Câu hỏi 1 :
C7H9N có bao nhiêu đồng phân amin thơm?
- A 3
- B 4
- C 5
- D 6
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Những đồng phân amin thơm có CTPT C7H9N là: C6H4(CH3)NH2 (o- ; m- ; p-); C6H5NHCH3
=> Có 4 đồng phân
Đáp án B
Câu hỏi 2 :
Ứng với công thức phân tử C4H11N, có x đồng phân amin bậc nhất, y đồng phân amin bậc hai và z đồng phân amin bậc ba. Các giá trị x, y và z lần lượt bằng
- A 4, 3 và 1.
- B 4, 2 và 1.
- C 3, 3 và 0.
- D 3, 2 và 1.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
- Đồng phân amin bậc nhất: CH3CH2CH2CH2NH2; CH3CH2CH(NH2)CH3; (CH3)2CHCH2NH2; (CH3)3C(NH2).
=> x = 4
- Đồng phân bậc hai: CH3CH2CH2NHCH3; CH3CH2NHCH2CH3; (CH3)2CHNHCH3.
=> y = 3
- Đồng phân bậc ba: (CH3)2NCH2CH3
=> z = 1
Đáp án A
Câu hỏi 3 :
Điều nào sau đây sai?
- A Các amin đều có tính bazơ.
- B Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
- C Anilin có tính bazơ rất yếu.
- D Amin có tính bazơ do N có cặp electron chưa tham gia liên kết.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tính bazo mạnh hay yếu của amin được quyết định bởi mức độ hút electron của gốc hiđrocacbon.
+ Nếu gốc hidrocacbon đẩy e làm cho tính bazo của amin mạnh hơn NH3.
+ Nếu gốc hidrocacbon hút e làm cho tính bazo của amin yếu hơn NH3.
Vậy phát biểu B sai.
Đáp án B
Câu hỏi 4 :
Cho các chất C4H10O, C4H9Cl, C4H10, C4H11N. Số đồng phân cấu tạo của các chất giảm theo thứ tự là
- A C4H11N, C4H10O, C4H9Cl, C4H10.
- B C4H10O, C4H11N, C4H10, C4H9Cl.
- C C4H10O, C4H9Cl, C4H11N, C4H10.
- D C4H10O, C4H9Cl, C4H10,C4H11N.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Hóa trị của các nguyên tố giảm dần: N > O > Cl
Do vậy, số lượng các đồng phân giảm theo thứ tự: C4H11N > C4H10O > C4H9Cl > C4H10
Đáp án A
Câu hỏi 5 :
Khẳng định nào sau đây luôn đúng?
- A Tính bazơ của amin tăng dần theo thứ tự: bậc I < bậc II < bậc III.
- B Tính bazơ của anilin là do nhóm -NH2 ảnh hưởng lên gốc -C6H5.
- C Vì có tính bazơ nên anilin làm đổi màu chất chỉ thị màu.
- D Do ảnh hưởng của nhóm -C6H5 làm giảm mật độ e trên nguyên tử N nên anilin có tính bazơ yếu.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
A sai. Do amin bậc 3 nguyên tử N bị án ngữ không gian nên lực bazo yếu hơn anilin bậc 2.
B sai vì tính bazo của anilin là do trên nguyên tử N còn 1 cặp e tự do, có khả năng nhận proton (H+).
C sai. Vì anilin có tính bazo rất yếu nên không làm đổi màu chất chỉ thị.
D đúng. C6H5- là nhóm hút e, làm tính bazo của anilin giảm
Đáp án D
Câu hỏi 6 :
Trong số các chất sau: C2H6; C2H5Cl; C2H5NH2; CH3COOC2H5; CH3COOH; CH3CHO; CH3OCH3 chất nào tạo được liên kết H liên phân tử?
- A C2H6.
- B CH3COOCH3.
- C CH3CHO; C2H5Cl.
- D CH3COOH; C2H5NH2.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Chất tạo được liên kết hidro liên phân tử là CH3COOH và C2H5NH2
Đáp án D
Câu hỏi 7 :
Nguyên nhân nào sau đây làm anilin tác dụng được với dung dịch nước brom?
- A Do nhân thơm benzen có hệ thống liên kết pi bền vững.
