Câu hỏi 1 :

Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc α-amino axit) mạch hở là

  • A 6
  • B 7
  • C 5
  • D 8

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vì Y là đipeptit có số C là 6 nên xảy ra 2 trường hợp:

+ 2 mắt xích đều có 3C: Ala-Ala

+ 1 mắt xích có 2C (Gly) và 1 mắt xích có 4C (A: CH3-CH2-CH(NH2)-COOH và B: CH3-C(CH3)(NH2)-COOH)

Gly-A; A-Gly; Gly-B; B-Gly

Vậy có tất cả 5 đồng phân

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cho peptit X chỉ do n gốc glyxin tạo nên có khối lượng phân tử là 303 đvC. Peptit X thuộc loại ?

  • A tripetit.
  • B đipetit.
  • C tetrapeptit.
  • D pentapepit.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

n.Gly → (X) + (n-1) H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có: n.MGly = MX + (n-1).MH2O

Lời giải chi tiết:

n.Gly → (X) + (n-1) H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:

75.n = 303 + (n-1).18 => n = 5. Vậy X là pentapeptit.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 274 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?

  • A  tripetit.
  • B đipetit.
  • C tetrapeptit.
  • D pentapepit.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

n.Gly + m.Ala  → (X) + (n+m-1) H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có: n.MGly + m.MAla = MX + (n+m-1).MH2O

Lời giải chi tiết:

n.Gly + m.Ala  → (X) + (n+m-1) H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:

75.n + 89.m = 274 + (n+m-1).18

=> 57n + 71m = 256

Ta thấy: n = 2, m = 2 thõa mãn. Vậy X là tetrapeptit.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 203 đvC. Trong (X) có ?

  • A 2 gốc gly và 1 gốc ala.
  • B 1 gốc gly và 2 gốc ala.
  • C 2 gốc gly và 2 gốc ala.
  • D 2 gốc gly và 3 gốc ala.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

n.Gly + m.Ala  → (X) + (n+m-1) H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có: n.MGly + m.MAla = MX + (n+m-1).MH2O

Lời giải chi tiết:

n.Gly + m.Ala → (X) + (n+m-1) H2O

áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:

75.n + 89.m = 203 + (n+m-1)18

=> 57n + 71m = 185

Ta thấy: n = 2, m = 1 thõa mãn. Vậy trong (X) có 2 gốc gly và 1 gốc ala

=> (X) thuộc loại tripeptit.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Peptit X có công thức cấu tạo như sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C2H4COOH)-CO-NH-CH2-COOH. Hãy cho biết khi thuỷ phân X, ta không thu được sản phẩm nào sau đây?

  • A Gly-Ala.
  • B Glu-Gly.
  • C Ala-Glu.
  • D Gly-Glu.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C2H4COOH)-CO-NH-CH2-COOH là Gly-Ala-Glu-Gly.

=> Thủy phân có thể thu được các đipeptit là: Gly-Ala; Ala-Glu; Glu-Gly

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi phân cắt các liên kết peptit ở vị trí (1) và (2) thu được 2 đipeptit khác nhau là Gly-Ala và Ala-Gly

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripetit?

  • A 2
  • B 4
  • C 3
  • D 1

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Từ cấu tạo của X suy ra các tripeptit có thể thu được.

Lời giải chi tiết:

Các tripeptit có thể được tạo ra là: Gly-Val-Gly; Val-Gly-Val; Gly-Val-Ala.

Vậy có thể thu được tối đa 3 tripeptit.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Cho hợp chất hữu cơ X có công thức:

H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

Khẳng định đúng

  • A Trong X có 4 liên kết peptit.
  • B Khi thủy phân X thu được 4 loại α-amino axit khác nhau.
  • C X là một pentapeptit.
  • D Trong X có 2 liên kết peptit.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- α-amino axit là các amino axit có nhóm -NH2 gắn vào C số 2 của mạch chính.

- Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit. 

Lời giải chi tiết:

- A sai vì liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit. Như vậy peptit ban đầu chỉ có 2 liên kết peptit: H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

- B sai vì thi thủy phân X thu được 3 loại α-amino axit là: CH3-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COOH, C6H5-CH(NH2)-COOH.

