Tác giả
1. Tiểu sử
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988)
- Quê quán: La Khê - thành phố Hà Đông - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Cuộc đời bất hạnh, luôn khát khao tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử.
2. Sự nghiệp sáng tác
a. Tác phẩm chính
- Hoa dọc chiến hào (1968); Gió Lào cát trắng (1974) ; Tự hát (1984); Hoa cỏ may (1989),...
b. Phong cách sáng tác
- Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
Sơ đồ tư duy về tác gi Xuân Quỳnh:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- In trong tập Những câu chuyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014.
b. Bố cục 4 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “thoáng qua rồi biến mất”): Giới thiệu về cô Gió.
- Đoạn 2 (Tiếp theo đến “tìm thấy tên rồi”): Hành trình tìm kiếm tên gọi của cô gió.
- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Niềm hạnh phúc của cô Gió khi nhận ra ý nghĩa của mình.
c. Thể loại: truyện đồng thoại.
d. Phương thức biểu đạt: Tự sự.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Câu chuyện Cô gió mất tên kể về cuộc hành trình đi làm việc tốt giúp đời của cô Gió và quá trình tìm lại tên của chính cô. Qua câu chuyện, chúng ta có thể rút ra được bài học về cách làm việc tốt. Những việc tốt mà chúng ta làm, dù có được nhìn thấy hay không thì cũng sẽ khiến cho bản thân vui vẻ nhẹ nhàng hơn và nhận được sự yêu quý từ mọi người.
b. Giá trị nghệ thuật
Truyện đồng thoại với lối nhân cách hóa các sự vật trong cuộc sống kết hợp các biện pháp tu từ điệp, liệt kê.