Câu hỏi 1 :
Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?
- A H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
- B H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
- C H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
- D H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đipeptit là peptit có 2 gốc α-amino axit liên kết với nhau.
A không phải là peptit vì NH2-CH2-CH2-COOH không phải là α-amino axit
B đúng
C không phải là đipeptit mà là tripeptit
D không phải là đipeptit mà là tripeptit
Đáp án B
Câu hỏi 2 :
Tripeptit là hợp chất
- A mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit
- B có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau
- C có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau
- D có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 3 :
Đipeptit X có công thức H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là:
- A Glyxylalanyl.
- B Glyxylalanin.
- C Alanylglixyl.
- D Alanylglixin.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tên của các peptit được hình thành bằng cách ghép tên gốc axyl của các α-amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của axit đầu C (được giữ nguyên).
Vậy H2NCH2CONHCH(CH3)COOH có tên là glyxylalanin.
Đáp án B
Câu hỏi 4 :
Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
- A dung dịch NaOH.
- B dung dịch NaCl.
- C Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
- D dung dịch HCl.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Gly – Ala không có phản ứng màu biure
Câu hỏi 5 :
Cho các chất sau
(I) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH
(II) H2N-CH2CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
(III) H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
Chất nào là tripeptit?
- A III
- B I
- C II
- D I, II
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Chú ý: Ta cần xem xét kĩ các aminoaxit tạo nên peptit đó có phải là α-aminaxit không.
Câu hỏi 6 :
Thủy phân không hoàn toàn tetra peptit X ngoài các α - amino axit còn thu được các đi peptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo đúng của X là:
- A Ala-Val-Phe-Gly.
- B Val-Phe-Gly-Ala.
- C Gly-Ala-Phe -Val.
- D Gly-Ala-Val-Phe.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
X là tetra peptit => X có 4 mắt xích.
Ta thấy có 4 loại amino axit Gly, Ala, Val, Phe nên X tạo từ 1Gly, 1Ala, 1Val, 1Phe.
Thủy phân thu được Gly-Ala; Ala-Phe nên X phải có đoạn mạch Gly-Ala-Phe.
Thủy phân thu được Phe-Val nên X là Gly-Ala-Phe-Val.
Đáp án C
Câu hỏi 7 :
Protein có trong lòng trắng trứng là
- A Keratin
- B Fibroin
- C Anbumin.
- D Hemoglobin
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 8 :
Khi nói về protein , phát biểu nào sau đây sai :
- A Thành phân phân tử protein luôn có nguyên tố Nito
- B Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo
- C Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài trục đến vài triệu
- D Protein có phản ứng màu biure
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 9 :
Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là
- A màu tím
- B Màu da cam
- C Màu vàng
- D Màu đỏ
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 10 :
Phát biểu không đúng là :
- A Các peptit có từ 11 đến 50 đơn vị amino axit cấu thành được gọi là polipeptit
- B Phân tử có 2 nhóm –CO-NH- được gọi là dipeptit, 3 nhóm thì được gọi là tripeptit
- C Trong mỗi phân tử protit, các amino axit được sắp xếp theo một thứ từ xác định
- D Những hợp chất được hình thành bằng cách ngưng tụ các a-amino axit được gọi a là peptit
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
2 nhóm CO-NH thig gọi là tripeptit
Đáp án B
Câu hỏi 11 :
Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là
- A α-aminoaxit.
- B β-aminoaxit.
- C axit cacboxylic.
- D este.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 12 :
Khi nói về tetrapeptit X (Gly-Val-Gly-Val), kết luận nào sau đây đúng?
- A X có aminoaxit đầu N là valin và aminoaxit đầu C là glyxin.
- B X tham gia phản ứng biure tạo ra dung dịch màu tím.
- C X có chứa 4 liên kết peptit.
- D Thủy phân không hoàn toàn X có thể thu được 3 loại đipeptit.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
A sai. X có aminoaxit đầu C là valin và aminoaxit đầu N là glyxin.