- C sai vì các amino axit cấu tạo nên X không hoàn toàn là α-amino axit nên X không là một pentapeptit.

- D đúng

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc a-aminoaxit) mạch hở là:

  • A 5
  • B 4
  • C 7
  • D 6

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Các α-aminaxit tạo nên đipeptit Y có thể là :

A: H2N-CH2-COOH;

B: CH3-CH2-CH(NH2)-COOH;

C: (CH3)2C(NH2)COOH;

D: CH3-CH(NH2)-COOH

Các đồng phân đipeptit của Y(C6H12N3O2) là:

A-B; B-A; A-C; C-A và D-D.

Đáp án

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Có bao nhiêu tripeptit khác loại khi thủy phân hoàn toàn thu được 3 amino axit: gly, ala, phe

 

  • A 6
  • B 5
  • C 7
  • D 4

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Khi thủy phân hoàn toàn một tripeptit mạch hở X thu được sản phẩm chỉ gồm glyxin và alanin. Số tripeptit X thỏa mãn điều kiện của bài toán là

 

  • A 4
  • B 6
  • C 5
  • D 3

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Từ 3 aminoaxit X, Y, Z (phân tử chứa 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) có thể tạo thành bao nhiêu dipeptit chứa 2 amino axit khác nhau

  • A 4
  • B 5
  • C 6
  • D 7

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Sẽ thu được bao nhiêu loại a-amino axit khi thủy phân (H+) peptit sau :

H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2COOH

 

  • A 2
  • B 4
  • C 6
  • D 3

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit X người ta thu được tripeptit là Ala-Glu-Gly và các đipeptit là Val-Ala, Glu-Gly và Gly-Ala . Vậy công thức cấu tạo của X là

  • A Gly-Ala-Val-Ala-Glu. 
  • B Val-Ala-Glu-Gly-Ala.
  • C Ala-Val-Glu-Gly-Ala.   
  • D Ala-Glu-Gly-Ala-Val.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Peptit X có công thức cấu tạo sau: Ala-Gly-Glu-Lys-Ala-Gly-Lys. Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được tối đa số đipeptit là

  • A 4
  • B 3
  • C 5
  • D 6

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Peptit X có công thức Pro-Pro-Gly-Arg-Phe-Ser-Phe -Pro. Khi thuỷ phân không hoàn toàn X thu được tối đa bao nhiêu loại peptit có amino axit đầu N là phenylalanin (Phe)?

  • A 3
  • B 5
  • C 6
  • D 4

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Phân tử khối của một tetrapeptit X bằng 302. Biết tetrapeptit này được tạo nên từ một amino axit Y mà trong phân tử chỉ có chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Tên gọi của Y là

  • A Glyxin
  • B Alanin
  • C Valin 
  • D Tyrosin

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 274 đvC. Xác định số đồng phân có thể có của X

 

  • A 4
  • B 5
  • C 6
  • D 3

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Thủy phân hợp chất \({H_2}NC{H_2} - CONH - CH(C{H_3}) - CONH - CH(CH{(C{H_3})_2}) - CONH - C{H_2} - CONH - C{H_2} - COOH\) sẽ thu được bao nhiêu loại amino axit?

  • A 4
  • B 3
  • C 6
  • D 5

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải

\({H_2}NC{H_2} - CO|NH - CH(C{H_3}) - CO|NH - CH(CH{(C{H_3})_2}) - CO|NH - C{H_2} - CO|NH - C{H_2} - COOH\)

  Gly                                  Ala                                                                     Val                                           Gly                               Gly

=>thu được 3 amino axit

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là: \(Ag{\rm{r}} - {\mathop{\rm Pro}\nolimits}  - {\mathop{\rm Pro}\nolimits}  - Gly - Phe - S{\rm{er}} - {\mathop{\rm Pro}\nolimits}  - Phe - Ag{\rm{r}}\)

Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có chưa phenylalanin( Phe)

  • A 4
  • B 3
  • C 6
  • D 5

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải

 \(Ag{\rm{r}} - {\mathop{\rm Pro}\nolimits}  - {\mathop{\rm Pro}\nolimits}  - Gly - Phe - S{\rm{er}} - {\mathop{\rm Pro}\nolimits}  - Phe - Ag{\rm{r}}\)