- B Do nhân thơm benzen hút electron.
- C Do nhân thơm benzen đẩy electron.
- D Do nhóm -NH2 đẩy electron làm tăng mật độ electron ở các vị trí o- và p-.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Do ảnh hưởng của nhóm -NH2, làm mật độ e ở các vị trí o-, p- tăng, làm khả năng thế vào các vị trí này tăng.
Đáp án D
Câu hỏi 8 :
Hợp chất hữu cơ B thành phần chứa: C, H, N có các tính chất sau: ở điều kiện thường là chất lỏng không màu, rất độc, ít tan trong nước, dễ tác dụng với dung dịch HCl và dễ làm mất màu dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng. Công thức phân tử của B có thể là
- A C4H9N.
- B C6H7N.
- C C7H11N.
- D C2H7N.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ta thấy anilin thỏa mãn tất cả các tính chất mà đề bài cho.
Anilin có CTCT là C6H5-NH2, CTPT: C6H7N.
Đáp án B
Câu hỏi 9 :
Dãy amin nào sau đây được sắp xếp theo chiều lực bazo tăng dần?
- A Trimetylamin, anilin, amoniac, đimetylamin.
- B Anilin, amoniac, trimetylamin, đimetylamin.
- C Anilin, amoniac, đimetylamin, trimetylamin.
- D Trimetylamin, amoniac, anilin, đimetylamin.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Cách sắp xếp tính bazơ của các amin: R-N
+ R đẩy e => làm tăng mật độ electron trên N => tăng tính bazơ.
+ R hút e => làm giảm tính bazơ.
Ghi nhớ: Amin thơm < NH3 < amin no < NaOH;
Amin no bậc 1 < amin no bậc 2.
Lời giải chi tiết:
- Nhóm -CH3 là gốc đẩy e, nhóm -C6H5 là nhóm hút e => Tính bazo C6H5NH2 < NH3 < (CH3)2NH, (CH3)3N
- Do hiệu ứng không gian nên amin no bậc 2 có tính bazo mạnh hơn amin no bậc 3 => (CH3)3N < (CH3)2NH
Vậy ta có sự sắp xếp: C6H5NH2 < NH3 < (CH3)3N < (CH3)2NH
Đáp án B
Câu hỏi 10 :
Amin ứng với công thức phân tử C4H11N có bao nhiêu đồng phân?
- A 10
- B 9
- C 8
- D 7
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Viết đồng phân amin theo bậc amin
+ Theo mạch cacbon
Lời giải chi tiết:
Có 8 đồng phân gồm:
Đồng phân bậc I: CH3CH2CH2CH2NH2; CH3CH(CH3)CH2NH2; CH3CH(NH2)CH2CH3; CH3(CH3)C(NH2)CH3
Đồng phân bậc II: CH3CH2CH2NHCH3; CH3CH(CH3)NHCH2; CH3CH2NHCH2CH3
Đồng phân bậc III: CH3N(CH3)CH2CH3
Đáp án C
Câu hỏi 11 :
Cho các amin sau: etyl amin(1), di etyl amin(2), amoniac(3), anilin(4). Tính bazo của các amin được sắp xếp theo thứ tự sau:
- A (4) > (3) > (2) > (1).
- B (4) > (3) > (1) > (2).
- C (2) > (1) > (3) > (4).
- D (1) > (2) > (3) > (4).
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 12 :
Số amin chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là
- A 3
- B 4
- C 5
- D 6
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 13 :
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Số CTCT thỏa mãn X là:
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu hỏi 14 :
Cho các hợp chất sau: C6H5NH2 (1); C2H5NH2 (2); (C2H5)2NH (3); NaOH (4); NH3 (5). Độ mạnh của các bazơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
- A 5 < 2 < 1 < 3 < 4.
- B 5 < 1 < 3 < 2 < 4.
- C 4 < 5 < 1 < 2 < 3.
- D 1 <5 < 2 < 3 < 4.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Cách sắp xếp tính bazơ của các amin: R-N
+ R đẩy e => làm tăng mật độ electron trên N => tăng tính bazơ.
+ R hút e => làm giảm tính bazơ.
