Câu hỏi 1 :
Quá trình tự nhân đôi ADN , chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì enzyme ADN – polymerase
- A Chỉ trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ -5’ và tổng hợp mạch mới bổ sung theo chiều từ 5’- 3’
- B Chỉ trượt trên mạch khuôn theo chiều 5’ -3’ và tổng hợp mạch mới bổ sung theo chiều từ 3’- 5’
- C Có lúc trượt trên mạch khuôn 5’ -3’ có lúc trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ – 5’ và mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều từ 5’ -3’
- D Có lúc thì trượt trên mạch khuôn 5’ -3’ có lúc trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ – 5’ và mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều từ 3’ – 5’
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Enzyme ADN polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’ nên trên mạch 3’ -5’ được tổng hợp liên tục, trên mạch 5’ – 3’được tổng hợp gián đoạn.
Vậy ý đúng là C
Chọn C
Câu hỏi 2 :
Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng điều hoà nằm ở
- A đầu 5' của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã.
- B đầu 3' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
- C đầu 5' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
- D đầu 3' của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Vùng điều hòa nằm ở vùng 3’ của mạch mã gốc
Chọn D
Câu hỏi 3 :
Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc ?
- A 3' AGU 5'.
- B 3' UAG 5'
- C 3' UGA 5'
- D 5' AUG 3'
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ba bộ ba kết thúc trên mARN là 5’UAA3’ ; 5’UAG3’ và 5’UGA3’
Chọn A
Câu hỏi 4 :
Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở cả quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ ?
1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
2. Nuclêôtit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 3' của mạch mới.
3. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
5. Enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ phân tử ADN mẹ.
6. Sử dụng các loại nuclêôtit A, T, G, X, U làm nguyên liệu.
- A 5
- B 3
- C 4
- D 6
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các đặc điểm có cả ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là 1,2,4,6
Ý 3 là đặc điểm ở sinh vật nhân thực
Ý 5 sai Enzim nối ligaza chỉ tác động lên 2 mạch.
Chọn C
Câu hỏi 5 :
Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các nhận xét sau:
(1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.
(2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.
(3) Có độ dài và số lượng các loại nuclêôtit bằng nhau.
(4) Có cấu trúc mạch kép thẳng.
(5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
Nhận xét đúng là
- A (1), (2), (3).
- B (2), (3), (4).
- C (2), (4), (5).
- D (3), (4), (5).
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các nhận xét đúng là : (2) (4) (5)
(1) sai, các phân tử ADN nhân đôi độc lập và cùng thời điểm với nhau
(3) sai, các phân tử có độ dài và số lượng các loại nucleotit không bằng nhau
Dáp án C
Câu hỏi 6 :
Mã di truyền không có đặc tính nào sau đây?
- A Tính thoái hóa.
- B Tính đặc trưng.
- C Tính đặc hiệu.
- D Tính phổ biến.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Mã di truyền không có tính đặc trưng, tất cả các loài sinh vật đều sử dụng chung một bộ mã
Đáp án B
Câu hỏi 7 :
Loại axit amin đươc mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất là
- A Mêtiônin và Triptôphan
- B Mêtiônin và Alanin.
- C Mêtiônin và Lơxin.
- D Mêtiônin và Valin
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Loại acid amin được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất là: metionin và tritophan
Đáp án A
Câu hỏi 8 :
Nội dung nào sau đây phù hợp với tính đặc hiệu của mã di truyền
- A mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba không gối lên nhau
- B một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
- C tất cả các loài đều dung chung bộ mã di truyền
- D nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 axit amin
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tính đặc hiệu của mã di truyền: mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin.
Ý A phản ánh mã di truyền là mã bộ ba
Ý C phản ảnh tính phổ biến của mã di truyền
Ý D phản ánh tính thoái hóa của mã di truyền
Chọn B
Câu hỏi 9 :
Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loại axit amin nào sau đây?
- A Valin
- B Mêtiônin
- C Glixin.
- D Lizin.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loại axit amin Mêtiônin
Chọn B
Câu hỏi 10 :
Đặc điểm nào không đúng đối với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực ?
- A Mỗi đơn vị nhân đôi có một chạc tái bản hình chữ Y
- B Trên mỗi phân tử ADN có nhiều đơn vị tái bản
- C Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sung
- D Quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở kì trung gian giữa hai lần phân bào
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phát biểu sai là A, mỗi đơn vị tái bản có 2 chạc chữ Y
Chọn A
Câu hỏi 11 :
Khi nói về các enzim tham gia quá trình nhân đôi ADN, nhận định nào sau đây là đúng
- A Thứ tự tham gia của các enzim là: Tháo xoắn → ADN polimeraza → ARN polimeraza→ Ligaza.
- B Cả ADN polimeraza và ARN polimeraza đều chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3 ’ - 5’.
