Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu A, B, C, D trả lời em cho là đúng
Câu 1: Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm nào?
A. Bơ, dầu cá, gấc, cà rốt
B. Muối biển, gạo tẻ, ngô nếp
C. Ngũ cốc, gan, hạt nảy mầm
D. Thịt lợn, rau ngải, tía tô
Câu 2: Vùng chức năng chỉ có ở người:
A. Vùng cảm giác
B. Vùng thính giác
C. Vùng vận động
D. Vùng vận động ngôn ngữ
Câu 3: Những tuyến nào sau đây thuộc tuyến pha?
A. Tuyến yên, tuyến tùng
B. Tuyến tụy, tuyến sinh dục
C. Tuyến giáp, tuyến trên thận
D. Tuyến nước bọt, tuyến gan
Câu 4. Nước tiểu đầu được tạo ra từ:
A. Cầu thận B. Nang cầu thận
C. Ống thận D. Bể thận
Câu 5. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan?
A. Thận, nang cầu thận, ống thận
B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái
C. Thận, ống thận, bóng đái
D. Thận, nang cầu thận, ống góp, bể thận.
Câu 6: Dây thần kinh tủy có bao nhiêu đôi?
A. 12 B. 31
C. 32 D. 16
Câu 7: Ghép thông tin cột A vào cột B cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C
Cột A |
Cột B |
Cột C |
1. Trụ não 2. Tiểu não 3. Não trung gian |
a. Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt b. điều khiển điều hòa các nội quan tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp... c. điều khiển hoạt động của cơ vân, hoạt động theo ý muốn d. điều khiển và phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể. |
1. 2. 3. |
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Quan sát sơ đồ sau:
Tụy là cơ quan trong cơ thể người và động vật là một phần của hệ tiêu hóa và hệ nội tiết, tụy là nơi sản xuất dịch tiêu hóa như: trypsinogen, lipase, tụy có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần của thức ăn, ngoài ra tụy còn là nơi sản xuất hormỏn là insulin và glucagon. Đây là hai loại hormone điều chỉnh nồng độ glucose (đường) trong máu để đảm bảo hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường.
a. Hãy phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Vì sao tuyến tụy là tuyến pha?
b.
Dựa vào sơ đồ trên em hãy trình bày quá trình điều hòa đường huyết trong cơ thể?
c. Nếu số lượng tế bào β trong đảo tụy ít hoặc hoạt động kém hiệu quả thì sẽ dẫn đến bệnh gì? Biểu hiện bệnh và tác hại?
Câu 2: (3 điểm)
a. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ?
b. Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể? Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? Nêu tác hại của ma túy đối với hệ thần kinh?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A |
D |
B |
B |
B |
B |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Vitamin A có nhiều trong Bơ, dầu cá, gấc, cà rốt
Chọn A
Câu 2: Vùng chức năng chỉ có ở người là: Vùng vận động ngôn ngữ.
Chọn D
Câu 3: Tuyến tụy, tuyến sinh dục là tuyến pha
Chọn B
Câu 4. Nước tiểu đầu được tạo ra từ: Nang cầu thận
Chọn B
Câu 5. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái
Chọn B
Câu 6: Dây thần kinh tủy có 31 đôi
Chọn B
Câu 7:
1.b
2. a
3. d
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Quan sát sơ đồ sau:
Tụy là cơ quan trong cơ thể người và động vật là một phần của hệ tiêu hóa và hệ nội tiết, tụy là nơi sản xuất dịch tiêu hóa như: trypsinogen, lipase, tụy có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần của thức ăn, ngoài ra tụy còn là nơi sản xuất hormỏn là insulin và glucagon. Đây là hai loại hormone điều chỉnh nồng độ glucose (đường) trong máu để đảm bảo hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường.
a. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết:
Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm (chất tiết) theo ống dẫn đến các cơ quan xác định hoặc đưa ra ngoài.Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt...
Tuyến nội tiết: Sản phẩm là các chất tiết (hoocmôn) tiết ra được ngấm thấm thẳng vào máu đưa đến cơ quan đích. Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp...
Tuyến tụy là tuyến pha: Vì tuyến tụy hoạt động vừa như 1 tuyến nội tiết (tiết hoocmon: insulin, glucagon trong điều hòa đường huyết) vừa hoạt động như 1 tuyến ngoại tiết (tiết ra một số muối, liên quan tới sự tiêu hóa)
b.