Ghi nhớ: Amin thơm < NH3 < amin no < NaOH;
Amin no bậc 1 < amin no bậc 2.
Lời giải chi tiết:
Từ phương pháp so sánh tính bazo
=> Tính bazo C6H5NH2 (1) < NH3 (5) < C2H5NH2 (2) < (C2H5)2NH (3) < NaOH (4)
Đáp án D
Câu hỏi 15 :
Amin nào dưới đây có bốn đồng phân cấu tạo
- A C5H13N
- B C4H11N
- C C3H9N
- D C2H7N
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
C3H9N :
C – C – C – NH2 ; C – C(NH2) – C
C – C – NH – C
N(CH3)3
Đáp án C
Câu hỏi 16 :
Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin
- A Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O →Fe(OH)3 + 3CH3NH3+
- B CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH-
- C CH3NH2 + HNO2→ CH3OH + N2 + H2O
- D C5H5NH2 + HCl → C5H5NH3Cl
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 17 :
Cho các chất sau đánh số theo thứ tự NH3(1), CH3NH2(2) , KOH(3), C6H5NH2(4), (CH3)2NH(5). Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự
- A (1), (2),(4),(5),(3)
- B (1), (2), (5),(3),(4)
- C (4),(1), (2), (5),(3)
- D (2),(1),(4),(5),(3)
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Gốc R no làm tăng tính bazo
Gốc R không no làm giảm lực bazo
Đáp án C
Câu hỏi 18 :
Ứng với CTPT C3H9N sẽ có số đồng phân là:
- A 5
- B 4
- C 2
- D 3
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các đồng phân:
+) CH3CH2CH2NH2; (CH3)2CHNH2
+) CH3CH2NHCH3
+) N(CH3)3
Đáp án B
Câu hỏi 19 :
Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 tạo kết tủa là:
- A CH3OH
- B CH3COOH
- C CH3NH2
- D CH3COOCH3
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Vì CH3NH2 có tính bazo mạnh → môi trường OH- → tạo Fe(OH)3↓
Đáp án C
Câu hỏi 20 :
Có 7 ống nghiệm đựng 4 dung dịch : C6H5ONa ; (NH4)2CO3 ; BaCl2 ; Na2SO4 và 3 chất lỏng : C2H5OH ; C6H6 ; C6H5NH2. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm :
- A 4
- B 5
- C 6
- D 7
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Khi cho H2SO4 vào thì :
_Có khí thoát ra : (NH4)2CO3
_Có kết tủa : BaCl2 và C6H5ONa , dùng (NH4)2CO3 thấy có kết tủa là BaCl2
_ Còn lại là Na2SO4 và C2H5OH tan ngay. Dùng BaCl2 thấy có kết tủa là Na2SO4
_ chất lỏng không tan trong H2SO4 mà phân tách 2 lớp : C6H6
_ Chất lỏng ban đầu tách lớp sau đó tan dần : C6H5NH2
Đáp án D
Câu hỏi 21 :
Cho các chất lỏng sau: C2H5OH; C6H6; C6H5NH2; NaHCO3; C6H5ONa. Chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận biết được bao nhiêu chất?
- A 1
- B 2
- C 5
- D 4
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 22 :
So sánh tính bazơ nào sau đây là đúng?
- A C6H5NH2 > C2H5NH2.
- B C6H5NH2 > CH3NH2 > NH3.
- C CH3NH2 > NH3 > C2H5NH2.
- D C2H5NH2 > CH3NH2 > C6H5NH2.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Cách sắp xếp tính bazơ của các amin: R-N
+ R đẩy e => làm tăng mật độ electron trên N => tăng tính bazơ.
+ R hút e => làm giảm tính bazơ.
Ghi nhớ: Amin thơm < NH3 < amin no < NaOH;
Amin no bậc 1 < amin no bậc 2.
Lời giải chi tiết:
C2H5-, CH3- là các gốc đẩy e, khả năng đẩy của C2H5- > CH3-
C6H5- là gốc hút e
Vậy tính bazo: C2H5NH2 > CH3NH2 > C6H5NH2.
Câu hỏi 23 :
Cho các dung dịch sau: C6H5NH2(1); CH3NH2(2); (CH3)2NH (3); NaOH (4); NH3(5). Sắp xếp các dung dịch trên theo chiều tăng dần độpH.