B đúng
C sai vì X có 3 lk peptid
D sai thủy ohaan X được 2 loại đipeptid Gly-Val và Val –Gly
Đáp án B
Câu hỏi 13 :
Số liên kết peptit có trong phân tử
\(Ala - Gly - Val - Gly - Ala - T{\rm{yr}} - Val - Ala\)
là :
- A 7
- B 6
- C 4
- D 5
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Phương pháp:Số liên kết peptit = (n-1)
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải
\(Ala - Gly - Val - Gly - Ala - T{\rm{yr}} - Val - Ala\)
Có 8 gốc \(\alpha \)-amino axit => Số liên kết peptit = 8-1=7
Chọn A
Câu hỏi 14 :
Protein là cơ sở tạo nên sự sống vì hai thành phần chính của tế bào là nhân và nguyên sinh chất đều hình thành từ protein. Protein cũng là hợp chất chính trong thức ăn con người. Trong phân tử protein các gốc α-aminoaxit gắn với nhau bằng liên kết
- A glicozit.
- B peptit.
- C amit.
- D hiđro.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 15 :
Cho một peptit X được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit X thuộc loại
- A pentapepit.
- B đipetit.
- C tetrapeptit.
- D tripetit.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương pháp : Dạng CTTQ của peptit
_ CTTQ : a - amino axit : no , mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm axit COOH (A) : CnH2n+1O2N
_ Peptit X được tạo ra từ x phân tử A : A1 , A2 , ... Ax
X ≡ (A)x = x.A – (x – 1)H2O
VD : dipeptit : A2 = 2A – H2O
= 2. CnH2n+1O2N – H2O
= C2nH4nO3N2
Lời giải chi tiết:
Lời giải :
CTTQ : (Ala)n
n Ala -> (Ala)n + (n – 1)H2O
=> M = 89n – 18(n – 1) = 302
=> n = 4
Đáp án C
Câu hỏi 16 :
Cho các chất sau:
(1) H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH
(2) H2N-CH2CO-NH-CH2-CH2-COOH
(3) H2N-CH(CH3)CO-NH-CH(CH3)-COOH
(4) H2N-(CH2)4-CH(NH2)COOH
(5) NH2-CO-NH2
(6) CH3-NH-CO-CH3
(7) HOOC-CH2-NH-CO-CH2-NH-CO-CH(CH3)-NH2
Trong các chất trên, số peptit là:
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Peptit là hợp chất có từ 2 - 50 gốc ɑ - aminoaxit liên kết với nhau bằng liên kết peptit.
Liên kết peptit là liên kết CO-NH giữa 2 đơn vị ɑ - aminoaxit.
Lời giải chi tiết:
Peptit là hợp chất có từ 2 - 50 gốc ɑ - aminoaxit liên kết với nhau bằng liên kết peptit.
Vậy có 3 chất là peptit là chất (1); (3); (7).
Đáp án C
Câu hỏi 17 :
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là
- A 3.
- B 1.
- C 2.
- D 4.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
1 mol Peptit X → 3 mol Ala + 1 mol Gly
=> X được cấu tạo bởi 4 mắt xích => có 3 liên kết peptit
Đáp án A
Câu hỏi 18 :
Trong phân tử Gly-Ala, amino axit đầu C chứa nhóm
- A CHO.
- B COOH.
- C NH2.
- D NO2.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đầu C chứa nhóm COOH, đầu N chứa nhóm NH2
Đáp án B
Câu hỏi 19 :
Đun nóng hỗn hợp gồm glyxin, phenylalanin, tyrosin, valin, alanin tạo ra pentapeptit có chứa các gốc amino axit khác nhau. Số lượng pentapeptit có thể tạo ra là:
- A 50
- B 120
- C 60
- D 15
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Số n-peptit tạo ra bởi n ɑ- aminoaxit khác nhau là n!
