Câu hỏi 1 :
Enzim ligaza có vai trò
- A tổng hợp mạch pôlinuclêôtit theo chiều 5’ – 3’.
- B cắt phân tử ADN tại các vị trí xác định.
- C nối các đoạn pôlinuclêôtit lại với nhau.
- D cắt đứt liên kết hiđrô giữa 2 mạch pôlinuclêôtit của phân tử ADN.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Enzim ligaza có vai trò nối các đoạn pôlinuclêôtit lại với nhau.
Chọn C
Câu hỏi 2 :
Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung?
- A G và X
- B U và T
- C A và T
- D A và U
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
U và T không liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung, chúng đều thuộc cùng loại pyrimidin.
Chọn B
Câu hỏi 3 :
Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
- A 3’UAG5’
- B 3’UGA5’.
- C 3’AGU5’.
- D 5’AUG3’.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Bộ ba kết thúc gồm 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’.
Chọn C
Câu hỏi 4 :
Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG3’ mã hóa loại axit amin nào sau đây?
- A Mêtiônin
- B Glixin.
- C Valin
- D Lizin.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG3’ mã hóa cho axit amin Metionin.
Chọn A
Câu hỏi 5 :
Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc
- A bổ sung và bảo toàn
- B bán bảo toàn.
- C bổ sung và bán bảo toàn.
- D Nguyên tắc bổ sung.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc bán bảo toàn.
Chọn B
Câu hỏi 6 :
Khẳng định nào sau đây về đặc điểm của mã di truyền là không đúng?
- A Mã di truyền có tính đặc hiệu.
- B Mã di truyền có tính thoái hóa.
- C Mã di truyền có tính đặc trưng cho loài
- D Mã di truyền có tính phổ biến.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phát biểu sai về đặc điểm của mã di truyền là C, mã di truyền có tính phổ biến nghĩa là tất cả các loài đều có chung bộ mã di truyền (trừ 1 vài ngoại lệ)
Chọn C
Câu hỏi 7 :
Loại enzim nào có tác dụng nối các đoạn Okazaki thành mạch polynucleotit hoàn chỉnh?
- A Ligaza
- B ARN – polymeraza
- C ADN – polymeraza
- D Amilaza
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ligaza là enzyme nối các đoạn Okazaki thành mạch polynucleotit hoàn chỉnh.
Chọn A
Câu hỏi 8 :
Nuclêôtit là đơn phân của cấu trúc nào sau đây?
- A gen
- B chuỗi polipeptit.
- C enzim ADN polimeraza.
- D enzim ARN polimeraza.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Nuclêôtit là đơn phân của ADN, ARN, gen (1 đoạn ADN).
Chọn A
Câu hỏi 9 :
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây là sai?
- A Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
- B Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo thành chạc chữ Y.
- C Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’→ 5’.
- D Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phát biểu sai về quá trình nhân đôi ADN là: C, ADN pol tổng hợp mạch mới có chiều 5’ – 3’.
Chọn C
Câu hỏi 10 :
Nuclêôtit nào sau đây không tham gia cấu tạo nên ADN?
- A Ađênin
- B Uraxin
- C Xitôzin.
- D Guanin
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
ADN được cấu tạo từ các loại nucleotit A, T, G, X không có U
Chọn B
Câu hỏi 11 :
Timin là nucleotit cấu tạo nên phân tử nào sau đây:
- A mARN
- B ADN
- C ARN
- D Protein
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Timin là nucleotit cấu tạo nên phân tử ADN.
Chọn B
Câu hỏi 12 :
Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại A trên mạch khuôn liên kết với loại nuclêôtit nào ở môi trường nội bào?
- A U
- B T
- C G
- D X
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại A trên mạch khuôn liên kết với nuclêôtit loại T bằng 2 liên kết hidro.
Chọn B
Câu hỏi 13 :
Quá trình nhân đôi NST ở sinh vật nhân thực diễn ra trong
- A nhân tế bào, ti thể và lục lạp.
- B ti thể và lục lạp.
- C tế bào chất.
- D nhân tế bào.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Quá trình nhân đôi NST ở sinh vật nhân thực diễn ra trong nhân tế bào, ti thể và lục lạp.
Chọn A
Câu hỏi 14 :
Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả:
- A A = X; G =T
- B A = G; T = X
- C A + T = G + X
- D A+G= T +X
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Theo nguyên tắc bổ sung A=T; G=X vậy ta có A+G= T +X.
Chọn D
Câu hỏi 15 :
Một đoạn mạch gốc của một gen có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG 3’. Trình tự các nuclêôtit ở đoạn mạch bổ sung của gen đó là
- A 5’ XXXGGGTAGGXT 3’.
- B 5’ XXXGGXTXGGXT 3’.
- C 5’ XXXGGGTXGXXT 3’.
- D 5’ XXXGGGTXGGXT 3’.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Mạch mã gốc: 5’AGXXGAXXXGGG 3’
Mạch bổ sung: 3’TXGGXTGGGXXX 5’
Hay: 5’ XXXGGGTXGGXT 3’
Chọn D
Câu hỏi 16 :
Có tất cả bao nhiêu loại bộ ba được sử dụng để mã hóa các axit amin ?
- A 60
- B 61
- C 63
- D 64
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Có 64 mã di truyền, trong đó có 3 mã kết thúc không mã hóa axit amin. Vậy có 61 codon mã hóa axit amin.
Chọn B
Câu hỏi 17 :
Côđon nào sau đây mã hóa axit amin mở đầu?
- A 5'AUG3'
- B 3'AUG5'
- C 3'UAG5'
- D 5'UGA3’.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Codon mã hóa axit amin mở đầu là 5’AUG3’.
