Câu hỏi 1 :

Các chất X, Y có cùng CTPT C2H5O2N và Z có CTPT là C2H7O2N. X tác dụng được cả với HCl và Na2O. Y tác dụng được với H mới sinh tạo ra Y1. Y1 tác dụng với H2SO4 tạo ra muối Y2. Y2 tác dụng với NaOH tái tạo lại Y1. Z tác dụng với NaOH tạo ra một muối và khí NH3. CTCT đúng của X, Y, Z là

  • A X (HCOOCH2NH2), Y (CH3COONH4), Z (CH2NH2COOH).
  • B X (CH3COONH4), Y (HCOOCH2NH2), Z (CH2NH2COOH).
  • C X (CH3COONH4), Y (CH2NH2COOH), Z (HCOOCH2NH2).
  • D X (CH2NH2COOH), Y (CH3CH2NO2), Z (CH3COONH4).

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

- X là CH2NH2COOH:

+ HCl ---> ClNH3CH2COOH

+ Na2O  ---> H2NCH2COONa + H2O

- Y là CH3CH2NO2:

CH3CH2NO2 + [H] ---> CH3CH2NH2 (Y1)                      

CH3CH2NH2  + H2SO4 ---> CH3CH2NH3HSO4  (Y2)

CH3CH2NH3HSO4 + 2NaOH  → CH3CH2NH2 + Na2SO4 + H2O

- Z là CH3COONH4:

CH3COONH4 + NaOH → CH3COONa + NH3 + H2O

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là

  • A 85
  • B 68
  • C 45
  • D 46

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Từ CTCT viết được CTCT của X là CH3CH2NH3NO3.

Viết PTHH của X và NaOH => CTCT của Y.

Lời giải chi tiết:

X là muối của axit nitric: CH3CH2NH3NO3

PTHH: CH3CH2NH3NO3 + NaOH → CH3CH2NH2 + NaNO3  + H2O

=> Y là etylamin, MY = 45

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cho hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H12N2O3 phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí gồm 2 chất Y và Z đều làm xanh quỳ tím ẩm trong đó có 1 chất khi tác dụng với HNO2 giải phóng N2. Phần dung dịch sau phản ứng đem cô cạn chỉ thu được các hợp chất vô cơ. Công thức cấu tạo của X là:

  • A NH2COONH2(CH3)2
  • B NH2COONH3CH2CH3
  • C NH2CH2CH2COONH4
  • D CH3CH2NH3OCOONH4

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

CH3CH2NH3OCOONH4 thỏa mãn vì + NaOH tạo etylamin và amoniac đều là khí làm quì ẩm hóa xanh; trong đó etylamin phản ứng với HNO2 tạo N2; chất vô cơ sau phản ứng chính là Na2CO3.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

  • A 5,7 gam
  • B 12,5 gam
  • C 15 gam
  • D 21,8 gam

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Các metyl amin, etyl amin, đimetyl amin, trimetyl amin là các chất khí ở điều kiện thường.

+  So sánh số mol của amin và NaOH để biết chất nào phản ứng hết, chất nào còn dư. Tính toán theo lượng chất phản ứng hết

Lời giải chi tiết:

Từ dữ kiện đề cho ta có: X phải là muối nitrat của amin thể khí

=> X là C2H5NH3NO3 hoặc (CH3)2NH2NO3

Do các phản ứng tương tự nhau nên chỉ cần xét 1 TH

C2H5NH3NO3 + NaOH → C2H5NH2 + NaNO3 + H2O

=> chất rắn gồm: 0,1 mol NaNO3 và 0,1 mol NaOH dư

=> m = 12,5 gam

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Chất hữu cơ X là 1 muối axit có CTPT là C4H11O3N có thể phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi cô cạn thì phần rắn thu được chỉ toàn chất vô cơ. Số CTCT phù hợp là:

  • A 4
  • B 8
  • C 2
  • D 3

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Từ dữ kiện đề bài

=> X phải là muối của axit H2CO3 và ancol dễ bay hơi và amin

Các công thức muối axit có cấu tạo thỏa mãn là:

CH3-CH2-CH2-NH3HCO3

CH3-CH2-NH2(CH3)HCO3

CH3-CH(CH3)-NH3HCO3

(CH3)3-NHHCO3

=> có 4 công thức

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H10O3N2. Cho 14,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 2 muối. Cô cạn dung dịch Y thu được 20,8 gam chất rắn. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là:

  • A 4
  • B 2
  • C 5
  • D 3

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Do sau khi phản ứng với NaOH tạo lượng 2 loại muối lớn hơn khối lượng của X

=> X được tạo từ phản ứng trùng ngưng 2 phân tử amino axit => CTCT phù hợp của X là:

H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH

H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH

H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH

H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra. Lấy 18,60 gam X tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch đến khối lượng không đổi thì được m (gam) rắn khan, m có giá trị là

  • A 22,75
  • B 21,20
  • C 19,90
  • D 20,35

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Viết PTHH, tính toán theo PTHH

Lời giải chi tiết:

X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra => X có thể là  NH4O-COONH3C2Hhoặc (CH3NH3)2COnhưng chất rắn thu được 2 tường hợp là như nhau.

NH4O-COONH3C2H+ 2NaOH  → NaO-COONa + NH3 + C2H5NH2 + 2H2O

n= 0,15 mol; nNaOH = 0,4 mol

=> NaOH dư 0,1 mol

=> m = mNaOH + m NaO-COONa = 19,9 gam

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Hai chất hữu cơ X, Y là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1 có công thức phân tử là C2H4O2NNa; Y tác dụng với NaOH thu được muối Y1 có công thức phân tử là C3H3O2Na. Tìm công thức cấu tạo của X, Y?

  • A X là CH3-COOH3N-CH3 và Y là CH2=CH-COONH4
  • B X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH2=CH-COONH4
  • C X là H2N-CH2-COOCH3 và Y là CH3-CH2COONH4
  • D X là CH3-CH(NH2)-COOH và Y là CH2=CH-COONH4

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi X + NaOH => thay thế 1 gốc CH3 thành 1 gốc Na => X là H2N-CH2-COOCH3

Khi Y + NaOH => thay thế 1 gốc NHthành 1 gốc Na => Y là CH2=CH-COONaNH4

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là

  • A 11,8.
  • B 12,5.
  • C 14,7.
  • D 10,6.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ C2H10O3N2, C2H7O2N độ bất bão hòa không đúng trong trường hợp này => muối

+ Lập hệ 2 ẩn 2 phương trình giữa số mol hỗn hợp khí và khối lượng hỗn hợp X => giải ra đáp án

Lời giải chi tiết:

Để thỏa mãn yêu cầu đề bài thì CTCT của:

Y: NH4OCOONH3CH3 (a mol)

Z: HCOONH3CH3 (b mol) hoặc CH3COONH4

Khi phản ứng NaOH tạo Na2CO3 và HCOONa hoặc CH3COONa

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}2a + b = 0,25\\110a + 77b = 14,85\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 0,1\\b = 0,05\end{array} \right.\)

+) Nếu là HCOONa

NH4OCOONH3CH3 + 2NaOH → Na2CO3 + NH3 + CH3NH2 + 2H2O

0,1                            →                   0,1

HCOONH3CH3 + NaOH → HCOONa + NH3CH2 + H2O

0,05                  →                   0,05

=> m muối  = mNa2CO3 + mHCOONa = 0,1.106 + 0,05.68 = 14 gam (không có đáp án)

