Tác giả
1. Tiểu sử
- Nguyên Hồng (1918 – 1982). Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo.
- Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Ông viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ.
- Các tác phẩm chính: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).
- Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm.
- Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Đây được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.
b. Phong cách nghệ thuật
- Đối tượng sáng tác: những con người nhỏ bé, những lớp người dưới đáy của xã hội thành thị. Ông xứng đáng được coi là nhà văn chân chính của những người khốn khổ. Một tình cảm nhân đạo thiết tha đối với quần chúng lao động nghèo thấm đượm trong toàn bộ sáng tác của nhà văn.
- Được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ với biệt hiệu “Nhà văn của phụ nữ và trẻ em”.
- Là nhà văn của niềm tin và ánh sáng, luôn đi tìm vẻ đẹp của con người trong khổ đau, khám phá chất thơ của đời sống cần lao.
- Giọng điệu trữ tình vừa bồng bột thiết tha, vừa sôi nổi mãnh liệt.
c. Giải thưởng
- Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Trích Trời xanh, NXB Văn học, Hà Nội (1960).
b. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (từ đầu…không bao giờ chia cắt): hình ảnh lớp học trong nỗi nhớ của tác giả.
- Phần 2 (còn lại): hình ảnh lớp học trong hiện tại.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
a. Giá trị nội dung
Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người Nam Bộ và thể hiện tình cảm của tác giả dành cho quê hương, xứ sở Việt Nam.
b. Giá trị nghệ thuật
Thể thơ tự do với kết cấu đặc biệt cùng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp,...
Sơ đồ tư duy về đoạn trích "Cửu Long Giang ta ơi":