- A 1 < 5 < 2 < 3<4.
- B 1 < 5 < 3 < 2<4.
- C 5 < 1 < 2 < 4<3.
- D 1 < 2 < 3 < 4 <5.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
So sánh tính bazơ của các amin
(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N
Chú ý rằng với gốc Rno càng cồng kềnh thì ảnh hưởng không gian của nó càng lớn làm cản trở quá trình H+ tiến lại gần nguyên tử N nên (Rno)2NH < (Rno)3N sẽ không còn đúng nữa.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu hỏi 24 :
\(C{H_3}C{H_2}NHC{H_3}\),\({(C{H_3})_3}N\), \({C_6}{H_5}NH{C_6}{H_5}\),\(C{H_3}C{H_2}C{H_2}N{H_2}\),\({(C{H_3})_2}NC{H_2}C{H_3}\). Số amin bậc 1,2,3 lần lượt là:
- A 1,2,2
- B 2,1,2
- C 3,1,1
- D 1,3,1
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phương pháp: Bậc amin = số nguyên tử H trong NH3 bị thay thế bởi gốc hidrocacbon.
Hướng dẫn giải:
Amin bậc 1: \(C{H_3}C{H_2}C{H_2}N{H_2}\)
Amin bậc 2:\(C{H_3}C{H_2}NHC{H_3}\), \({C_6}{H_5}NH{C_6}{H_5}\)
Amin bậc 3:\({(C{H_3})_3}N\), \({(C{H_3})_2}NC{H_2}C{H_3}\)
Chọn A
Câu hỏi 25 :
Trong các amin sau:
(A) CH3CH(CH3)NH2, (B) H2NCH2CH2NH2, (C) CH3CH2CH2NHCH3
Chọn Các amin bậc 1 và gọi tên chúng?
- A chỉ có (A) : propylamin
- B (A) và (B) A: isopropylamin, B: etan-1,2-điamin
- C chỉ có C: metyl-n-propylamin
- D Chỉ có B: 1,2-điaminopropan
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Phương pháp: dựa vào bậc amin và cách gọi tên amin
Bậc của amin = số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế
Lời giải chi tiết:
Hướng dẫn giải:
Amin bậc 1: (A), (B)
(A): isopropylamin
(B): etan-1,2-điamin
Chọn B
Câu hỏi 26 :
Cho dung dịch metylamin đến dư vào các dung dịch sau: FeCl3; CuSO4; Zn(NO3)2; CH3COOH thì số lượng kết tủa thu được là:
- A 1
- B 0
- C 3
- D 2
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ban đầu tạo các kết tủa: Fe(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2. Tuy nhiên, do Cu(OH)2 và Zn(OH)2 có khả năng tạo phức với amin nên kết tủa còn lại là Fe(OH)3.
Các PTHH:
FeCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3CH3NH3Cl
CuSO4 + 2CH3NH2 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2CH3NH3Cl
Zn(NO3)2 + 2CH3NH2 + 2H2O → Zn(OH)2 ↓ + 2CH3NH3Cl
CH3COOH + CH3NH2 → CH3COONH3CH3
Khi CH3NH2 dư thì có sự hòa tan Cu(OH)2 và Zn(OH)2
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2
Như vậy sau phản ứng chỉ thu được 1 kết tủa là Fe(OH)3.
Đáp án A
Câu hỏi 27 :
Cho amin đơn chức X tác dụng với axit sunfuric thu được muối sunfat Y có công thức phân tử là C4H16O4N2S. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
- A 8
- B 4
- C 2
- D 3
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
2X + H2SO4 → C4H16O4N2S
BTKL: 2MX + 98 = 188 → MX = 45
Mà số nguyên tử C của X là 4/2 = 2
→ CTPT của X là C2H7N
Các đồng phân có thể có là: C2H5NH2 và CH3NHCH3
Đáp án C
Câu hỏi 28 :
Cho các chất: CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2 (anilin), NH3. Chất có lực bazơ mạnh nhất trong dãy trên là
- A CH3NH2.
- B NH3.
- C CH3NHCH3.