+) Nếu là CH3COONa

NH4OCOONH3CH3 + 2NaOH → Na2CO3 + NH3 + CH3NH2 + 2H2O

0,1                            →                   0,1

CH3COONH4 + NaOH → CH3COONa + NH4 + H2O

0,05                  →                   0,05

=> m muối  = mNa2CO3 + mCH3COONa = 0,1.106 + 0,05.82 = 14,7 gam

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Cho hợp chất hữu cơ đơn chức X có công thức là C3H10O3N2. Cho m gam X tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 2,55 gam muối vô cơ. Giá trị của m là:

  • A 3,705 gam
  • B 3,66 gam
  • C 3,795 gam
  • D 3,84 gam

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

X có dạng RNH3NO3

PTHH: RNH3NO3 + NaOH → RNH2 + NaNO3 + H2O

                 0,03 ←                                      0,03            (mol)

=> m = 0,03.122 = 3,66 gam

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí và làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước Brom. Cô cạn Z thu m gam muối khan. Giá trị m là

  • A 10,8.
  • B 9,4.
  • C 8,2.
  • D 9,6.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Viết PTHH, tính theo PTHH

Lời giải chi tiết:

nX = 10,3 : 103 = 0,1 mol

X tác dụng NaOH tạo khí Y nên X: R1COOH3NR2

Dung dịch Z làm mất màu nước Brom nên R1 có liên kết đôi C=C, suy ra R1 ≥  27 (1)

Khí Y làm giấy quì tím ẩm hóa xanh nên Y: R2NH2 và MY > 29  => R2 + 16 > 29

=> R2 > 13 (2)

Ta có:  MX =  R1 + R2 + 67 = 103 suy ra R1 + R2 = 42 (3)

Từ (1), (2), (3) => R1 =  27 (CH2=CH-) và R2 = 15 (CH3-)

CH2=CH-COONH3CH3 + NaOH → CH2=CH-COONa + CH3NH2 ↑ + H2O

0,1mol                                                             0,1 mol

Giá trị m = 0,1.94 = 9,4 gam

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là

  • A 85
  • B 68
  • C 45
  • D 46

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

CTCT của X là: CH3CH2NH3NO3

CH3CH2NH3NO3 (X) + NaOH →  CH3CH2NH2 (Y)+ NaNO3  + H2O

Vậy M= 45 g/mol.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A HCOONH3CH2CH3.
  • B CH3COONH3CH3.
  • C CH3CH2COONH4.
  • D HCOONH2(CH3)2.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Viết PTHH, tính toán theo PTHH

Lời giải chi tiết:

Ta có: n= 1,82/91 = 0,02 (mol)

X là muối của axit cacboxylic đơn chức và gốc amin: RCOONH3R’

RCOONH3R’   + NaOH  →  RCOONa + R’NH2  + H2O

0,02                             →    0,02

Do đó R + 67 = 1,64/0,02 = 82 => R = 15 (CH3)

Vậy công thức phân tử của X là: CH3COONH3CH3

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là:

  • A 16,5 gam
  • B 14,3 gam
  • C 8,9 gam
  • D 15,7 gam      

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Viết PTHH, tính toán theo PTHH.

Lời giải chi tiết:

CTPT: C2H7NO2.

PTHH:  CH3COONH4 + NaOH → CH3COO Na + NH3  + H2O  (*)

 (mol)             x                    x                     x               x          x

              HCOOH3NCH3 + NaOH → HCOO Na + CH3NH2   + H2O  (2*)

  (mol)              y                    y                  y                  y               y

Theo (*), (2*): nZ = 0,2 (mol) = nNaOH = nH2O = nhhX

m muối = 77.0,2 + 40.0,2 - 18.0,2 - 13,75.2.0,2 = 14,3 (gam)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Hợp chất X có công thức C2H7NO2 có phản ứng tráng gương, khi phản ứng với dung dịch NaOH loãng tạo ra dung dịch Y và khí Z, khi cho Z tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và HCl tạo ra khí P. Cho 11,55 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu được số gam chất rắn khan là:

  • A 14,32 gam
  • B 9,52 gam
  • C 8,75 gam
  • D 10,2 gam

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ C2H7NO2 có phản ứng tráng gương phải là este của axit focmic.