- C ARN polimeraza có chức năng tổng hợp đoạn mồi.
- D ADN polimeraza có thể tổng hợp nucleotit đâu tiên của chuỗi polinucleotit.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phát biểu đúng là C,
Ý A sai vì thứ tự tham gia phải là Tháo xoắn → ARN polimeraza →ADN polimeraza → Ligaza
Ý B sai vì ADN polimerase vẫn di chuyển trên mạch khuôn có chiều 5’ – 3’
Ý D sai vì nucleotit đầu tiên của chuỗi polinucleotit ARN polimeraza tổng hợp ( đoạn mồi)
Chọn C
Câu hỏi 12 :
Quá trình nhân đôi ADN luôn cần có đoạn ARN mồi vì
- A enzim ADN polimeraza chỉ gắn nucleotit vào đầu có 3’OH tự do.
- B enzim ADN polimeraza hoạt động theo nguyên tắc bổ sung.
- C đoạn mồi làm nhiệm vụ sửa chữa sai sót trong quá trình nhân đôi ADN.
- D tất cả enzim xúc tác cho nhân đôi ADN đều cần có đoạn mồi mới hoạt động được.
Đáp án: A
Câu hỏi 13 :
Ở sinh vật nhân thực, một trong nhũng codon mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
- A 3'UAG5’
- B 3’AAU5’
- C 5’AGU3’
- D 5’UGG3’
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ở sinh vật nhân thực, một trong nhũng codon mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là: 5'UAA3'; 5'UAG3'; 5'UGA3'.
Chọn B
Câu hỏi 14 :
Đặc điểm không đúng ở mã di truyền của sinh vật nhân thực là
- A không có xitôzin trong thành phần của bộ ba kết thúc.
- B mỗi axit amin có thể do một số bộ ba mã hóa.
- C được đọc liên tục theo chiều 5’→3’ trên mạch mã gốc của gen.
- D bộ ba mở đầu mã hóa cho axit amin mêtionin.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm không đúng là: C
Mã di truyền được đọc theo chiều 3’→5’ trên mạch mã gốc của gen
Đáp án C
Câu hỏi 15 :
Enzyme nào dưới đây có vai trò nối các đoạn Okazaki trong quá trình tái bản của ADN
- A ARN polimerase
- B Ligaza
- C ADN polimerase
- D Restrictaza
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
A, C là enzyme tổng hợp mạch polinucleotit mới
D là enzyme cắt.
Chọn B
Câu hỏi 16 :
Mã di truyền có tính thoái hóa là do
- A số loại axit amin nhiều hơn số loại nuclêôtit.
- B số loại mã đi truyền nhiều hcm số loại nuclêôtit.
- C số loại axit amin nlúều hơn số loại mã di truyền.
- D Số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axit amin
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Mã di truyền có tính thoái hóa : nhiều bộ ba cùng tham gia mã hóa 1 axit amin
Là do số loại mã di truyền (64) nhiều hơn số loại axit amin (20)
Chọn D
Câu hỏi 17 :
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, kết luận nào sau đây không đúng?
- A Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN
- B Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có nhiều 5’ – 3’ mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
- C Enzim ADN polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN trong nhân tế bào
- D Sự nhân đôi của ADN ti thể độc lập so với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phát biểu sai là C, enzyme ADN polimerase làm nhiệm vụ lắp ráp các nucleotit tạo mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn.
Chọn C
Câu hỏi 18 :
Cho các phát biểu sau về quá trình nhân đôi ADN:
(1) Enzym nối ligaza có mặt trên cả hai mạch mới đang được tổng hợp.
(2) Enzym ADN polymeraza trượt theo hai chiều ngược nhau trên cùng một khuôn.
(3) Enzym Am polymeraza luôn dịch chuyển theo chiều enzym tháo xoắn.
(4) Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một chạc sao chép, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.Có bao nhiêu phát biểu đúng?
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Xét các phát biểu:
(1) đúng. Vì trên một mạch có cả đoạn được tổng hợp gián đoạn, đoạn được tổng hợp liên tục
(2) đúng, vì 2 mạch khuôn có chiều ngược nhau
(3) sai, enzyme ADN polimerase luôn dịch chuyển theo chiều 3’-5’ ( để tổng hợp mạch mới có chiều 5’–3’)
(4) đúng, vì enzyme ADN polimerase chỉ tổng hợp mạch mới có chiều 5’–3’
Chọn C
Câu hỏi 19 :
Ở vi khuẩn E.coli, ARN polymeraza có chức năng gì trong quá trình tái bản ADN?
- A Mở xoắn phân tử ADN làm khuôn.
- B Tổng hợp đoạn ARN mồi có chứa nhóm 3’ - OH tự do.
- C Nối các đoạn ADN ngắn thành các đoạn ADN dài.