- D C6H5NH2.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
So sánh tính bazơ của các amin
(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N
Chú ý rằng với gốc Rno càng cồng kềnh thì ảnh hưởng không gian của nó càng lớn làm cản trở quá trình H+ tiến lại gần nguyên tử N nên (Rno)2NH < (Rno)3N sẽ không còn đúng nữa.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Câu hỏi 29 :
Các giải thích về quan hệ cấu trúc, tính chất nào sau đây không hợp lí?
- A A. Do có cặp electron tự do trên nguyên tử N mà amin có tính bazơ.
- B Do nhóm -NH2 đẩy electron nên anilin dễ tham gia phản ứng thế vào nhân thơm hơn benzen.
- C Tính bazơ của amin càng mạnh khi mật độ electron trên nguyên tử N càng lớn.
- D Với amin dạng R-NH2, gốc R hút electron làm tăng độ mạnh của tính bazơ và ngược lại.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
A đúng
B đúng
C đúng
D sai vì gốc R hút e thì làm giảm độ mạnh của tính bazo
Đáp án D
Câu hỏi 30 :
X,Y,Z,T là một trong số những chất benzylamin, metylamin, anilin, metyl fomat. Kết quả nghiên cứu một số tính chất đưuọc thể hiên ở bảng dưới đây:
Các chất X, Y, Z, T tương ứng là
- A Metylamin, metyl fomat, anilin và benzylamin
- B Metyl fomat, metylamin, anilin và benzylamin
- C Benzylamin, metyl fomat, anilin và metylamin
- D Metylamin, metyl fomat, benzylamin và anilin
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
X: metyl amin
CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl (khói trắng)
Y: metyl fomat
HCOOCH3 + AgNO3 + NH3 + H2O → NH4OOCOOCH3 + Ag + NH4NO3
Z: anilin C6H5NH2
T: benzylamin: C6H5CH2NH2
Đáp án A
Câu hỏi 31 :
Cho ba khí chứa trong ba bình riêng biệt gồm metylamin, amoniac và hiđro. Có thể nhận biết được khí hiđro bằng thuốc thử là
- A dung dịch NaOH.
- B nước vôi trong.
- C nước brom.
- D quỳ tím ẩm.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Cho quỳ tím ẩm lần lượt vào 3 khí trên: khí nào quỳ tím chuyển sang màu xanh đậm là metyl amin( CH3NH2) ; quỳ tím chuyển sang màu xanh nhưng nhạt hơn là amoniac (NH3); quỳ tím không đổi màu là khí hiđro (H2)
Đáp án D
Câu hỏi 32 :
Có 3 chất lỏng stiren, anilin, bezen đựng trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để nhận biết 3 chất trên là
- A Dung dịch phenolphtalein
- B Dung dịch nước brom
- C Dung dịch HCl
- D Dung dịch NaOH
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Chất tạo với 3 chất lỏng trên 3 hiện tượng khác nhau sẽ được dùng làm thuốc thử để phân biệt.
Lời giải chi tiết:
Thuốc thử để phân biệt 3 chất trên là dung dịch brom.
Stiren: làm mất màu dung dịch brom
Benzen: không có hiện tượng gì.
Anilin: tạo thành kết tủa
Đáp án B
Câu hỏi 33 :
Cho các chất: p-crezol, anilin, benzen, axit acylic, axit fomic, andehit metacrylic, axetilen. Số chất tác dụng với dung dịch Br2 (dư) ở điều kiện thường theo tỷ lệ mol 1 : 1 là
- A 5
- B 6
- C 2
- D 3
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Xác định tỉ lệ phản ứng của từng chất với Br2 và lựa chọn đáp án
Lời giải chi tiết:
Các chất phản ứng với Brom theo các tỉ lệ sau:
p-crezol:HO-C6H4-p-CH3(1:2), anilin C6H5NH2:(1:3), benzen:C6H6(ko pu), axit acylicCH2=CH-COOH(1:1), axit fomicHCOOH(1:1), andehit metacrylic CH2=CH(CH3)-CHO(1:2), axetilen CH≡CH(1;2)
Đáp án C
Câu hỏi 34 :
Anilin tác dụng được với những chất nào sau đây: (1) dung dịch H2SO4; (2) dung dịch NaOH; (3) dung dịch Br2; (4) Na.