 

\(\eqalign{ & {\mathop{\rm Pro}\nolimits} - Gly - Phe \cr & Gly - Phe - S{\rm{er}} \cr & Phe - S{\rm{er}} - {\mathop{\rm Pro}\nolimits} \cr & S{\rm{er}} - {\mathop{\rm Pro}\nolimits} - Phe \cr & {\mathop{\rm Pro}\nolimits} - Phe - Ag{\rm{r}} \cr} \)

=> Có 5 tripeptit 

 Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Một hemoglobin(hồng cầu của máu) chứa 0,4 % Fe ( mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử Fe). Phân tử khối gần đúng của hemoglobin là?

  • A 12000
  • B 14000
  • C 15000
  • D 18000

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương pháp:  

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải

Mhemoglobin= \9{{{m_{F{\rm{e}}}}} \over {0,4}}.100 = {{56.100} \over {0,4}} = 14000\0

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Peptit có X có công thức cấu tạo sau: Gly-Lys-Ala-Gly-Lys-Val. Thuỷ phân không hoàn toàn X có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit ?

  • A 4
  • B 5
  • C 3
  • D 6

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Peptit có X có công thức cấu tạo sau: Gly-Lys-Ala-Gly-Lys-Val. Thuỷ phân không hoàn toàn X có thể thu được đipeptit Gly-Lys, Lys-Ala, Ala-Gly, Lys-Val

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit mạch hở X thu được 3 mol Gly,1 mol Ala, 1 mol Val. Mặt khác thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp các sản phẩm là : Ala- Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Val. Công thức cấu tạo của X là :

  • A

    Gly –Ala- Gly- Gly- Val                                                

  • B

    Ala- Gly-Gly-Val-Gly

  • C Gly-Gly- Val- Gly-Ala                                                   
  • D Gly- Gly-Ala-Gly-Val

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

X có công thức là (gly)3(ala)(Val)

A đúng có thể tạo cả 3 peptit

B sai do không tạo được peptit Gly- Ala

C sai do không dạo được peptid Ala-Gly

D sai do không tạo được Gly – Gly-Val

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cho vào ống nghiệm sạch 5 ml chất hữu cơ X, 1 ml dung dịch NaOH 30% và 5 ml dung dịch CuSO4 2%, sau đó lắc nhẹ thấy ống xuất hiện màu tím đặc trưng. Chất X là :

  • A Glucozo          
  • B Triolein     
  • C Lòng trắng trứng    
  • D Glyxin

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Thủy phân hoàn toàn H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2– CO–NH–CH2–COOH thu được bao nhiêu loại α–amino axit khác nhau?

  • A 4
  • B 3
  • C 5
  • D 2

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

H2N-CH2-COOH

NH2–CH(CH3)–COOH

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cho dung dịch lòng trắng trứng vào hai ống nghiệm. Cho thêm vào ống nghiệm thứ  nhất được vài giọt dung dịch HNO3 đậm đặc,cho thêm vào ống nghiệm thứ hai một ít Cu(OH)2 . Hiện tượng quan sát được là

  • A Ống nghiệm thứ nhất có màu nâu, ống nghiệm thứ hai có màu vàng.
  • B Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu tím.
  • C  Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu đỏ.
  • D Ống nghiệm thứ nhất có màu xanh, ống nghiệm thứ hai có màu vàng.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Khi phân hủy hết pentapeptit X (Gly-Ala-Val-Ala-Gly) thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm chứa gốc glyxyl mà dung dịch của nó có phản ứng màu biure?