- D Nhận biết vị trí khởi đầu đoạn ADN được nhân đôi.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Enzyme ARN polimerase có chức tổng hợp đoạn mồi chứa nhóm 3’ – OH vì enzyme ADN polimerase lắp ráp các nucleotit vào đầu 3’ –OH.
Chọn B
Câu hỏi 20 :
Đặc tính nào của mã di truyền cho phép lý giải sự kết cặp linh hoạt giữa anticodon của tARN và codon của mARN?
- A Tính liên tục
- B Tính phổ biến
- C Tính thoái hóa
- D Tính đặc hiệu.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Do tính thoái hóa của mã di truyền : nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin.
Chọn C
Câu hỏi 21 :
Codon nào sau đây không mã hóa axit amin ?
- A 5’-AUG-3’
- B 5’-AUU-3’
- C 5’-UAA-3’
- D 5’-UUU-3’
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin ( 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’)
Chọn C
Câu hỏi 22 :
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây là đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
II. Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
III. Trên cả hai mạch khuôn, ADN polimerase đều di chuyển theo chiều 5’- 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ - 5’.
IV. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.
- A I, II, III
- B II, IV
- C I, IV
- D II, III, IV.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các phát biểu đúng là: I,IV
Ý II sai vì nhân đôi ADN chỉ diễn ra 1 lần còn phiên mã có thể diễn ra nhiều lần trong chu kỳ tế bào
Ý III sai vì ADN polimerase di chuyển theo chiều 3’- 5’ để tổng hợp mạch mới có chiều 5’ -3’
Chọn C
Câu hỏi 23 :
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:
- A Anticodon.
- B Gen
- C Mã di truyền
- D Codon
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là gen.
Chọn B
Câu hỏi 24 :
Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào:
- A Guanin(G).
- B Uraxin(U)
- C Ađênin (A)
- D Timin(T)
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN là A, T, G, X.
U là đơn phân cấu tạo nên ARN không phải đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN
Chọn B
Câu hỏi 25 :
Gen phân mảnh có đặc tính là:
- A Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi.
- B Gồm các nuclêôtit không nối liên tục.
- C Đoạn mã hóa xen lẫn các đoạn không mã hóa.
- D Do các đoạn Okazaki gắn lại.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Gen phân mảnh có ở sinh vật nhân thực, các đoạn exon (mã hóa) xen kẽ đoạn intron (không mã hóa)
Lời giải chi tiết:
Gen phân mảnh: gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) xen lẫn các đoạn không mã hóa axit amin (intron).
Chọn C
Câu hỏi 26 :
Đoạn chứa thông tin mã hóa axit amin của gen ở tế bào nhân thực gọi là:
- A Nuclêôtit
- B Exon
- C Codon
- D Intron
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Nuclêôtit là đơn phân của gen (hay ADN).
Exon là đoạn mã hóa axit amin.
Codon là bộ ba mã hóa trên mARN.
Intron là các đoạn không mã hóa axit amin.
Chọn B
Câu hỏi 27 :
Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh
- A Vi khuẩn lam
- B Nấm men
- C Xạ khuẩn
- D E.Coli
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Gen phân mảnh có ở phần lớn sinh vật nhân thực.
Lời giải chi tiết:
Gen phân mảnh có ở sinh vật nhân thực, trong 4 loài sinh vật trên thì nấm men là sinh vật nhân thực, A, C, D đều là sinh vật nhân sơ.
Chọn B
Câu hỏi 28 :
Mã di truyền có tính đặc hiệu, có nghĩa là:
- A Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA
- B Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
- C Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin
- D Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Tính đặc hiệu của mã di truyền là: một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin.
A chỉ là các bộ ba, không phải tính đặc hiệu của mã di truyền.
B là tính thoái hóa của mã di truyền.
D là tính phổ biến của mã di truyền.
Chọn C
Câu hỏi 29 :
Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một axit amin trừ 2 cođon nào sau đây:
- A 3’AUG5’, 3’UUG5’
- B 3’AUG5’, 3’UGG5’.
- C 3’GUA5’, 5’UGG3’
- D 3’AUX5’, 3’UGG5’.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
- Áp dụng bảng mã di truyền (SGK tr.8).
- Mã di truyền được đọc trực tiếp trên mARN theo chiều 5’ đến 3’
Lời giải chi tiết:
2 côđon là AUG và UGG là 2 codon duy nhất mã hóa cho axit amin là Methionin và Triptophan. Ngoài ra không có acid amin nào mã hóa cho 2 acid amin trên.
Chọn C
Chú ý: Chiều của mARN phải được tính theo chiều 5’ đến 3’. Ví dụ codon 3’UGG5’ và 5’UGG3’ là 2 codon khác nhau.
Câu hỏi 30 :
Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
- A Mã di truyền có tính đặc hiệu.
- B Mã di truyền có tính thoái hóa.
- C Mã di truyền có tính phổ biến
- D Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Điều này thể hiện tính phổ biến của mã di truyền
Đáp án C