- A (3), (4).
- B (1), (3).
- C (1), (2).
- D (2), (3).
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Anilin là C6H5NH2, tác dụng được với H2SO4 và Br2
Đáp án B
Câu hỏi 35 :
Nhận định nào sau đây là chính xác:
- A Các amin đều là chất khí ở điều kiện thường, có mùi khai.
- B Amin thơm có tính bazơ mạnh hơn amoniac.
- C Nguyên tử N trong phân tử amin gây nên tính bazơ, tính khử và tính oxi hoá cho amin.
- D Amin bậc 1 bị oxi hoá bởi axit nitrơ tạo khí N2.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Câu hỏi 36 :
Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazo?
- A Anilin, metylamin, amoniac.
- B Amoniac, etylamin, anilin.
- C Etylamin, anilin, amoniac.
- D Anilin, amoniac, metylamin.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Khi nguyên tử H bị thay bằng nhóm thế hút e (-C6H5, -NO2…) thì lực bazo giảm so với NH3
Khi nguyên tủa H bị thay thế bằng nhóm thế đẩy e (-CH3, -C2H5…) thì lực bazo tăng so với NH3
Lời giải chi tiết:
Tính bazo tăng dần theo thứ tự: Anilin < Amoniac < Metylamin
Đáp án D
Câu hỏi 37 :
Thuốc thử để nhận biết CH3NH2, CH3COOH, C6H5OH là
- A NaOH
- B Quỳ tím
- C HCl
- D H2SO4
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dùng quỳ tím để nhận biết ra các chất
Lời giải chi tiết:
Thuốc thử để nhận biết CH3NH2,CH3COOH, C6H5OH là quỳ tím
CH3NH2 : quỳ tím hóa xanh
CH3COOH: quỳ tím hóa đỏ
C6H5OH: có tính axit nhưng không làm đổi màu quỳ tím
Đáp án B
Câu hỏi 38 :
X là hỗn hợp gồm một amin đơn chức E và O2 (có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 9). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, sau đó cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được khí Y có tỉ khối so với He bằng 7,6. Biết các quá trình xảy ra hoàn toàn. Số đồng phân cấu tạo của E là
- A 4
- B 8
- C 2
- D 1
Đáp án: C
Phương pháp giải:
+ Giả sử X gồm 2 mol amin E (CxHyN) và 9 mol O2.
+ Y gồm N2 và O2 dư → E phản ứng hết; nN2 = 1 mol.
MY = 7,6.4 = 30,4. Dựa vào phương pháp đường chéo, tìm được nN2 (Y) : nO2 (Y) = 2:3 → số mol O2 dư, số mol O2 phản ứng.
+ Viết phương trình phản ứng cháy, dựa vào số mol E và số mol O2 phản ứng để mối liên hệ giữa x, y.
Lời giải chi tiết:
+ Giả sử X gồm 2 mol amin E (CxHyN) và 9 mol O2.
+ Y gồm N2 và O2 dư → E phản ứng hết. nN2 = 1 mol.
\(\begin{array}{*{20}{l}}{{d_{Y/He}} = 7,6 \Rightarrow {M_Y} = 7,6.4 = 30,4.}\\{PP\,duong\,cheo \Rightarrow \frac{{{n_{{N_2}}}}}{{{n_{{O_2}(du)}}}} = \frac{{\left| {32 - 30,4} \right|}}{{\left| {28 - 30,4} \right|}} = \frac{2}{3}}\\{ \Rightarrow {n_{{O_2}(du)}} = 1,5{n_{{N_2}}} = 1,5\,mol \Rightarrow {n_{{O_2}(pu)}} = 9 - 1,5 = 7,5mol}\end{array}\)
CxHyN + (x + 0,25y) O2 → xCO2 + 0,5yH2O + 0,5N2
2 7,5
=> 2(x + 0,25y) = 7,5 => 4x + y = 15 => x = 2; y = 7
Ứng với công thức C2H7N, có 2 đồng phân cấu tạo: CH3CH2NH2 và CH3NHCH3.
Đáp án C
Câu hỏi 39 :
Cho các chất sau:
(1) Na2CO3
(2) FeCl3
(3) dung dịch H2SO4 loãng
(4) CH3COOH
(5) C6H5ONa
(6) C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua)
Dung dịch metylamin có thể tác dụng được với
- A (2), (3), (4), (6).