  • A 4
  • B 2
  • C 3
  • D 5

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Chỉ có các tripeptit trở nên mới có phản ứng màu biure

Lời giải chi tiết:

Từ tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure => điều kiện là thủy phân pentapeptit X không hoàn toàn thu được tripeptit hoặc tetrapeptit có chứa Glyxin

Gly-Ala-Val-Ala; Ala-Val-Ala-Gly

Gly-Ala-Val;  Val-Ala-Gly

=> có tất cả 4 sản phẩm

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol Valin (Val), và 1 mol phenylalalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là:

  • A Val - Phe - Gly - Ala - Gly.
  • B Gly - Phe - Gly - Ala - Val.
  • C Gly - Ala - Val - Val - Phe.
  • D Gly - Ala - Val - Phe - Gly.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

- Dựa vào phản ứng thủy phân hoàn toàn ta suy ra X được cấu tạo từ 2Gly, 1Ala, 1Val, 1Phe

- Thủy phân không hoàn toàn X thu được Val-Phe và Gly-Ala-Val suy ra X có chứa đoạn mạch Gly-Ala-Val-Phe

- Mà thủy phân không thu được Gly-Gly suy ra X là Gly-Ala-Val-Phe-Gly

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là:

Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg

Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này, thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có phenyl alanin (Phe) ?

  • A 4
  • B 3
  • C 6
  • D 5

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Khi thủy phân không hoàn toàn peptit trên thì thu được 5 peptit mà trong thành phần có phenylalanin (Phe) là: Pro-Gly-Phe, Gly-Phe-Ser, Phe-Ser-Pro,Ser-Pro-Phe, Pro-Phe-Arg.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Trong các khẳng định sau số phát biểu nào dưới đây không chính xác?

1. Protein phản ứng với Cu(OH)2, tạo ra sản phẩm có màu tím đặc trưng.

2. Protein phản ứng với HNO3 đặc, tạo kết tủa màu vàng.

3. Khi đun nóng dung dịch protein, protein đông tụ.

4. Các protein đều tan trong nước.

5. Cấu trúc bậc I của protein được giữ vững nhờ liên kết peptit.

  • A 1. 
  • B 2. 
  • C 4. 
  • D 3.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

1. Đ                 2. Đ                 3. Đ                 4. S                  5. Đ

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Chất X có công thức cấu tạo: HOOC-CH2-NH-CO-CH(CH3)-NH2. Cho các phát biểu sau về X:

(1)   X là đipepit tạo thành từ alanin và glyxin.

(2)   X có phản ứng màu biure.

(3)   X không làm đổi màu quỳ tím.

(4)   Phân tử khối của chất X là 164 đvC.

(5)   Khi đun nóng X trong dung dịch NaOH vừa đủ, đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm 2 muối.

Số phát biểu đúng

  • A 4.         
  • B 2.         
  • C 5.         
  • D 3.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(1) Đ                (2) S. Đipeptit không có phản ứng màu biure.

(3) Đ                (4) S. Phân tử khối của X là 146 đvC.

(5) Đ

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Một pentapeptit khi bị thủy phân tạo ra hỗn hợp X chứa: 4 đipeptit, 3 axit amin, 2 tetrapeptit, 3 tripeptit và pentapeptit dư. Khi X tham gia phản ứng màu biure thì số chất tham gia phản ứng là

  • A 7
  • B 5
  • C 6
  • D 4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Các peptit có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 tạo ra hợp chất màu tím (trừ đipeptit).

Lời giải chi tiết:

Các peptit có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 tạo ra hợp chất màu tím (trừ đipeptit).

Vậy các chất phản ứng với Cu(OH)2: 2 tetrapeptit, 3 tripeptit và pentapeptit dư.

Tổng cộng có 6 chất phản ứng.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol Valin (Val), và 1 mol phenylalalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val  nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là :

  • A Val - Phe - Gly - Ala – Gly     
  • B Gly- Phe - Gly - Ala - Val
  • C Gly - Ala - Val - Val – Phe
  • D Gly - Ala - Val - Phe – Gly

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Ala – Gly và Gly – Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là :

  • A 2
  • B 5
  • C 3
  • D 4

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Các công thức cấu tạo phù hợp là :

Ala- Gly – Gly- Val

Gly- Ala- Gly- Val

Gly- Val- Ala- Gly

Ala- Gly- Val – Gly

=> có 4 cấu tạo phù hợp

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit ( trong đó có Gly – Ala – Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

  • A 4
  • B 5
  • C 3
  • D 6

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Viết các công thức thỏa mãn, chú ý peptit đầu C và đầu N khác nhau

Lời giải chi tiết:

 

