Đề bài
I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Đặc điểm nào sau đây không phải là của san hô
A. Cá thể có cơ thể hình trụ
B. Tập đoàn cá thể con tạo thành khối
C. Có gai độc tự vệ
D. Thích nghi đời sống bơi lội
2.Trong cơ thể muỗi Anôphen trùng sốt rét sinh sản hữu tính có tác hại gì đến con người ?
A. Để tăng số lượng trùng sốt rét
B. Làm tăng sức sống trùng sốt rét
C. Trở thành tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho người
D. Cả A, B và C đều đúng.
3.Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng được là nhờ:
A.Diệp lục B. Roi
C. Điểm mắt D. Câu B và C đúng.
Câu 2. Hãy chọn các đặc điểm thích nghi ở cột B tương ứng với các đại diện ở cột A rồi điền vào phần kết quả ở cột C để quả hoàn thành bảng sau:
Bảng. So sánh sán lông và sán lá gan.
Đại diện (A) |
Các đặc điếm thích nghi (B) |
Kết quả (C) |
1.Sán lông 2.Sán lá gan |
a, Có hai mắt b, Mắt tiêu giảm c, Có lông bơi d, Lông bơi tiêu giảm e, Không có giác bám f, Giác bám phát triển g, Có miệng, các nhánh ruột, chưa có hậu môn h, Hai nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ k. Cơ quan sinh dục phát triển |
1.................. 2........... |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1.
a. Căn cứ vào nơi sống của giun móc câu và giun kim, so sánh xem loài nào nguy hiểm hơn ? Loài nào dễ phòng tránh hơn ?
b,Do thói quen nào của trẻ mà giun khép kín vòng đời ?
Câu 2. Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết đại diện ngành giun đốt ? Hãy nêu thêm tên một số giun đốt khác mà em biết ?
Câu 3. Trùng đế giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá và thải bã như thế nào ?
Lời giải chi tiết
I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1.
1 |
2 |
3 |
D |
D |
D |
Câu 2.
1. a, c, e, h. 2. b, d, g, i, k.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1.
a. Mức độ nguy hiểm cùa giun móc câu và giun kim:
- Giun kim: kí sinh ở ruột già của người
- Giun móc câu: kí sinh ở tá tràng của người
- Giun móc câu nguy hiểm hơn do vị trí kí sinh của giun gây nguy hiểm cho sức khoẻ người nhiều hơn.
- Phòng tránh giun móc câu dễ hơn vì ta có thể ngăn ngừa giun xâm nhập bằng cách luôn đi giày dép, không đi chân đất, chân trần.
b, Thói quen của trẻ làm giun khép kín vòng đời.
- Khi giun xuống hậu môn đẻ trứng, chúng sẽ gây ngứa ngáy khó chịu. Khi trẻ bị ngứa, trẻ sẽ dùng tay gãi chỗ ngứa vô tình trứng giun sẽ dính vào kẽ móng tay; khi trẻ mút tay hay ăn bằng tay (dùng tay bốc thức ăn) trứng giun sẽ theo vào trong hệ tiêu hoá, vòng đời cùa giun được khép kín.
Câu 2. * Đặc điểm để nhận biết đại diện ngành giun đốt:
- Cơ thể phân đốt, đối xứng 2 bên; giác quan phát triển
- Có thể xoang (khoang cơ thể chính thức)
- Di chuyển bằng cách uốn mình nhờ các chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể.
*Tên một số giun đốt khác:
- Giun biển, giun cát (sống trong hang), đỉa, vắt, rươi...
Câu 3. Trùng đế giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá và thải bã như sau:
- Trùng đế giày sống trong môi trường nước (ao, hồ,…)
Trùng di chuyển bằng cử động của các tiêm mao bao bọc quanh cơ thể.
Thức ăn (các mảnh vụn hữu cơ, vi khuẩn...) vào cơ thể nhờ các tiêm mao, qua hầu, viên thức ăn đuợc chứa trong không bào tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá thấm vào nguyên sinh chất, chất bã được thải ra theo lỗ thoát thành cơ thể.
dapandethi.vn