Chọn A
Câu hỏi 18 :
Loại axit amin nào sau đây chỉ do một bộ ba mã hoá?
- A Triptophan và valin
- B Metionin và triptophan.
- C Lơxin và metionin
- D Tirozin và metionin.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Metionin và triptophan là 2 axit amin chỉ do một bộ ba mã hoá (AUG và UGG)
(SGK Sinh 12 trang 8)
Chọn B
Câu hỏi 19 :
Vai trò của enzyme ADN polimerase trong quá trình nhân đôi ADN là:
- A Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
- B Tháo xoắn phân tử ADN.
- C Nối các okazaki với nhau.
- D Bẻ gãy các liên kết hidro giữa 2 mạch của ADN.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Vai trò của enzyme ADN polimerase trong quá trình nhân đôi ADN là lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
Chọn A
Câu hỏi 20 :
Axit amin valin được quy định bởi các côdon GUU, GUX, GUA, GUG là ví dụ minh họa đặc điểm nào sau đây của mã di truyền
- A Tính phổ biến.
- B Tính di truyền.
- C Tính thoái hóa.
- D Tính đặc hiệu.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Axit amin valin được quy định bởi các côdon GUU, GUX, GUA, GUG là ví dụ minh họa tính thoái hóa của mã di truyền (nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin)
Chọn C
Câu hỏi 21 :
Bộ ba nào sau đây mã hoá foocmin metionin ở sinh vật nhân sơ?
- A 5’AUG3’
- B 5’GUA3’
- C 5’XAT3’
- D 5’AGU3’
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Bộ ba 5’AUG3’ mã hóa axit amin foocmin metionin (SGK Sinh 12 trang 8)
Chọn A
Câu hỏi 22 :
Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN như thế nào?
- A Luôn theo chiều từ 5’ đến 3’.
- B Luôn theo chiều từ 3’ đến 5’.
- C Theo chiều từ 5’ đến 3 trên mạch này và 3’ đến 5 trên mạch kia.
- D Di chuyển một cách ngẫu nhiên.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza di chuyển theo chiều 3’ – 5’ vì ADN pol chỉ tổng hợp mạch mới có chiềun5’- 3’
Chọn A
Câu hỏi 23 :
Trong quá trình nhân đôi ADN, không có sự tham gia của enzim:
- A ligaza
- B Restrictaza
- C ADN polimeraza
- D ARN polimeraza.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình nhân đôi ADN, không có sự tham gia của enzim Restrictaza vì đây là enzyme cắt giới hạn được dùng trong công nghệ gen (tạo ADN tái tổ hợp).
Chọn B
Câu hỏi 24 :
Điều nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của gen?
- A Vùng kết thúc nằm ở đầu 3’của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
- B Vùng mã hóa ở giữa vùng điều hòa và vùng kết thúc, mang thông tin mã hóa axit amin.
- C Gen phân mảnh có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn êxon là các đoạn intron.
- D Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động phiên mã.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Mỗi gen mã hóa prôtêin gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit:
Vùng điều hòa: nằm ở đầu 3’của gen, mang tín hiệu đặc biệt giúp ARN polimeraza nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã và chứa trình tự nucleotit kiểm soát, điều hòa quá trình phiên mã.
Vùng mã hoá: gồm các đoạn gen cấu trúc mang thông tin mã hóa các axit amin.
Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
Phát biểu sai về cấu trúc của gen là : A
Chọn A
Câu hỏi 25 :
Ở sinh vật nhân thực, axit amin Mêtiônin được mã hóa bởi mã bộ ba
- A 5’AUA3’
- B 5’AUX3’
- C 5’AUU3’
- D 5’AUG3’
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ở sinh vật nhân thực, axit amin Mêtiônin được mã hóa bởi mã bộ ba 5’AUG3’ (SGK Sinh 12 trang 8)
Chọn D
Câu hỏi 26 :
Enzim nối các đoạn Okazaki trong quá trình tái bản ADN là:
- A ARN polimeraza
- B Restrictaza
- C Ligaza
- D ADN polimeraza.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Enzim nối các đoạn Okazaki trong quá trình tái bản ADN là ligaza.
Chọn C
Câu hỏi 27 :
Đặc điểm của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới là:
- A Tính phổ biến
- B Tính liên tục
- C Tính thoái hoá
- D Tính đặc hiệu.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới là: Tính phổ biến: Đa số các loài có chung bộ mã di truyền (trừ 1 vài ngoại lệ)
Chọn A
Câu hỏi 28 :
Gen mang thông tin mã hoá sản phẩm kiểm soát hoạt động của gen khác được gọi là:
- A Gen đa hiệu
- B Gen tăng cường
- C Gen điều hoà
- D Gen đa alen
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Gen mang thông tin mã hoá sản phẩm kiểm soát hoạt động của gen khác được gọi là gen điều hòa.
Chọn C
Câu hỏi 29 :
Trong nhân đôi ADN, 2 phân tử ADN con được tạo ra hoàn toàn giống nhau và giống ADN mẹ là nhờ
- A Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc liên tục.
- B Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc nửa gián đoạn.
- C Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
- D Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc nửa gián đoạn.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Trong nhân đôi ADN, 2 phân tử ADN con được tạo ra hoàn toàn giống nhau và giống ADN mẹ là nhờ nguyên tắc bổ sung (A-T;G-X) và nguyên tắc bán bảo toàn.
Chọn C
Câu hỏi 30 :
Côđon nào sau đây trên mARN không có anticôđon (bộ ba đối mã) tương ứng trên tARN ?
- A 5’AUU3’
- B 3’UGA5’
- C 3’AAU5’
- D 5’AUG3’
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Các codon kết thúc không có anticodon tương ứng trên tARN: 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3.
Chọn C