 25,3\% \end{array} \right.\)
Đáp án A
Câu hỏi 15 :
Một loại hợp kim loại của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% - 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là
- A gang trắng.
- B thép.
- C gang xám.
- D đuyra.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Thép là một loại hợp kim loại của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% - 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P.
Đáp án B
Câu hỏi 16 :
Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (2%-5%) và một số nguyên tố khác: 1-4% Si; 0,3-5% Mn; 0,1-2% P; 0,01-1% S. Hợp kim đó là
- A amelec.
- B thép.
- C gang.
- D đuyra.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Gang là một hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (2%-5%) và một số nguyên tố khác: 1-4% Si; 0,3-5% Mn; 0,1-2% P; 0,01-1% S.
Đáp án C
Câu hỏi 17 :
Để xác định hàm lượng bạc trong một hợp kim, người ta cho 1,5 g hợp kim đó tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, dư. Xử lí dung dịch bằng axit HCl, lọc lấy kết tủa, rửa rồi sấy khô, cân được 1,194 g. Phần trăm khối lượng của bạc trong hợp kim là
- A 60%.
- B 50%.
- C 70%.
- D 40%.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
- Viết phương trình hóa học
- Tính số mol bạc theo kết tủa
→ Khối lượng Ag → %Ag
Lời giải chi tiết:
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O (1)
AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3 (2)
Theo (1) và (2) ta có:
nAg = nAgCl = \(\frac{{1,194}}{{143,5}}\) (mol)
→ mAg = \(\frac{{1,194}}{{143,5}}.108\) ≈ 0,89862 (gam)
→ %mAg = \(\frac{{0,89862}}{{1,5}}.100\% \) ≈ 60%
Đáp án A
Câu hỏi 18 :
Hỗn hợp X gồm Ba và Cu. Khi cho X tác dụng với O2 dư thì khối lượng chất rắn tăng thêm 6,4 g. Khi cho chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với H2 dư thì khối lượng chất rắn giảm 3,2g. Khối lượng của hỗn hợp X là
- A 26,5 g.
- B 40,2 g.
- C 20,1 g.
- D 44,1 g.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
- Từ số mol O2 → số mol hỗn hợp X
- Chỉ có CuO phản ứng với H2
- Từ khối lượng chất rắn giảm → khối lượng oxi trong CuO phản ứng → số mol Cu→ số mol Ba
Lời giải chi tiết:
Hỗn hợp X tác dụng O2 thì thu được rắn gồm: BaO, CuO.
Phương trình hóa học của phản ứng là
2Ba + O2 → 2BaO (1)
2Cu + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2CuO (2)
Khối lượng chất rắn tăng chính là khối lượng của O2 tham gia phản ứng
→ nO2 = \(\frac{{6,4}}{{32}}\) = 0,2 mol
Từ (1), (2) → n hh X = 0,4 mol
Chất rắn cho tác dụng với H2 thì chỉ có CuO phản ứng
CuO + H2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Cu + H2O (3)
Theo (3) khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng của oxi mất đi
→ nCuO = nO = \(\frac{{3,2}}{{16}}\) = 0,2 mol
→ nCu = 0,2 mol
→ nBa = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol
→ Khối lượng của chất rắn X: mX = 0,2.64 + 0,2.137 = 40,2 gam
Đáp án B
Câu hỏi 19 :
Hợp chất Cu – Zn có tính dẻo, bền đẹp, giá thành rẻ nên được sử dụng phổ biến trong đời sống. Để xác định phần trăm khối lượng từng kim loại trong hợp kim, người ta ngâm 10,000 gam hợp kim vào dung dịch HCl dư, khi phản ứng kết thúc thu được 1,12 lít khí hidro (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong 10,0 gam hợp kim trên là:
- A 67%
- B 67,5%
- C 33%
- D 32,5%
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
$Zn + HCl\xrightarrow{{}}ZnC{l_2} + {H_2}$
$ \Rightarrow n(Zn) = n({H_2}) = 0,05mol \Rightarrow m(Cu) = 10 - \,65.0,05 = 6,75gam \Rightarrow \% m(Cu) = 67,5\% $
Đáp án B
Câu hỏi 20 :
Nung một mẫu gang có khối lượng 10 g trong khí O2 dư thấy sinh ra 0,448 lít CO2 (đktc). Thành phần phẩn trăm khối lượng cacbon trong mẫu gang là
- A 4,8%.
- B 2,2%.
- C 2,4%.
- D 3,6%.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Viết phương trình hóa học, tính toán theo phương trình hóa học.
Lời giải chi tiết:
nCO2 = 0,02 mol
C + O2 \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) CO2
0,02 ← 0,02 (mol)
→ mC = 0,02.12 = 0,24 gam
→ \(\% {m_C} = \frac{{0,24}}{{10}}.100\% = 2,4\% \)
Đáp án C