Lời giải chi tiết:
Số pentapeptit tạo ra bởi 5 ɑ-aminoaxit khác nhau là 5! = 120
Đáp án B
Câu hỏi 20 :
Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
- A 4
- B 6
- C 9
- D 3
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Các tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin thì phân tử phải chứa cả 3 loại aminoaxit này.
Lời giải chi tiết:
Các tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin là: G-A-P, G-P-A, A-P-G, A-G-P, P-A-G, P-G-A (Tổng cộng có 6 aminoaxit).
Đáp án B
Câu hỏi 21 :
Tiến hành trùng ngưng hỗn hợp glyxin (Gly) và alanin (Ala). Số tripeptit (được cấu tạo từ cả hai α-amino axit trên) là:
- A 3
- B 6
- C 4
- D 5
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Các tripeptit (được cấu tạo từ cả hai α-amino axit trên) là:
Gly- Ala-Ala; Ala-Ala-Gly; Ala-Gly-Ala; Ala-Gly-Gly; Gly-Gly-Ala; Gly- Ala-Gly (có 6 tripeptit)
Lời giải chi tiết:
Các tripeptit (được cấu tạo từ cả hai α-amino axit trên) là:
Gly- Ala-Ala; Ala-Ala-Gly; Ala-Gly-Ala; Ala-Gly-Gly; Gly-Gly-Ala; Gly- Ala-Gly (có 6 tripeptit)
Đáp án B
Câu hỏi 22 :
Dung dịch Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
- A HCl.
- B KNO3.
- C NaCl.
- D NaNO3.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của đipeptit: thủy phân trong môi trường kiềm và môi trường axit
Lời giải chi tiết:
Các peptit không bền dễ bị thủy phân trong môi trường axit
Đáp án A
Câu hỏi 23 :
Cho các dung dịch: CH3COOH, C2H4(OH)2, saccarozơ, C2H5OH; anbumin. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là
- A 2
- B 6
- C 4
- D 3
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của các chất để kết luận.
Lời giải chi tiết:
Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là CH3COOH, C2H4(OH)2, saccarozơ, anbumin. Vậy có 4 chất.
Đáp án C
Câu hỏi 24 :
Amino axit đầu N và amino axit đầu C trong phân tử peptit Ala-Gly-Val-Gly-Val lần lượt là
- A Val và Ala.
- B Ala và Gly.
- C Val và Gly.
- D Ala và Val.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Trong phân tử peptit, ta quy ước amino axit đầu N (nằm bên trái, chứa nhóm -NH2) và amino axit đầu C (nằm bên phải, chứa nhóm -COOH).
Lời giải chi tiết:
Trong phân tử peptit, ta quy ước amino axit đầu N (nằm bên trái, chứa nhóm -NH2) và amino axit đầu C (nằm bên phải, chứa nhóm -COOH).
Vậy trong peptit Ala-Gly-Val-Gly-Val, amino axit đầu N và amino axit đầu C lần lượt là Ala và Val.
Đáp án D
Câu hỏi 25 :
Polipeptit (-HN-CH2-CO-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng:
- A axit glutamic
- B axit b-amino propionic
- C glyxin
- D alanin
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Polipeptit (-HN-CH2-CO-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng glyxin H2N-CH2-COOH
PTHH: nH2N-CH2-COOH → (-HN-CH2-CO-)n + nH2O
Đáp án C
Câu hỏi 26 :
Thủy phân hoàn toàn H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH thu được bao nhiêu loại α-amino axit khác nhau?
- A 4
- B 3
- C 5
- D 2
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Khái niệm: α-amino axit là các amino axit có nhóm NH2 gắn vào Cα (hay nhóm COOH và nhóm NH2 cùng đính vào 1 nguyên tử C).
Lời giải chi tiết:
Khi thủy phân peptit đề bài cho thu được 2 loại α - aminoaxit là:
H2N-CH2-COOH
H2N-CH(CH3)-COOH
Đáp án D
Câu hỏi 27 :
Lòng trắng trứng là chất dịch không màu hoặc màu trắng ngà bên trong một quả trứng (trứng gà, trứng vịt). Lòng trắng trứng là nguồn thực phẩm giàu protein, bị đông tụ khi đun nóng hoặc tác dụng với axit, bazơ và một số muối. Lòng trắng trứng chứa loại protein nào sau đây?