\(\begin{gathered}
Gly - Ala - Val - Gly - Ala \hfill \\
Gly - Ala - Val - Ala - Gly \hfill \\
Gly - Ala - Gly - Ala - Val \hfill \\
Ala - Gly - Gly - Ala - Val \hfill \\
Gly - Gly - Ala - Val - Ala \hfill \\
Ala - Gly - Ala - Val - Gly \hfill \\
\end{gathered} \)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Ala nhưng không có Val-Gly. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của peptit X lần lượt là

  • A Ala và Gly.      
  • B Ala và Val.      
  • C Gly và Gly.     
  • D Gly và Val.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào các dữ kiện đề bài đưa ra để biện luận cấu tạo của X

Lời giải chi tiết:

X có cấu tạo là Gly-Gly-Ala-Gly-Val

Vậy đầu N là Gly và đầu C là Val

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Ala nhưng không có Val-Gly. Aminoaxit đầu N và aminoaxit đầu C của peptit X lần lượt là

  • A Ala và Gly
  • B Ala và Val       
  • C Gly và Gly      
  • D Gly và Val

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cấu tạo của X là: Gly-Gly-Ala-Gly-Val

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Cho các phát biểu sau về peptit:

(1) Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giữa 2 đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit

(2) Khi đun nóng dung dịch peptit với kiềm đến cùng thu được các α-amino axit

(3) Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit thì số đồng phân loại peptit là n 

(4) Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước

(5) Peptit Ala-Gly có phản ứng màu  biure

(6) Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit

Số phát biểu sai là:

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trong các phát biểu đề bài cho có 5 phát biểu sai là (1), (2), (3), (5), (6) vì:

(1) Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giữa 2 đơn vị ɑ- amino axit gọi là liên kết peptit

(2) Khi đun nóng dung dịch peptit với kiềm đến cùng thu được muối của các α-amino axit

(3) Sai: ví dụ phân tử peptit chứa 5 gốc Gly thì số đồng phân loại peptit vẫn là 1

(5)Peptit Ala-Gly không có phản ứng màu  biure

(6) Phân tử tripeptit có 2 liên kết peptit

Đáp án D

 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn X trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Gly-Gly; Ala-Gly và tripeptit Gly-Val-Gly. Amino axit đầu N, amino axit đầu C của X là:

  • A Gly, Val
  • B Ala, Gly
  • C Ala, Val
  • D Gly, Gly

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Viết công thức của peptit X bằng cách ghép các đoạn peptit ngắn hơn lại.

Lời giải chi tiết:

- Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin

=> X là pentapeptit tạo bởi 3 Gly, 1 Ala, 1 Val

- Khi thủy phân không hoàn toàn X trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Gly-Gly; Ala-Gly và tripeptit Gly-Val-Gly:

+ Ta lấy đoạn dài nhất Gly-Val-Gly làm chuẩn (nhận thấy còn thiếu 1 Gly, 1 Ala)

+ X thủy phân tạo Ala-Gly => Ala phải gắn vào bên trái của mạch chuẩn => Thu được Ala-Gly-Val-Gly

+ Như vậy Gly còn lại ghép vào bên phải mạch chuẩn

=> X là Ala-Gly-Val-Gly-Gly

Vậy aminoaxit đầu N là Ala, aminoaxit đầu C là Gly.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Một pentapeptit A khi thủy phân hoàn toàn thu được 3 loại ɑ-aminoaxit khác nhau. Mặt khác trong một phản ứng thủy phân không hoàn toàn pentapeptit đó người ta thu được một tripeptit có 3 gốc ɑ-aminoaxit giống nhau. Số công thức cấu tạo có thể có của A là?

  • A 18
  • B 8
  • C 12
  • D 6

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit đó người ta thu được một tripeptit có 3 gốc ɑ-aminoaxit giống nhau. Ta xem như 3 gốc ɑ-aminoaxit là 1 aminoaxit. Sau đó chọn các vị trí còn lại.

Lời giải chi tiết:

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit đó người ta thu được một tripeptit có 3 gốc ɑ-aminoaxit giống nhau. Ta xem như 3 gốc ɑ-aminoaxit là 1 aminoaxit, như vậy có 3 cách chọn vị trí cho A3; 2 aminoaxit còn lại có 2! cách chọn. Theo quy tắc nhân có 2!.3 = 6 cách chọn.