+ Viết PTHH, tính toán theo PTHH

Lời giải chi tiết:

Hợp chất X có công thức C2H7NO2 có phản ứng tráng gương → có công thức cấu tạo: HCOOH3NCH3

PTHH : HCOOH3NCH3+ NaOH → HCOONa + CH3NH2  + H2O

                  0,15 mol                             0,15 mol

m = 68.0,15 = 10,2 gam

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Hai chất hữu cơ A, B có công thức CH5NO2 và C2H7NO2. Hỗn hợp X gồm A và B cho tác dụng với NaOH dư tạo ra 2,72 gam một muối duy nhất và bay ra một hỗn hợp khí có M = 27,5. Hỗn hợp X có khối lượng

  • A 1,47 gam
  • B 2,94 gam
  • C 4,42 gam
  • D 3,32 gam

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Bảo toàn khối lượng.

Lời giải chi tiết:

Theo bài ra A có CTCT: HCOONH→ B có công thức cấu tạo: HCOOH3NCH(Vì sau phản ứng chỉ tạo ra một muối duy nhất là HCOONa)

n HCOONa = 0,04 mol → m khí = 0,04.27,5 = 1,1 gam 

mH2O = 0,04.18 = 0,72 gam

mNaOH = 0,04.40 = 1,6 gam

Theo ĐLBT khối lượng ta có: mX = 2,72 + 1,1 + 0,72 - 1,6 = 2,94 gam

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Aminoaxit T có công thức phân tử là C3H12N2O3. T tác dụng với dung dịch HCl thu được khí U. T tác dụng với dung dịch NaOH thu được khí N. Gọi G là tổng của phân tử khối chất U với phân tử khối chất N. Giá trị của G là:

  • A 75. 
  • B 89.
  • C 147. 
  • D 166.

Đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Chất hữu cơ mạch hở X có công thức C8H15O4N. Cho m gam X tác dụng với lượng dư NaOH thu được (m +1) gam muối aminoaxit và hỗn hợp Y gồm hai ancol. Tính giá trị của m

  • A 94,05 gam.      
  • B 94,50 gam
  • C 84,50 gam.      
  • D 64,50 gam.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đặt công thức của X có dạng R1OOCR(NH2)COOR2 ( giả sử R1 < R2)

R1OOCR(NH2)COOR2 + 2NaOH → NaOOCR(NH2)COONa + R1OH + R2OH

Vì khối lượng muối thu được sau phản ứng lớn hơn khối lượng của X nên tổng trung bình gốc ancol R1 và R2 phải nhỏ hơn phân tử khối của Na

→ chắc chắn phải chứa 1 gốc R1 là CH3, biện luận tìm ra được R2 =?

Sau đó áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

mtăng = mmuối - mX = mNa - mR1 - mR2

Lời giải chi tiết:

X là este 2 chức của aminoaxit và 2 ancol

Đặt công thức của X có dạng R1OOCR(NH2)COOR2 ( giả sử R1 < R2)

R1OOCR(NH2)COOR2 + 2NaOH → NaOOCR(NH2)COONa + R1OH + R2OH

Vì khối lượng muối thu được sau phản ứng lớn hơn khối lượng của X nên tổng trung bình gốc ancol R1 và R2 phải nhỏ hơn phân tử khối của Na

→ chắc chắn phải chứa 1 gốc R1 là CH3

Ta có: phân tử khối của 2 gốc ancol: \({{15 + {R_2}} \over 2} < 23 \to {R_2} < 31\) vậy R2 chỉ có thể là C2H5- (29) là thỏa mãn

→ este có dạng: CH3OOCR(NH2)COOC2H5: a (mol)

CH3OOCR(NH2)COOC2H5 + 2NaOH → NaOOCR(NH2)COONa + CH3OH + C2H5OH

a                                                             → a (mol)

áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng ta có:

mmuối - mX = m­Na - mCH3 - mC2H5

→ (m+1) - m = (23.2 - 15 - 29)a

→ 1 = 2a

→ a =0,5 (mol)

→ m = mC8H15O4N = 0,5. 189 = 94,5 (g)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

X có CTPT C8H18O4N2 là muối amoni của một amin và axit glutamic. Cho a gam X tác dụng hết với một lượng dư NaOH thu được b gam muối và 8,85 gam một amin. Tổng a+b là:

  • A 59,55 gam. 
  • B 52,95 gam
  • C 28,65 gam. 
  • D 37,5 gam.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

viết CTCT của X, xác định công thức của amin thu được.

Đổi số mol amin, tính số mol X và số mol muối theo số mol amin. Từ đó tính được a, b và a +b =?

Lời giải chi tiết:

CTCT của X: HCOO[CH2]2CH(NH­2)-COO-NH3-C3H7

PTHH:HCOO[CH2]2CH(NH­2)-COO-NH3-C3H7 + 2NaOH → NaCOO[CH2]2CH(NH­2)-COONa + C3H7NH2 + H2O

                                (X)                                                                             (Muối)

nC3H7-NH2 = 8,85 : 59 = 0,15 (mol)

Theo PTHH: nX = nmuối = nC3H7-NH2 = 0,15 (mol)

→ a = mX = nX. MX = 0,15.206 =30,9 (g)

→ b = mmuối = nmuối. Mmuối = 0,15.191 = 28,65 (g)

⟹ a + b = 30,9 + 28,65 = 59,55 (g)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Hỗn hợp P gồm chất X (CnH2n+4O4N2) và chất Y (CmH2m-1O4N3) đều mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp P cần dùng vừa đủ 1,2 lít dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được phần hơi có chứa một chất khí T (làm xanh giấy quỳ ẩm) và 107,7 gam hỗn hợp Z chỉ gồm một muối của amino axit (E) và một muối của axit cacboxylic đơn chức (G). Biết T có tỉ khối so với H2 là 15,5. Cho các phát biểu sau:

(1) Khối lượng của P bằng 86,1 gam.

(2) Phần trăm khối lượng của Y trong P nhỏ hơn 44%

(3) Phần trăm khối lượng của oxi trong X lớn hơn 40%

(4) Tỉ lệ số mol 2 muối G với E trong Z tương ứng bằng 1:3

(5) Tỉ lệ số  mol X và Y trong hỗn hợp P là 3:2

Số phát biểu đúng

  • A 5.
  • B 3.
  • C 2.
  • D 4.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

MT = 31 (g/mol) ⟹ T là amin CH3NH2

Đặt X có dạng: ACOO-NH3-B-COO-NH3CH3: x(mol)

Y có dạng: H- (NH-B-CO)3-OH: y (mol)

Lập hệ với số mol hh P và số mol NaOH tìm được từng giá trị x, y =?

Sử dụng BTKL tìm được mối liên hệ giữa A, B ⟹ chạy giá trị A, B thỏa mãn.

Xét các phát biểu đúng, sai.

Lời giải chi tiết:

MT = 15,5×MH2 = 15,5×2 = 31 (g/mol) ⟹ T là amin CH3NH2

0,5 mol P + 0,12 mol NaOH → CH3NH2 + 107,7 gam hh Z gồm muối amino axit E + muối axit đơn chức G

⟹ Đặt X có dạng: ACOO-NH3-B-COO-NH3CH3: x(mol)

Y có dạng: H- (NH-B-CO)3-OH: y (mol)

PTHH: ACOO-NH3-B-COO-NH3CH3 + 2NaOH → ACOONa + NH2-B-COONa + CH3NH2 + 2H2O

             H- (NH-B-CO)3-OH + 3NaOH → NH2-B-COONa + 3H2O

Ta có hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}{n_P} = x + y = 0,5\\{n_{NaOH}} = 2x + 3y = 1,2\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,3\\y = 0,2\end{array} \right.\)