- A abumin
- B fibroin
- C hemoglobin
- D plasma
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Abumin có trong lòng trắng trứng
Đáp án A
Câu hỏi 28 :
Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai ?
- A Một số protein tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
- B Trong protein không chứa nguyên tố nitơ.
- C Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit gọi là liên kết peptit.
- D Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Lý thuyết về peptit và protein.
Lời giải chi tiết:
A. Một số protein tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
→ Đúng, các protein dạng cầu tan được trong nước tạo thành dung dịch keo.
B. Trong protein không chứa nguyên tố nitơ.
→ Sai, protein có chứa liên kết CO-NH nên có chứa N.
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit gọi là liên kết peptit.
→ Đúng
D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
→ Đúng
Đáp án B
Câu hỏi 29 :
Tripeptit Gly-Ala-Gly không tác dụng với chất nào sau đây?
- A Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
- B Dung dịch Na2SO4
- C Dung dịch HCl
- D Dung dịch NaOH
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Xem lại TCHH của peptit.
Lời giải chi tiết:
Tripeptit Gly-Ala-Gly phản ứng với:
+ Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo hợp chất màu tím (phản ứng màu biure)
+ Dung dịch HCl
+ Dung dịch NaOH
Gly-Ala-Gly không phản ứng với dung dịch Na2SO4.
Đáp án B
Câu hỏi 30 :
Trong phân tử Ala-Gly, aminno axit đầu N chứa nhóm
- A NH2.
- B COOH.
- C NO2.
- D CHO.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Amino axit đầu N chứa nhóm NH2, aminoaxit đầu C chứa nhóm COOH.
Lời giải chi tiết:
Trong phân tử Ala-Gly, aminno axit đầu N chứa nhóm NH2.
Đáp án A
Câu hỏi 31 :
Tiến hành thí nghiệm sau: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10% và 1 ml dung dịch NaOH 30%; cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên vài phút. Thí nghiệm trên
- A chứng minh protein của lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
- B chứng minh protein của lòng trắng trứng có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.
- C chứng minh protein của lòng trắng trứng có hiện tượng đông tụ trong môi trường kiềm.
- D chứng minh protein của lòng trắng trứng chỉ chứa các α-amino axit trong phân tử.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Thí nghiệm trên chứng minh protein của lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
Đáp án A
Câu hỏi 32 :
Đun nóng tripeptit với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thu được phức chất có màu
- A tím.
- B vàng.
- C đỏ gạch.
- D xanh lam.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Các peptit có từ 3 gốc α-aminoaxit trở lên trong phân tử tham gia phản ứng màu biure.
Lời giải chi tiết:
Đun nóng tripeptit với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thu được phức chất có màu tím.
Đáp án A
Câu hỏi 33 :
Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai?
- A Protein hình cầu có phản ứng màu biure.
- B Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
- C Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
- D Thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitơ.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
B sai vì chỉ có các protein dạng cầu tan trong nước còn protein dạng sợi hay dạng phiến thì không tan trong nước. VD: Móng tay, tóc, ... không tan được trong nước.
Đáp án B
Câu hỏi 34 :
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch màu tím xanh.
- B Các hợp chất peptit bền trong môi trường bazơ và môi trường axit.
- C Trong một phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.
- D axit glutamic HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH có tính lưỡng tính.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
A. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch màu tím xanh
=> Sai. Tripeptit trở lên mới có khả năng phản ứng màu biure.
B. Các hợp chất peptit bền trong môi trường bazơ và môi trường axit.
=> Sai. Các hợp chất peptit dễ bị thủy phân trong môi trường axit và bazo.
C. Trong một phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.
=> Sai. Trong 1 phân tử tripeptit mạch hở chỉ có 2 liên kết peptit.