Ở đây có 3 loại aminoaxit nên có 3 loại tripeptit chứa 3 gốc aminoaxit giống nhau. Do đó có 6.3 = 18 công thức có thể có của A.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 41 :

Trong các chất sau đây, có bao nhiêu chất có liên kết CO-NH: caprolactam, glyxylalanin, tơ lapsan, nilon - 7, protein, alanin, xenlulozo, ala-val-glu-lys.

  • A 5.
  • B 4.
  • C 6.
  • D 3.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Các loại tơ poliamit, peptit có chứa nhóm -CO-NH- trong phân tử

Lời giải chi tiết:

Các chất có liên kết CO-NH trong phân tử là: caprolactam; glyxylanlin; nilon - 7, protein, ala-val-glu-lys → có 5 chất

glyxylanlin: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH

tơ lapsan: -(O-CH2-CH2-O-CO-C6H4-CO)-n

nilon - 7: -(NH-[CH2]6-CO-)n

alanin:  CH3-CH(NH2)-COOH

xenlulozo: (C6H10O5)n

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 42 :

Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol peptit X sinh ra 2 mol glyxin (Gly), 1 mol methionin (Met), 1 mol phenylalanin (Phe) và 1 mol alanin (Ala). Dùng các phản ứng đặc trưng người ta xác định được amino axit đầu là Met và amino axit đuôi là Phe. Thuỷ phân từng phần X thu được các đipeptit Met-Gly, Gly-Ala và Gly-Gly. Peptit X là

  • A Met-Gly-Gly-Ala-Phe-Gly.
  • B Met-Gly-Gly-Ala-Phe.
  • C Gly-Gly-Met-Ala-Phe.
  • D Gly-Gly-Ala-Phe-Met.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol peptit X sinh ra 5 mol amino axit nên X là pentapeptit.

Peptit X có gốc đầu là Met và đuôi là Phe:

Met - ? - ? - ? - Phe

Vì có thu được đipeptit Met-Gly nên có thể viết:

Met-Gly-?-?-Phe

Ngoài ra, còn thu được các đipeptit Gly-Gly và Gly-Ala nên trình tự đầy đủ của X là:

Met-Gly-Gly-Ala-Phe.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 43 :

Có hai loại len có bề ngoài giống nhau, một loại là len lông cừu và một loại len sản xuất từ tơ nhân tạo (có bản chất là xenlulozơ). Cách đơn giản để phân biệt hai loại len trên là

  • A Hòa tan vào nước, len lông cừu tan còn len sản xuất từ tơ nhân tạo không tan.
  • B Hòa tan vào cồn, len lông cừu không tan còn len sản xuất từ tơ nhân tạo tan.
  • C Đốt cháy, len lông cừu có mùi khét còn len sản xuất từ tơ nhân tạo không có mùi.
  • D Đốt cháy, len lông cừu không có mùi còn len sản xuất từ tơ nhân tạo có mùi khét.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Len lông cừu có bản chất protein nên khi đốt cháy có mùi khét. Sợi xenlulozơ khi cháy không tạo ra mùi khét. Vì vậy đốt cháy hai loại sợi len đó, có thể phân biệt được chúng.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 44 :

Đun nóng peptit H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH(CH3)COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là

  • A H2N-CH2-COOH và H2N-CH2-CH2-COOH.
  • B H2N-CH2-COOH và H2N-CH(CH3)-COOH.
  • C ClH3N-CH2-COOH và ClH3N-CH2-CH2-COOH.
  • D ClH3N-CH2-COOH và ClH3N-CH(CH3)-COOH.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

PTHH: H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH(CH3)COOH + 2H2O + 3HCl →

                                                                                    ClH3N-CH2-COOH + ClH3N-CH(CH3)-COOH

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 45 :

Thủy phân hợp chất:

H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH

thì thu được nhiều nhất bao nhiêu a-amino axit ?

  • A 4
  • B 2
  • C 3
  • D 5

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Định nghĩa: a-amino axit là các aminoaxit có nhóm COOH và nhóm NH2 gắn cùng vào 1 C (hay nhóm NH2 gắn vào Ca).