- B (1), (2), (3), (5).
- C (2), (6).
- D (2), (3), (6).
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
CH3NH2 có tính bazơ, có thể: làm quỳ tím chuyển xanh, làm hồng phenolphtalein; tác dụng được với axit; có khả năng tác dụng được với một số dung dịch muối như Al3+, Fe3+, Cu2+, …
Trong số các chất đã cho, CH3NH2 có thể tác dụng được với: FeCl3 (2), H2SO4 loãng (3), CH3COOH (4), C6H5NH3Cl (6).
\(\begin{array}{l}
3C{H_3}N{H_2} + FeC{l_3} + 3{H_2}O \to Fe{(OH)_{3\,}} + 3C{H_3}N{H_3}Cl\\
C{H_3}N{H_2} + {H_2}S{O_4} \to {(C{H_3}N{H_3})_2}S{O_4}\\
C{H_3}N{H_2} + C{H_3}COOH \to C{H_3}COO{H_3}NC{H_3}\,\\
C{H_3}N{H_2} + {C_6}{H_5}N{H_3}Cl \to C{H_3}N{H_3}Cl + {C_6}{H_5}N{H_2}
\end{array}\)
Đáp án A
Câu hỏi 40 :
Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh hơn C2H5NH2?
- A NH3.
- B CH3NH2.
- C C6H5NH2.
- D CH3NHCH3.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Cách sắp xếp tính bazơ của các amin: R-N
+ R đẩy e → làm tính bazơ mạnh, tính axit yếu.
+ R hút e → làm tính bazơ yếu, tính axit mạnh.
Ghi nhớ: Amin thơm < NH3 < amin no < NaOH
Mở rộng: Bậc 1 < Bậc 2
Lời giải chi tiết:
Cách sắp xếp tính bazơ của các amin: R-N
+ R đẩy e → làm tính bazơ mạnh, tính axit yếu.
+ R hút e → làm tính bazơ yếu, tính axit mạnh.
Ghi nhớ: Amin thơm < NH3 < amin no < NaOH
Mở rộng: Bậc 1 < Bậc 2
Tính bazơ: C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2 < CH3NHCH3.
Đáp án D
Câu hỏi 41 :
Ứng với công thức phân tử C5H13N có bao nhiêu amin bậc một, mạch cacbon không phân nhánh, là đồng phân cấu tạo của nhau?
- A 4
- B 1
- C 3
- D 2
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các amin bậc một, mạch cacbon không phân nhánh có CTPT C5H13N là:
Đáp án C
Câu hỏi 42 :
Sự sắp xếp nào sau đây đúng với tính bazơ: (1)C6H5NH2 ; (2)C2H5NH2 ; (3) (C6H5)2NH ;(4)(CH3)2NH ;(5) NH3.
- A (5) > (4) > (1) > (2) > (3)
- B (4) > (2) > (5) > (1) > (3)
- C (2) > (4) > (5) > (3) > (1)
- D (4) > (2) > (5) > (3) > (1)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Tính bazo: Amin > NH3 > amin có vòng thơm
Các nhóm thế đẩy e: gốc ankyl; Cl-, Br-… làm tăng lực bazo
Các nhóm hút e: C6H5-; NO2-, COOH- … làm giảm lực bazo
Lời giải chi tiết:
Tính bazo: (CH3)2NH > C2H5NH2 > NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH
=> (4)>(2) > (5) > (1) > (3)
Đáp án B
Câu hỏi 43 :
Cho các chất sau: metylamin, alanin, metylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
- A 3.
- B 4.
- C 2.
- D 1.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Axit HCl tác dụng được với: amin; các chất có nhóm –NH2; muối (đk tạo ra chất kết tủa hoặc axit yếu hơn)
Lời giải chi tiết:
Các chất phản ứng với HCl: metylamin, alanin, natri axetat => có 3 chất
Đáp án A
Câu hỏi 44 :
Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là
- A benzylamin.
- B đimetylamin.
- C anilin.