D. axit glutamic HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH có tính lưỡng tính
=> Đúng
Đáp án D
Câu hỏi 35 :
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A Trong phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit
- B Các peptit đều có phản ứng màu biure
- C Các amino axit ở điều kiện thường đều là chất rắn dạng tinh thể
- D Liên kết giữa nhóm CO và nhóm NH giữa các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 36 :
Đipeptit X có công thức : H2NCH2CO-NHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là
- A Gly-Val
- B Gly-Ala
- C Ala-Gly
- D Ala-Val
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 37 :
Chọn câu sai
- A Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc \(\alpha \)-amino axit .
- B Liên kết của nhóm -CO- với nhóm -NH- giữa 2 đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
- C Polipeptit gồm các peptit có từ 10 đến 50 gốc \(\alpha \)-amino axit .
- D Peptit là những hợp chất chưa từ 2 đến 50 gốc \(\alpha \)-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Phương pháp: Dựa vào định nghĩa peptit và phân loại peptit
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải
(*) - Peptit là những hợp chất chưa từ 2 đến 50 gốc \(\alpha \)-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
-Liên kết của nhóm -CO- với nhóm -NH- giữa 2 đơn vị \(\alpha \)-amino axit được gọi là liên kết peptit
- Peptit được chia làm 2 loại
+ Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc \(\alpha \)-amino axit
+Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc \(\alpha \)-amino axit .
Vậy A,B,D đúng C sai
Chọn C
Câu hỏi 38 :
Khi cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy có kết tủa màu
- A xanh thẫm
- B tím
- C đen
- D vàng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
- Nhỏ vài giọt dung dịch HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy có kết tủa màu vàng.
Đáp án D
Câu hỏi 39 :
Lysin có phân tử khối là
- A
89
- B
137
- C
146
- D
147
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Lysin có phân tử khối là 146
Đáp án C
Câu hỏi 40 :
Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
- A Ala-Gly
- B Ala-Gly-Gly
- C Ala-Ala-Gly-Gly
- D Gly-Ala-Gly
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phản ứng màu biure chỉ xuất hiện ở các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên => có từ 3 amino axit trở lên
Đáp án A
Câu hỏi 41 :
Số liên kết peptit trong phân tử: Gly-Ala-Ala-Gly-Glu là:
- A 4
- B 3
- C 5
- D 2
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 42 :
Số đipeptit mạch hở tối đa có thể tạo ra từ một dung dịch gồm: H2N-CH2CH2COOH, CH3CH(NH2)COOH và H2NCH2COOH là:
- A 3
- B 2
- C 9
- D 4
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Lưu ý rằng peptit được tạo thành từ các ɑ-aminoaxit.
Trong 3 aminoaxit đề cho thì chỉ có CH3CH(NH2)COOH (Ala) và H2NCH2COOH (Gly) là ɑ-aminoaxit.
Lời giải chi tiết:
Lưu ý rằng peptit được tạo thành từ các ɑ-aminoaxit.
Trong 3 aminoaxit đề cho thì chỉ có CH3CH(NH2)COOH (Ala) và H2NCH2COOH (Gly) là ɑ-aminoaxit.
Các đipepit tạo thành là: Ala-Ala; Gly-Gly; Ala-Gly; Gly-Ala (có 4 đipeptit tạo thành).
Đáp án D
Câu hỏi 43 :
Một trong những điểm khác nhau giữa protein với cacbohiđrat và lipit là
- A protein luôn có khối lượng phân tử lớn hơn.
- B phân tử protein luôn có chứa nguyên tử nitơ.
- C phân tử protein luôn có nhóm chức OH.
- D protein luôn là chất hữu cơ no.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Protein được cấu tạo nên từ các nguyên tố C, H, O, N
Cacbohiđrat được cấu tạo nên từ 3 nguyên tố C, H, O
Đáp án B
Câu hỏi 44 :
Từ hỗn hợp gồm glyxin và alanin tạo ra tối đa bao nhiêu peptit trong phân tử có 2 liên kết peptit ?
