Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ giàu tài năng và sáng tạo. Hơn một nửa thế kỉ làm thơ, cảm hứng thơ của ông dào dạt như một dòng sông vỗ sóng. Từ Điêu tàn đến Ánh sáng và phù sa, hành trình thơ của Chế Lan Viên “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, vượt qua quá khứ nặng nề, u buồn, đến với cuộc đời, với nhân dân và đất nước.
Bài thơ Tiếng hát con tàu rút từ tập Ánh sáng và phù sa là khúc hát say mê mang hương vị và tình yêu cuộc đời. Nhà thơ ví tâm hồn mình như con tàu “uống vầng trăng”, vùn vụt tiến lên phía trước đầy hăm hở trong bài ca xây dựng cuộc đời. Đến với Tây Bắc là trở về với nhân dân - những con người tình nghĩa. Đến với Tây Hắc là đến với “xứ thiêng lièng rừng núi đã anh hùng”. Suốt những năm dài kháng chiến được sống trong lòng nhân dân, bước chân nhà thơ đã đi qua nhiều miền đất nước: khu Bốn, khu Ba, Việt Bắc, Tây Bắc.. Bao kỉ niệm đầy ắp trong lòng về những con người, về những miền quê xa lạ, Trong hoài niệm, nhà thơ ân tình hát lên. Đây là đoạn thơ tiêu biểu trong phần hai bài Tiếng hát con tàu:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ ...
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Nỗi nhớ Tây Bắc đầy vơi trong lòng. Nhớ núi rừng, nhớ làng bản, nhớ những con đèo mây tráng phủ mờ, nhớ những “Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất”. “Bản sương giăng” và “'đèo mây phủ” gợi tả cảnh núi rừng mịt mù, xa xôi nghìn trùng cách trở. Hai chữ “nhớ” trong vần thơ diễn tả sự tha thiết bồi hồi. Câu thơ cân xứng qua hai vế tiểu đối: “Nhớ bản sương giăng / / nhớ đèo mây phủ” với bao ân tình thương nhớ.
Bao năm tháng qua, những dốc núi đèo cao, những làng bản mù sương, những nẻo đường một thời gian khổ vẫn còn vương vấn trong lòng. Những kỉ niệm đẹp một thời máu lửa đâu dễ quên. Nhà thơ tự hỏi lòng mình: “Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?". Cùng là để khẳng định mình với tất cả niềm tự hào sâu sắc. Giọng thơ sâu lắng, êm ái, ngọt ngào. Nỗi nhớ và “yêu thương” cũng là tình cảm của người chiến sĩ Tây Tiến với núi rừng và con sông Mã miền Tây: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”. Câu thơ cùa Chế Lan Viên hàm chứa tình cảm đẹp, đồng thời phát hiện chiều sâu của tâm hồn và quy luật tình cảm cùa con người. Đó cũng là sự tổng kết đường đời, cách sống, đạo lí sống của người cán bộ kháng chiến. Hai câu thơ tiếp theo cấu trúc song hành, ánh lên vẻ đẹp trí tuệ. Đó là nét đặc sắc trong thơ Chế Lan Viên:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn.
“Khi ta ở” rồi “khi ta đi” đã trải qua nhiều năm tháng. Hai cảnh ngộ, hai hoàn cảnh sống đã đổi thay. Thời gian và không gian, ở và đi, quá khứ và hiện tại không làm cho lòng dạ đổi thay, trái lại “đất đã hóa tâm hồn”, “nơi đất ở” trước đây, nay có sự chuyển hóa kì lạ: “Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”. Kẻ vô tâm và bất nghĩa thì “đi” là hết: “nơi đất ở” chỉ còn lại sự dửng dưng mà thôi. Có sống hết mình, sống đẹp với “nơi đất ở” thì khi xa cách, lòng ta mới mang theo bao kỉ niệm vui, buồn sâu sắc. Câu thơ là tiếng nói tình nghĩa ở đời, là niềm tự hào về cách ăn ở thủy chung sắt son. Tây Bắc - mảnh đất thiêng liêng, anh hùng đã mang tình sâu nghĩa nặng đối với nhà thơ và bao chiến sĩ. Bao chiến sĩ đã đem xương máu thắp sáng ngọn lửa Điện Biên thần kì. Mảnh đất ấy có bao con người tình nghĩa, để thương để nhớ trong lòng ta. Là anh du kích: “Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn - Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách - đêm cuối cùng anh cởi lại cho con”. Là bà mế “lửa hồng soi tóc bạc”, tuy “không phải hòn máu cắt”. Nhưng “trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”. Là cô gái Tây Bắc "Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng”, để lại nhiều bâng khuâng “Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương”. Vì thế thật là dễ hiểu mảnh đất ấy cùng với những con người như thế ấy sao mà “lòng lại chẳng yêu thương?’’. Có trải nghiệm, mới thấm thía vị đời và tình đời sâu nặng, mới cảm được cái diệu kì mơ hồ mà hiện hũu nơi sâu thẳm lòng người: “Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”.
