Câu 1: (2 điểm)
a. Vẽ sơ đồ các bộ phận của hệ thần kinh
b. Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ bào còn, rễ nào mất
Câu 2: (2 điểm)
a. Trình bày vị trí và chức năng của tiểu não.
b. Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện “chân nam đá chân chiêu” trong lúc đi.
Câu 3: (2 điểm)
a. Phân biệt nguyên nhân và cách khắc phục tật cận thị và tật viễn thị
b. Dựa vào hình vẽ em hãy chú thích cấu tạo cầu mắt
Câu 4: (2 điểm)
a. Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
b. Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiễu
Câu 5 (2 điểm)
Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, cho ví dụ.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
a. Sơ đồ các bộ phận của hệ thần kinh
b.
Để biết được rễ nào còn, rễ nào mất thì tốt nhất là kích thích mạnh vào chi trước và lần lượt kích thích mạnh từng chi sau. Nếu chi nào có phản ứng co thì rễ còn, còn không có phải ứng tức là rễ đã đứt
+ Nếu không gây co chi nào → Rễ sau (rễ cảm giác) chi đó bị đứt
+ Nếu chi nào co → Rễ trước (rễ vận động) vẫn còn
+ Nếu chi đó không co, các chi khác co → Rễ trước (Rễ vận động) của chi đó đứt
Câu 2:
a. Vị trí của tiểu não: nằm ở phía sau trụ não
Chức năng của tiểu não: Tiểu não có chức năng điều hòa trương lực cơ, qua đó giữ thăng bằng cho cơ thể. Đồng thời, tiểu não được xem là một cơ quan kiểm soát và điều chỉnh các vận động cả tự động lẫn chủ động.
b. Người say rượu thường có biểu hiện “chân nam đá chân chiêu” trong lúc đi là do:
- Khi say rượu tức là tiểu não bị đầu độc, chức năng của tiểu não sẽ bị rối loan.
- Rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xináp giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não. Tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững.
Câu 3:
a. Phân biệt nguyên nhân và cách khắc phục tật cận thị và tật viễn thị
|
Nguyên nhân |
Cách khắc phục |
Tật cận thị |
- Bẩm sinh: Cầu mắt dài - Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần), thiếu ánh sáng → Thể thuỷ tinh quá phồng |
- Đeo kính mặt lõm (kính cận) |
Tật viễn thị |
- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn - Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) → không phồng được |
- Đeo kính mặt lồi (kính viễn) |
b. Dựa vào hình vẽ em hãy chú thích cấu tạo cầu mắt
1- Điểm mù
2- Dây thần kinh thị giác
3- Điểm vàng
4- Màng lưới
5- Màng mạch
6- Màng cứng
7- Thủy tinh thể
Câu 4:
a. Ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất vì: Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ trong khi ở vùng ngoại vi nhiểu tế bào nón hoặc nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác.
b.
- Không nên đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng là để tránh cho mắt phải điều tiết quá nhiều, lâu dần gây tật cho mắt.
- Không nên đọc sách trên tàu xe bị xóc là vì ta không thể giữ cố định được khoảng cách phù hợp giữa sách và mắt, làm mắt phải điều tiết liên tục, gây hại cho mắt.
Câu 5
Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện:
Ví dụ phản xạ không điều kiện:
- Khi chào đời, dấu hiệu đầu tiên để biết đứa trẻ bình thường là khóc. Đây là phản xạ tự nhiên của con người nên nó là phản xạ không có điều kiện.
- Khi các bạn sờ vào vật gì đó nóng thường có phản xạ rụt tay lại. Đây là phản xạ không có điều kiện.
- Khi hít phải luồng không khí có nhiều bụi ta hắt hơi.
- Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra
- Khi gặp lạnh nổi da gà
Ví dụ phản xạ có điều kiện:
- Khi lưu thông các phương tiện trên đường như xe đạp, xe máy, ô tô,… Các bạn gặp đèn đỏ thì sẽ dừng lại và gặp đèn xanh thì đi bình thường. Đây là phản xạ mà các bạn được thầy cô, bố mẹ dạy trong đời sống hàng ngày.
- Đến mùa đông, các bạn thường mặc nhiều quần áo để không bị lạnh.
- Nghe tiếng ai gọi tên mình, liền quay đầu lại.
- Biết chữ, biết làm toán...
- Biết bật quạt khi trời nóng
dapandethi.vn