- A 6
- B 4
- C 5
- D 8
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Từ hỗn hợp glyxin (G) và alanin (A) tạo ra tối đa 8 peptit trong phân tử có 2 liên kết peptit: A-A-A, A-A-G, A-G-A, A-G-G, G-G-G, G-A-G, G-A-A, G-G-A.
Đáp án D
Câu hỏi 45 :
Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là
- A 5
- B 4
- C 3
- D 2
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các đồng phân là: Gly-Ala-Ala; Ala-Ala-Gly; Ala-Gly-Ala
Đáp án C
Câu hỏi 46 :
Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 274 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
- A tripetit.
- B đipetit.
- C tetrapeptit.
- D pentapepit.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
n.Gly + m.Ala → (X) + (n+m-1) H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có: n.MGly + m.MAla = MX + (n+m-1).MH2O
Lời giải chi tiết:
n.Gly + m.Ala → (X) + (n+m-1) H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
75.n + 89.m = 274 + (n+m-1).18
=> 57n + 71m = 256
Ta thấy: n = 2, m = 2 thõa mãn. Vậy X là tetrapeptit.
Đáp án C
Câu hỏi 47 :
Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử là 203 đvC. Trong (X) có ?
- A 2 gốc gly và 1 gốc ala.
- B 1 gốc gly và 2 gốc ala.
- C 2 gốc gly và 2 gốc ala.
- D 2 gốc gly và 3 gốc ala.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
n.Gly + m.Ala → (X) + (n+m-1) H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có: n.MGly + m.MAla = MX + (n+m-1).MH2O
Lời giải chi tiết:
n.Gly + m.Ala → (X) + (n+m-1) H2O
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
75.n + 89.m = 203 + (n+m-1)18
=> 57n + 71m = 185
Ta thấy: n = 2, m = 1 thõa mãn. Vậy trong (X) có 2 gốc gly và 1 gốc ala
=> (X) thuộc loại tripeptit.
Đáp án A
Câu hỏi 48 :
Peptit X có công thức cấu tạo như sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C2H4COOH)-CO-NH-CH2-COOH. Hãy cho biết khi thuỷ phân X, ta không thu được sản phẩm nào sau đây?
- A Gly-Ala.
- B Glu-Gly.
- C Ala-Glu.
- D Gly-Glu.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C2H4COOH)-CO-NH-CH2-COOH là Gly-Ala-Glu-Gly.
=> Thủy phân có thể thu được các đipeptit là: Gly-Ala; Ala-Glu; Glu-Gly
Đáp án D
Câu hỏi 49 :
Cho hợp chất hữu cơ X có công thức:
H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
Khẳng định đúng là
- A Trong X có 4 liên kết peptit.
- B Khi thủy phân X thu được 4 loại α-amino axit khác nhau.
- C X là một pentapeptit.
- D Trong X có 2 liên kết peptit.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
- α-amino axit là các amino axit có nhóm -NH2 gắn vào C số 2 của mạch chính.
- Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit.
Lời giải chi tiết:
- A sai vì liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit. Như vậy peptit ban đầu chỉ có 2 liên kết peptit: H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
- B sai vì thi thủy phân X thu được 3 loại α-amino axit là: CH3-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COOH, C6H5-CH(NH2)-COOH.
- C sai vì các amino axit cấu tạo nên X không hoàn toàn là α-amino axit nên X không là một pentapeptit.
- D đúng
Đáp án D
Câu hỏi 50 :
Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc a-aminoaxit) mạch hở là:
- A 5
- B 4
- C 7
- D 6
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Các α-aminaxit tạo nên đipeptit Y có thể là :
A: H2N-CH2-COOH;
B: CH3-CH2-CH(NH2)-COOH;
C: (CH3)2C(NH2)COOH;
D: CH3-CH(NH2)-COOH
Các đồng phân đipeptit của Y(C6H12N3O2) là:
A-B; B-A; A-C; C-A và D-D.
Đáp án A