Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

a) Đọc đoạn hội thoại sau:

- Tôm ơi, cậu ôn lại phần biểu thức chưa? Cậu thử lấy ví dụ về biểu thức xem nào.

- Ờ,…ờ. Thì biểu thức gồm các số và dấu của phép tính cộng, trừ, nhân, chia đấy thôi. Như là \(35 + 17;5 \times 8 - 7...\)

- Thế còn giá trị biểu thức?

- Thì cậu tính ra thôi, chẳng hạn như 35+17=52 thì 52 là giá trị của biểu thức 35+17

b) Viết ba biểu thức: …..

Phương pháp giải:

a) Đọc đoạn hội thoại đã cho.

b) Dùng số và các phép tính viết ba biểu thức tùy ý.

Lời giải chi tiết:

a) Đọc đoạn hội thoại đã cho.

b) Ba biểu thức bất kì là:

1 + 2 + 3 + 4;

 34 + 3 × 2;

 12 : 3.

Bài 2

Tính giá trị biểu thức

Phương pháp giải:

- Tính giá trị của biểu thức rồi điền kết quả vào ô trống.

- Chú ý quy tắc : Thực hiện "nhân chia trước, cộng trừ sau."

Lời giải chi tiết:


Bài 3

Đặt tính rồi tính:

320 : 5 526 : 4 586 : 8

Phương pháp giải:

Đặt tính và tính phép chia số có ba chữ số với số có một chữ số.

Lời giải chi tiết:

Bài 4

Giải bài toán: Mỗi bao gạo cân nặng 35 kg, mỗi bao ngô cân nặng 45kg. Hỏi 3 bao gạo và 1 bao ngô nặng tất cả bao nhiêu ki-lô-gam?

Phương pháp giải:

- Tính khối lượng của 3 bao gạo.

- Tính tổng khối lượng của 3 bao gạo vừa tìm được với một bao ngô.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

1 bao gạo: 35kg

1 bao ngô: 45kg

3 bao gạo và 1 bao ngô: ...kg?

Bài giải

Ba bao gạo nặng số ki-lô-gam là:

35 × 3 = 105 (kg)

Ba bao gạo và một bao ngô nặng tất cả số ki-lô-gam là:

105 + 45 = 150 (kg)

Đáp số: 150 kg.

 dapandethi.vn