Z gồm: ACOONa: x (mol) = 0,3 (mol); NH2-B-COONa: x + 3y = 0,9 (mol)

Z = 0,3 (A + 67) + 0,9 (B + 83) = 107,7

⟹ A + 3B = 43

⟹ A = 1 và B = 14 là nghiệm duy nhất

Vậy X là: HCOO-NH3-CH2-COO-NH3CH3: 0,3 (mol)

Y là: (Gly)3 : 0,2 (mol)

Xét cá phát biểu:

(1) sai, mP = 0,3.152 + 0,2.189 = 83,4 (g)

(2) sai, %mY = [(0,2.189)/83,4].100% = 45,32%

(3) đúng, %mX = [(0,3.152)/83,4].100% = 54,68%

(4) đúng, nG: nE = 0,9 : 0,3 = 3 : 1

(5) đúng, nX : nY = 0,3:0,2 = 3:2

⟹ có 3 phát biểu đúng

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Đun nóng hợp chất hữu cơ X (CH6O3N2) với NaOH thu được 2,24 lít khí Y có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là:

  • A 8,2 gam.
  • B 8,5 gam.
  • C 6,8 gam.
  • D 8,3 gam.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Viết PTHH, tính theo PTHH

Lời giải chi tiết:

Dễ dàng suy ra X có công thức cấu tạo là CH3NH3NO3

Ta có: nX = nk = 0,1 => mm’ = 0, 1.(23 + 62) = 8,5 gam

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Chất hữu cơ mạch hở X có công thức C8H15O4N. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được (m + 1) gam muối Y của aminoaxit và hỗn hợp Z gồm 2 ancol. Giá trị của m là

  • A 47,25. 
  • B 15,75. 
  • C 7,27. 
  • D 94,5.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Độ bất bão hòa: k = (2C + 2 + N – H)/2 = (2.8 + 2 + 1 – 15)/2 = 2

=> X là este no, được tạo bởi 1 aminoaxit (có 2 nhóm –COOH, 1 nhóm –NH2) và 2 ancol

=> Muối có dạng CnH2n+2+1-2.2-2O4NNa2 hay CnH2n-3O4NNa2

Do khối lượng muối tăng nên M muối > MX => 14n + 121 > 189 => điều kiện của n (*)

Mà các ancol khác nhau nên số C trong đuôi ancol ≥ 3 => Số C của aminoaxit ≤ 5 (**)

Từ (*) và (**) suy ra giá trị n

Lời giải chi tiết:

Độ bất bão hòa: k = (2C + 2 + N – H)/2 = (2.8 + 2 + 1 – 15)/2 = 2

=> X là este no, được tạo bởi 1 aminoaxit (có 2 nhóm –COOH, 1 nhóm –NH2) và 2 ancol

=> Muối có dạng CnH2n+2+1-2.2-2O4NNa2 hay CnH2n-3O4NNa2

Do khối lượng muối tăng nên M muối > MX => 14n + 121 > 189 => n > 4,85 (*)

Mà các ancol khác nhau nên số C trong đuôi ancol ≥ 3 => Số C của aminoaxit ≤ 5 (**)

(*) và (**) => n = 5

Vậy muối là C5H7O4NNa2

C8H15O4N → C5H7O4NNa2

     1 mol            1 mol           => m tăng = 191 – 189 = 2 (g)

   0,5 mol                        ←        m tăng = 1 (g)

=> m = 0,5.189 = 94,5 gam

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là

  • A 24,57% 
  • B 52,89%            
  • C 54,13% 
  • D 25,53%

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Do thu được 2 amin no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng nên suy ra Y là C2H5NH3OOC-COONH3CH3

=> Muối có 2C => ancol có 1C

=> CTCT của X

Lời giải chi tiết:

Do thu được 2 amin no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng nên suy ra Y là C2H5NH3OOC-COONH3CH3

=> Muối có 2C => ancol có 1C

=> X là CH3COONH3-CH2-COOCH3

Vậy muối G gồm:

KOOC-COOK (0,15 mol)

H2N-CH2-COOK (0,1 mol)

CH3-COOK (0,1 mol)

%m KOOC-COOK = \({{0,15.166} \over {0,15.166 + 0,1.113 + 0,1.98}}.100\% \) = 54,13%

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C3H9O2N). Cho 15,55g X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 3 khí đều làm xanh giấy quỳ tím tẩm ướt. Cô cạn dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A 14,7.  
  • B 10,6.   
  • C 14,0.  
  • D 11,8.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

X + NaOH thu được muối Natri và 3 khí làm xanh quì tím ẩm

=> T gồm 3 khí chứa Nito (NH3, amin)

=> Biện luận công thức cấu tạo của 2 chất X và Y

=> tên 3 khí => Tính toán theo phương trình phản ứng + NaOH

=> m

Lời giải chi tiết:

X + NaOH thu được muối Natri và 3 khí làm xanh quì tím ẩm

=> T gồm 3 khí chứa Nito (NH3, amin)

=> X chỉ có thể chứa 2 muối là Y: NH4OCOONH3CH3 và Z: NH4OCOONH3C2H5

Vậy T gồm NH3 , CH3NH2 và C2H5NH2

nT = 5,6: 22,4 = 0,25 mol

Gọi số mol Y và Z lần lượt là a và b

            NH4OCOONH3CH3 + 2NaOH → NH3 + CH3NH2 + Na2CO3 + 2H2O

Mol                  a                      →                a  →         a    →    a

            HCOONH3C2H5  +  NaOH → C2H5NH2 + HCOONa + H2O

Mol                  b                      →                 b   →      b

=> mX = 110a + 91b = 15,55

Và nkhí = 2a + b = 0,25

=> a = 0,1 ; b = 0,05 mol

M gồm muối: HCOONa (0,05 mol) và Na2CO3 (0,1 mol)

=> mM = 0,05.68 + 106.0,1 = 14g

Đáp án C  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Hỗn hợp X gồm 2 hợp chất A (C2H7O3N) và B (C3H9O3N). Cho m gam X vào dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng thu được dung dịch Y và 5,6 lít (đktc) khí Z duy nhất. Khí Z có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn Y thu được 25,3 gam chất rắn T. Cho T vào dung dịch HCl thấy có thoát ra khí CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A 24,4. 
  • B 21,6. 
  • C 25,6. 
  • D 20,5. 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

CTCT của A là: CH3NH3HCO3 => Khí Z là CH3NH2

Do sau phản ứng chỉ thu được CH3NH2 => B có CTCT là: HOCH2COONH3CH3

Lời giải chi tiết:

nZ = 0,25 mol

CTCT của A là: CH3NH3HCO3 => Khí Z là CH3NH2

Do sau phản ứng chỉ thu được CH3NH2 => B có CTCT là: HOCH2COONH3CH3

Đặt số mol của A và B lần lượt là a, b (mol)

PTHH:

CH3NH3HCO3 + 2NaOH → Na2CO3 + CH3NH2 + 2H2O

         a                                          a                 a

HOCH2COONH3CH3 + NaOH → HOCH2COONa + CH3NH2 + H2O

                b                         b                   b                    b

Theo đề bài ta có hệ phương trình:

+ nZ = nCH3NH2 => a + b = 0,25 (1)

+ m chất rắn = mNa2CO3 + mHOCH2COONa => 106a + 98b = 25,3 (2)

Giải hệ (1) và (2) được x = 0,1 và y = 0,15

=> m = 0,1.93 + 0,15.107 = 25,35 gam gần nhất với 25,6 gam

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cho 24,32 gam hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ C2H7O3N và CH6N2O3 vào dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra a mol khí X duy nhất có khả năng làm đổi màu quỳ tím ẩm và dung dịch Y chứa các hợp chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y thu được 24,62 gam chất rắn khan. Giá trị của a là

  • A 0,26.
  • B 0,40.
  • C 0,38.
  • D 0,14. 