Con người có nhân hậu, biết sống trong đạo lí, biết ăn ở trong tình nghĩa thủy chung, có cả cái tâm đẹp và cái tài lớn mới viết nên những câu thơ mang màu sắc triết lí đẹp và hay như thế! Có điều thú vị là những triết luận ấy không chút khô khan mà chủ yếu là những xúc động của chính tâm hồn mình, được lay động và cất cánh thành lời ca. Triết luận ấy lại được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngứ giàu hinh tượng và cảm xúc nên đã khơi dậy trong mỗi chúng ta bao hoài niệm đẹp đối với miền quê đã gắn bó như nơi chôn nhau cắt rốn của riêng mình.
Khổ thơ tiếp theo, mạch thơ đột ngột chuyến sang một rung cảm và suy tưởng khác - tình yêu và đất lạ:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Nói về tình yêu - một tình yêu đẹp - Chế Lan Viên sử dụng liên tiếp những hình ánh so sánh ẩn dụ, tạo nên những vần thơ độc đáo, thi vị. Mỗi một so sánh là một liên tướng nói lên tình yêu và nỗi nhớ xôn xao, mơ màng và thấm thìa, lan tỏa trong lòng. Câu thơ “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét”, thể hiện sự gắn bó yêu thương giữa hai trái tim, hai tâm hồn như quy luật kì diệu của thiên nhiên, của sự sống. Cánh kiến - sản phẩm của núi rừng, là chất kết dính. Hoa vàng tượng trưng cho vẻ đẹp êm dịu và thơ mộng. Để nói lên một tình yêu thắm thiết thơ mộng, tác giả có một cách nói mới lạ, đậm đà: “Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng”. Mùa xuân đến, trăm hoa đua nở, cây cỏ đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân cũng là mùa của tình yêu, của sự sánh đôi, kết bầy, của cái đẹp nảy nở trong hạnh phúc: “Chim rừng Lông trở biếc” ca hót rộn ràng: “Của yến anh này đây khúc tình si" (Xuân Diệu). Nhà thơ Chế Lan Viên đã cụ thể khái niệm trừu tượng tình yêu thành những hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi thuộc với con người, nhất là đối với đồng bào miền núi. Nếu trong Việt Bắc. Tố Hữu đã nói về nỗi nhớ chiến khu với bao cung bậc thiết tha bồi hồi:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương,
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Thì ở trong bài thơ này, Chế Lan Viên nói về nỗi nhớ ấy với tất cả ân tình sâu nặng và được diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ giàu mĩ cảm.
Ở khô thơ trước có câu: “Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”, ở khổ thơ sau, tác giả lại viết: “Tinh yêu làm đất lạ hóa quê hương”. Sống có ân nghĩa thì đất lạ mới "hóa tâm hồn”. Sống trọn tình yêu thì “Đất lạ hóa quê hương”. Ca dao có câu: “Đến đây thì ở lại đây - Bao giờ bén rễ xanh cây mới về”. Đó là sự níu giữ của tình yêu. Và cũng từ tình yêu này mà mở rộng, hòa quyện trong tình yêu một miền đất quê hương. Câu thơ: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương" như một mệnh đề ngắn gọn và cô đúc. Châm ngôn sống đẹp, thủy chung ở đây được khẳng định như một chân lí! Nên, như một hệ quả, ta không chỉ yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình mà tâm hồn, tấm lòng còn rộng mở ra đến mọi miền quê. Tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu đất nước. Tinh yêu đất lạ gắn liền với những con người mà mình từng mang trong lòng nghĩa nặng tình sâu. Chữ “hóa” trong câu thơ là một “nhãn tự’ thể hiện sự biến đổi kì diệu, từ lượng là “đất lạ” thành chốt là “quê hương” mà yếu tố quyết định là “tình yêu”. Câu thơ của Chế Lan Viên cho ta nhiều liên tưởng và suy tưởng để tự đó lòng mình, phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn và sự phong phú của tâm hồn mình.
Đoạn thơ trên cho thấy vẻ đẹp văn chương và cốt cách thi sĩ của Chế Lan Viên. Thơ ông hàm súc, mang chất trí tuệ lại được trang phục bằng một thứ ngôn ngữ giàu hình tượng và truyền cảm. Giọng thơ tha thiết, đằm thắm, Đến với nhân dân, sống trong lòng nhân dân là trở về cội nguồn hạnh phúc để cống hiến và sáng tạo. Bài học về tình nghĩa, về thủy chung trong tình yêu được diễn tả một cách thắm thìa. Những tình cảm sâu sắc ấy và chân thành ấy là tấm lòng của thi sĩ đối với đất nước và nhân dân được diễn tả một cách tài hoa, giàu cá tính sáng tạo trong bài thơ Tiếng hát con tàu.
dapandethi.vn