Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Trùng roi xanh có điểm nào giống với tế bào thực vật ?

A. Có hạt dự trữ            

B. Có diệp lục

C. Có roi

D. Có điểm mắt

Câu 2. Khi gặp điều kiện bất lợi trùng roi xanh có hiện tượng gì ?

A. Đa số bị chết

B. Kết bào xác

C. Sinh sản nhanh

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 3. Cách dinh dưỡng của trùng biến hình ?

A.Chân giả thứ nhất tiếp cận mồi lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.

      B. Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.

      C. Không bào tiêu hoá, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 4. Cấu tạo của trùng giày ?

1.Trùng giày là động vật đơn bào nhưng cấu tạo của cơ thể đã hoá thành nhiều bộ phận như nhân lớn, nhân nhỏ, không co bóp, miệng, hầu.

2. Mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng nhất định.

3.Có lông bơi phủ khắp cơ thể.

      4. Có chân giả

A. l, 2, 3               B. 2, 3, 4.

C. 1, 3, 4.             D. 1, 2, 4.

Câu 5. Đặc điểm của trùng kiết lị ?

1.Có chân giả

2. Có hình thành bào xác, bào xác tồn tại ngoài thiên nhiên được 9 tháng.

3. Sống kí sinh trong ruột người.

4. Sống tự do ngoài thiên nhiên

A. 1, 2, 4.           B. 1, 2, 3.

C. 2, 3, 4.           D. 1, 3, 4

Câu 6. Nêu cấu tạo của sán lá gan ?

1. Cơ thể hình lá dẹp, dài 2 - 5 cm.

2. Mắt lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển

3. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển thích nghi với môi trường kí sinh.

3. Kí sinh trong gan, mật trâu, bò

A. 1, 2, 4            B. 2, 3, 4

C. 1, 3, 4.             D. 1, 2, 3.

Câu 7. Loài nào sau đây xâm nhập vào thể người qua da ?

A. Sán lá gan

B. Sán bã trầu

C. Sán dây (sán sơ mít)

D. Sán lá máu.

Câu 8. Bò sát, bọ cạp phân bố ở vùng khí hậu nào ?

A. Nhiệt đới                B. Xích đạo

C. Ôn đới                    D. Vùng cực

II.T LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Nêu đặc điểm chung của ngành Giun đốt ?

Câu 2. Trình bày sự khác nhau trong sinh sản vô tính mọc chồi của san hô và thuỷ tức ? Cành san hô thưòng dùng trang trí là bộ phận nào của chúng ?

Câu 3. Đặc điểm của giun đũa khác với sán lá gan ?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

A

 

 

 

X

 

 

 

 

B

X

X

 

 

X

 

 

X

C

 

 

 

 

 

 

 

 

D

 

 

X

 

 

X

X

 

 

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu l. Đặc điểm chung cùa ngành Giun đốt:

Giun đốt (gồm: giun đất. rươi, đia. giun đỏ...) đa dạng về loài, lối sống và môi trường sống. Giun đốt có chung đặc điểm như:

- Cơ thể phân đốt

- Có thể xoang

- Ống tiêu hoá phân hoá

- Bắt đầu có hệ tuần hoàn

- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể

- Hô hấp qua da hay mang

- Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người.

 Câu 2. * Sự khác nhau trong sinh sản vô tính mọc chồi của san hô và thuỷ tức

Thuỷ tức

San hô

Khi chồi đạt đến một kích thước xác định thi cá thể con tách khỏi cá thể mẹ và tự phát triển.

Khi sinh sản nảy chồi cá thể con không tách khỏi cá thể mẹ mà tạo thành một khối (tập đoàn san hô)

 

* Bộ phận thường được dùng để trang trí cùa san hô:

Cành san hô thường được dùng trang trí là một tập đoàn san hô gồm các cá thể mẹ và các chồi cá thể con tạo thành khối hình cành cây, chúng đã tạo khung xương đá vôi chung và các cá thể này có khoang ruột thông với nhau.

Câu 3: Đặc điểm của giun đũa và sán lá gan:

 

 

Giun đũa

Sán lá gan

Cấu tạo ngoài

-   Dài 25cm.

-   Vỏ cuticun bọc  ngoài, không bị dịch tiêu hoá trong ruột người tiêu hóa

- Dài 2 - 5cm

Hình dạng

Hình ống

Hinh lá dẹp, màu đỏ máu.

Cấu tạo trong

-  Thành cơ thể có lớp biêu bì và lớp cơ dọc phát triển. Lớp cơ dọc phát triển —► dài cong, duỗi cơ thể.

-   Miệng có 3 môi bé

-  Có hậu môn

- Cơ dọc. cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển —» di chuyển dễ dàng.

-  Giác bám phát triển

-  Không có hậu môn

Cơ quan sinh dục

Phân tính

Lường tính

 dapandethi.vn