Lời giải chi tiết:

Thủy phân hợp chất đề bài cho ta thu được:

2 phân tử H2N-CH(CH3)-COOH

1 phân tử H2N-CH2-COOH

1 phân tử H2N- CH(C6H5)-COOH

1 phân tử H2N-CH2-CH2-COOH (là b-amino axit)

Vậy có nhiều nhất là 3 α-amino axit

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 46 :

Các loài thủy hải sản như lươn, cá… thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết các chất này là các loại protein. Để làm sạch nhớt thì không thể dùng biện pháp nào sau đây ?

  • A dùng giấm ăn
  • B dùng nước vôi
  • C dùng tro thực vật
  • D rửa bằng nước lạnh

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Để làm sạch nhớt của các loại thủy hải sản, người ta thường dùng giấm, nước vôi, tro thực vật,…

Lời giải chi tiết:

Để làm sạch nhớt thì không thể rửa sạch bằng nước lạnh

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 47 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1-2 giọt dung dịch CuSO4 2% và 1 ml dung dịch NaOH 30%.

Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng, lắc nhẹ ống nghiệm.

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A Sau bước 2, trong ống nghiệm xuất hiện màu tím đặc trưng.
  • B Sau bước 1, thu được dung dịch có màu xanh thẫm.
  • C Thí nghiệm trên chứng minh rằng protein của lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
  • D Ở bước 1, có thể thay 1 ml dung dịch NaOH 30% bằng 1 ml dung dịch KOH 30%.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về phản ứng màu biure của peptit - protein

Lời giải chi tiết:

A đúng

B sai, vì sau bước 1 xuất hiện kết tủa màu xanh và dung dịch bị nhạt màu (có thể mất màu nếu CuSO4 hết) do xảy ra phản ứng: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ xanh + Na2SO4

C đúng

D đúng vì tính chất của KOH cũng tương tự như NaOH

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 48 :

Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure của lòng trắng trứng (protein) theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% + 1 ml dung dịch NaOH 30%.

Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.

Bước 3: Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều.

Nhận định nào sau đây là sai?

  • A Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.
  • B Có thể thay thế dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch Gly-Ala.
  • C Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và dung dịch có màu tím đặc trưng.
  • D Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh lam.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về phản ứng màu biure của peptit

Lời giải chi tiết:

A đúng

B sai, vì đipeptit không có phản ứng màu biure như lòng trắng trứng

C đúng

D đúng

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 49 :

Cho dãy các chất sau: H2NCH2COOCH, ClH3NCH2COOH, CH3NH3OOCCH3, C6H5NH2, H2NC2H4CONHCH2COONH3C2H5. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng là

  • A 3.
  • B 4.
  • C 2.
  • D 1.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Các chất có nhóm –COO- ; -COOH; -CONH- trong cấu tạo có phản ứng với dd NaOH đun nóng.

Lời giải chi tiết:

Số chất tác dụng được với dd NaOH đun nóng là: H2NCH2COOCH3, ClH3NCH2COOH, CH3NH3OOCCH3, H2NC2H4CONHCH2COONH3C2H5 ⟹ có 4 chất

PTHH: H2NCH2COOCH3  + NaOH → H2NCH2COONa + CH3OH

ClH3NCH2COOH + 2NaOH → NaCl + H2NCH2COONa + 2H2O

CH3NH3OOCCH3 + NaOH → CH3NH2 + CH3COONa + H2O

H2NC2H4CONHCH2COONH3C2H5 + 2NaOH → H2NC2H4COONa + NH2CH2COONa + C2H5NH2 + 2H2O

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 50 :

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở Gly-Ala-Ala-Gly-Val có thể thu được tối đa bao nhiêu loại đipeptit?

  • A 5
  • B 2
  • C 4
  • D 3

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Viết lần lượt các đipeptit tạo từ 2 amino axit đứng cạnh nhau.

Lời giải chi tiết:

Những đipeptit tạo ra được từ pentapeptit Gly-Ala-Ala-Gly-Val là:

Gly-Ala, Ala-Ala, Ala-Gly, Gly-Val

⟹ thu được tối đa 4 đipeptit

Đáp án C

Đáp án - Lời giải