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y làm xanh quì tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

 

  • A HCOONH3CH2CH3
  • B CH3COONH3CH3.
  • C CH3CH2COONH4
  • D HCOONH2(CH3)2.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Hỗn hợp X gồm Alanin, axit glutamic và 2 amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thu được 1,58 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y vào bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư thấy khối lượng bình tăng 14,76g. Nếu cho 29,47g X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thì thu được khối lượng muối gần nhất với giá trị là :

  • A 46      
  • B  48    
  • C 42   
  • D 40

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(*) Phương pháp : bài tập đốt cháy amino axit

CTTQ :            + Amino axit no, có    1 nhóm amino NH2

                                                            1 nhóm cacboxyl COOH

                                    NH2- CmH2m – COOH hoặc CnH2n+1O2N

                        + Amino axit: CxHyOzNt

                                    CxHyOzNt  + O2  → CO2 + H2O + N2

maa = mC + mH + mO/aa + mN

BTNT oxi:  nO/aa + 2. nO2 = 2. nCO2 + nH2O

 

- Lời giải :

H2SO4 hấp thụ H2O => nH2O = 0,82 mol

Các chất trong X đều có 1N => nN2 = 0,5nX = 0,1 mol

=> nCO2 = nY – nH2O – nN2 = 0,66 mol

Số C = nCO2 : nX = 3,3

Số H = 2nH2O : nX = 8,2

Số O = x => số liên kết pi = k = 0,5x

=> Số H = 2C + 2 + N – 2O/2 = 3,3.2 + 2 + 1 – 2x/2 = 8,2

=> x = 1,4

Vậy X là C3,3H8,2O1,4N

=> 0,2 mol X có mX = 16,84g

Xét 29,47g X (nX = 1,75.0,2 = 0,35 mol)

 Với nHCl = nX = 0,35 mol

=> mmuối = 42,245g

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Cho 21,6 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng của Y là

  • A  4,5.        
  • B 9,0.
  • C 13,5.          
  • D 6,75.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Muối nitrat của amin

       Công thức phân tử chung của muối có dạng: CnH2n+4 O3N2 (n≥1) . Là muối của bazơ yếu ( CnH2n + 3N )  và axit  mạnh   ( HNO3 ) nên muối  có tính axit yếu. Muối tác dụng với dung dịch kiềm tạo muối nitrat + amin + nước

                        CnH2n+3NH+NO3-     +  NaOH    ® CnH2n+3N  + H2O + NaNO3

Đặc điểm: phản ứng với NaOH thu được muối vô cơ và khí làm xanh quì tím ẩm

Lời giải chi tiết:

X + NaOH -> Y hữu cơ đơn chức + các chất vô cơ

C2H5NH3NO3 + NaOH -> C2H5NH2 + NaNO3 + H2O

0,2 mol            ->                     0,2 mol

=> mY = 9,0g

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Cho 27,75g chất hữu cơ X(có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M.. Sau phản ứng hoàn toàn thu được nước, một chất hữu cơ đa chức bậc 1 và hỗn hợp Y gồm các chất vô cơ. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của  m là :

  • A 34,650   
  • B 34,675          
  • C 31,725        
  • D 28,650

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

X có CTCT : NO3NH3-C2H4-NH3HCO3

NO3NH3-C2H4-NH3HCO3 + 3NaOH -> C2H4(NH2)2 + NaNO3 + Na2CO3 + 3H2O

            0,15                             0,45                 0,15            0,15          0,15 (mol)

=> nNaOH dư = 0,15 mol => mrắn = 34,650g

Đáp án A

Đáp án - Lời giải