- D metylamin.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức được học về amin SGK hóa trang 40
Lời giải chi tiết:
Amin X là anilin
Đáp án C
Câu hỏi 45 :
Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch metylamin bằng cách nào trong các cách sau .
- A Thêm vài giọt dung dịch H2SO4
- B Nhận biết bằng mùi
- C Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3
- D Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch metylamin đặc.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng với chất nào cho hiện tượng đặc trưng quan sát được bằng mắt thường rõ thì chọn
Lời giải chi tiết:
HCl + CH3NH2 → CH3NH3Cl (khói trắng)
Đáp án D
Câu hỏi 46 :
Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất ?
- A Anilin
- B Amoniac
- C Đimetylamin
- D Etyl amin
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Lấy NH3 làm chuẩn. Khi thay thế H trong NH3 bằng các nhóm đẩy e (gốc ankyl) thì tính bazo tăng, khi thay thế H trong NH3 bằng các gốc hút e thì tính bazo giảm
Tính bazo của các amin no: amin bậc 2 > amin bậc 1 ≈ amin bậc 3
Lời giải chi tiết:
Tính bazo: (CH3)2NH > C2H5NH2 > NH3 > C6H5NH2
=> đimetylamin có tính bazơ mạnh nhất
Đáp án C
Câu hỏi 47 :
Có bao nhiêu amin bậc 3 là đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử chung là C5H13N :
- A 1
- B 2
- C 5
- D 3
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Bậc của amin bằng số nguyên tử H trong NH3 bị thay thế bằng nguyên tử R
Lời giải chi tiết:
Các amin bậc 3 có CTPT chung C5H13N là: (C2H5)2NCH3 ; CH3CH2CH2N(CH3)2 ; (CH3)2CHN(CH3)2
Đáp án D
Câu hỏi 48 :
Trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của ba chất hữu cơ X, Y, Z được trình bày trong bảng sau:
X, Y, Z tương ứng là chất nào sau đây:
- A Phenol, ancol etylic, anilin
- B Phenol, anilin, ancol etylic
- C Anilin, phenol, ancol etylic
- D Ancol etylic, anilin, phenol
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Dựa vào trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và độ tan trong nước của các chất để kết luận các chất X, Y, Z.
Lời giải chi tiết:
Z là chất lỏng ở điều kiện thường, tan vô hạn trong nước nên Z là ancol etylic.
X là chất rắn ở điều kiện thường, tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng nên X là phenol.
Còn lại Y là anilin.
Đáp án B
Câu hỏi 49 :
Cho dãy các chất sau: etilen, hexan, hex-1-in, anilin, cumen, but-1-in, benzen, stiren, metyl metacrylat. Số chất trong dãy trên tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là
- A 7
- B 5
- C 8
- D 6
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Tính chất hóa học của các chất hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Các chất thỏa mãn:
Etilen (CH2=CH2)
Hex-1-in (CH3-[CH2]3-C≡CH)
Anilin (C6H5NH2)
But-1-in (CH3-CH2-C≡CH)
Stiren (C6H5-CH = CH2)
Netyl metacrylat (CH2=C(CH3)-COOCH3)
=> Có 6 chất thỏa mãn
Đáp án D
Câu hỏi 50 :
Amin X có công thức C4H11N. Cho X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và NaNO2 thu được ancol Y. Oxi hóa Y bởi CuO tạo thành chất hữu cơ Z, Z có tham gia phản ứng tráng gương. Có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn X ?
- A 2
- B 1
- C 4
- D 3
Đáp án: A
Phương pháp giải:
X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và NaNO2 thu được ancol Y => X là amin bậc 1
Oxi hóa Y bởi CuO tạo thành chất hữu cơ Z, Z có tham gia phản ứng tráng gương => Y là ancol bậc 1
Từ đó xác định được các CTCT thỏa mãn của X.
Lời giải chi tiết:
X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và NaNO2 thu được ancol Y => X là amin bậc 1
Oxi hóa Y bởi CuO tạo thành chất hữu cơ Z, Z có tham gia phản ứng tráng gương => Y là ancol bậc 1
Vậy các công thức cấu tạo thỏa mãn của X là:
CH3-CH2-CH2-CH2-NH2 và CH3-CH(CH3)-CH2-NH2
Đáp án A