Quá trình điều hòa đường huyết trong cơ thể bằng hormone tuyến tụy:
- Sau bữa ăn nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên kích thích tế bào β tụy tiết ra hoocmôn insulin, hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và làm tăng tính thấm ở tế bào, tế bào tăng nhận và sử dụng glicôzơ, do vậy nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống và duy trì ờ nồng độ 0,1 %.
- Sau khi chạy, lao động thì nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống kích thích tế bào α tụy tiết ra hoocmôn glucagôn, hoocmôn này có tác dụng chuyển glicôgen có ở gan thành glucôzơ. Glucôzơ từ gan vào máu, làm cho nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên đến khoảng 0,1 %.
c. Nếu số lượng tế bào β trong đảo tụy ít hoặc hoạt động kém hiệu quả thì sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Biểu hiện của bệnh là hàm lượng đường trong máu luôn cao, vượt quá 0,12% , xuất hiện một trong số các triệu chứng sau:
- Cảm thấy khát nước liên tục
- Đi tiểu nhiều lần đặc biệt vào ban đêm rất hay phải dậy đi tiểu
- Người hay mệt mỏi, uể oải
- Giảm cân
- Bộ phận sinh dục bị ngứa, hoặc bị nấm âm đạo tái phát nhiều lần
- Chuột rút
- Táo bón
- Mắt ngày càng mờ
- Da dễ bị nhiễm trùng, tái phát nhiều lần
Không phải các triệu chứng nào của bệnh tiểu đường cũng đều xuất hiện một lúc, một dấu hiệu đơn lẻ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau.
Tác hại: Bệnh tiểu đường kéo theo hàng loạt các rối loạn chuyển hóa khác và gây nên các biến chứng nguy hiểm như:
- Tim mạch: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ , nhồi máu cơ tim. vết thương lâu lành
- Mắt: bệnh võng mạc gây mù lòa tạm thời hoặc vĩnh viễn, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp
- Thần kinh: Tổn thương dây thần kinh, mất cảm giác ở nhiều bộ phận, công thêm suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng. Ở người tiểu đường, chỉ một vết xước nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, loét, hoại tử và đoạn chi. Nam giới bị đái tháo đường có thể bị liệt dương
- Thận: thận làm việc kém hiệu quả hơn, có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, bệnh nhân có thể phải lọc máu hoặc ghép thận mới duy trì được sự sống
- Biến chứng ở phụ nữ mang thai: Đường huyết cao khi mang thai có thể dẫn đến thai nhi tăng cân, tổn thương nội tạng, nguy hiểm khi sinh. Trẻ em tiếp xúc lâu với đường huyết cao trong bụng mẹ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn trong tương lai
Câu 2: (3 điểm)
a. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Ví dụ về phản xạ có điều kiện là:
+ đến mùa đông, ta biết mặc đồ ấm để không bị lạnh.
+ khi lưu thông trên đường, gặp đèn đỏ thì dừng lại, còn gặp đèn xanh thì tiếp tục đi.
+ khi có người gọi tên mình thì quay đầu lại.
+ biết chữ, biết làm toán...
+ biết bật quạt khi trời nóng
Ví dụ về phản xạ không điều kiện:
+ khi chào đời là đã biết khóc
+ khi gặp lạnh nổi da gà
+ nóng thì chảy mồ hôi
+ hắt hơi khi hít phải bụi
+ khi đụng vật nóng tay ta liền rụt lại
b. Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể; là kết quả của một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc (hoạt động) của hệ thần kinh.
Muốn có giấc ngủ tốt cần phải :
- Tạo một phản xạ (một động hình) chuẩn bị cho giấc ngủ.
- Tránh những yếu tố làm ảnh hưởng tới giấc ngủ (ăn no quá, dùng chất kích thích : cà phê, chè, thuốc lá ...) trước khi ngủ.
- Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.
- Có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
Tác hại của ma túy đối với hệ thần kinh:
Chỉ trong thời gian ngắn sử dụng, con nghiện trở nên rất kích động, tỉnh táo, tự tin hay thậm chí có biểu hiện thông minh hơn.
Tuy nhiên, nếu sử dụng ma tuý đá trong thời gian dài, các tế bào não bị tổn thương và dần dần chết, có nguy cơ bị đột quỵ đột ngột, tổn thương não bất thường và dẫn tới cái chết ngay lập tức.
Sử dụng ma túy gây ra các rối loạn tâm thần: Lo âu, trầm cảm, kích động, suy giảm nhận thức, triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác) gây hoảng loạn, sợ bị truy hại và sợ bị giết, rất dễ dẫn đến hành vi bạo lực, nặng hơn, thường nhập viện trong tình trạng hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, huyết áp, đe dọa tính mạng.
dapandethi.vn