Câu hỏi 1 :
Sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình được gọi là
- A sự mềm dẻo của kiểu hình.
- B di truyền liên kết.
- C tương tác gen.
- D tác động đa hiệu của gen.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình được gọi là tương tác gen.
Chọn C
Câu hỏi 2 :
Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là
- A gen điều hòa.
- B gen tăng cường.
- C gen đa hiệu.
- D gen trội.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là gen đa hiệu
Chọn C
Câu hỏi 3 :
Mỗi alen trội không alen với nhau đều đóng góp làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút là thuộc kiểu tác động:
- A Cộng gộp
- B Át chế
- C Bổ sung
- D Trội lặn không hoàn toàn
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Mỗi alen trội không alen với nhau đều đóng góp làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút là thuộc kiểu tác động cộng gộp.
Chọn A
Câu hỏi 4 :
Cho lai hai cây lúa thân cao với nhau, đời con thu được 9 cây thân cao, 7 cây thân thấp. Tính trạng chiều cao cây tuân theo quy luật di truyền nào?
- A Tương tác cộng gộp
- B Phân li độc lập của Menđen.
- C Tương tác bổ trợ.
- D Tương tác át chế.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
9:7 là tỉ lệ đặc trưng của tương tác bổ trợ.
Chọn C
Câu hỏi 5 :
Loại tác động của gen thường được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp là:
- A Tương tác cộng gộp
- B Tác động bổ sung giữa 2 gen trội
- C Tác động bổ sung giữa 2 gen không allele
- D Tác động đa hiệu
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Loại tác động của gen thường được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp là tương tác cộng gộp
Chọn A
Câu hỏi 6 :
Tỉ lệ kiểu hình nào sau đây phản ánh về sự di truyền 2 cặp gen tương tác bổ sung ?
- A 15 : 1.
- B 12 : 3 : 1.
- C 13 : 3.
- D 9 : 7.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Tỷ lệ của tương tác bổ sung là 9:7
15:1: cộng gộp
12:3:1; 13:3: Át chế trội
Chọn D
Câu hỏi 7 :
Sự tác động qua lại giữa các gen không alen trong quá trình hình thành một kiểu hình đươc gọi là:
- A tương tác gen.
- B tác động đa hiệu của gen.
- C sự mềm dẻo của kiểu hình.
- D biến dị tương quan.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Sự tác động qua lại giữa các gen không alen trong quá trình hình thành một kiểu hình đươc gọi là tương tác gen.
Chọn A
Câu hỏi 8 :
Một gen có thể tác động đến sự hình thành nhiều tính trạng khác nhau được gọi là
- A gen điều hòa
- B gen đa hiệu
- C gen tăng cường.
- D gen trội
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Một gen có thể tác động đến sự hình thành nhiều tính trạng khác nhau được gọi là gen đa hiệu
Chọn B
Câu hỏi 9 :
Gen đa hiệu là hiện tượng
- A một gen chi phối sự biểu hiện của hai hay nhiều tính trạng.
- B hai hay nhiều gen khác locus tác động qua lại qui định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ so với lúc đứng riêng.
- C một gen có tác dụng kìm hãm sự biểu hiện của gen khác.
- D hai hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò ngang nhau.
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Gen đa hiệu là hiện tượng một gen chi phối sự biểu hiện của hai hay nhiều tính trạng
Chọn A
Câu hỏi 10 :
Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng là hiện tượng di truyền:
- A Đột biến số lượng nhiễm sắc thể .
- B Tương tác bổ trợ.
- C Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể .
- D Tác động đa hiệu của gen.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng là hiện tượng di truyền tác động đa hiệu của gen
Chọn D
Câu hỏi 11 :
Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến dị:
- A Một tính trạng
- B Ở một trong số tính trạng mà nó chi phối
- C Ở một loạt tính trạng do nó chi phối
- D Ở toàn bộ kiểu hình
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Gen đa hiệu là gen có tác động tới sự biểu hiện của nhiều tính trạng, khi gen đa hiệu bị đột biến thì một loạt tính trạng bị ảnh hưởng
Chọn C
Câu hỏi 12 :
Hiện tượng gen đa hiệu giúp giải thích
- A Kết quả của hiện tượng thường biến
- B Hiện tượng biến dị tổ hợp
- C Sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng quy định 1 tính trạng
- D Một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Gen đa hiệu: một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trang.
Lời giải chi tiết:
Khi một gen đa hiệu bị đột biến thì tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
Chọn D
Câu hỏi 13 :
Trường hợp mỗi gen cùng loại (trôi hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng và tương tác
- A Cộng gộp
- B Át chế
- C Bổ trợ
- D Đồng trội
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Ở tương tác cộng gộp thì vai trò của các alen lặn là giống nhau, của các alen trội là giống nhau.
Chọn A
Câu hỏi 14 :
Cho hai nòi gà thuần chủng lông màu và lông trắng giao phối với nhau được gà F1. Cho gà F1 tiếp tục giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 13 lông trắng : 3 lông màu. Tỉ lệ này cho thấy màu lông gà bị chi phối bởi
- A sự tương tác bổ trợ giữa 2 gen không alen.
- B sự tương tác át chế của gen trội.
- C sự tác động cộng gộp giữa 2 gen không alen.
- D sự tương tác vừa át chế vừa bổ trợ của 2 gen không alen.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
13:3 là tỷ lệ đặc trưng cho tương tác át chế trội trong đó kiểu hình át chế giống với kiểu hình lặn
Quy ước gen: A- át chế B; b; a – không át chế B, b;
A---; aabb cùng 1 loại kiểu hình; aaB- có 1 kiểu hình khác
Chọn B
Câu hỏi 15 :
Để phân biệt hiện tượng liên kết gen hoàn toàn và gen đa hiệu người ta sử dụng phương pháp:
- A Lai phân tích
- B gây đột biến
- C tự thụ phấn
- D Quan sát tế bào
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Để phân biệt hiện tượng liên kết gen hoàn toàn và gen đa hiệu người ta sử dụng phương pháp gây đột biến, nếu là liên kết hoàn toàn thì chỉ có 1 tính trạng bị ảnh hưởng còn nếu là gen đa hiệu thì tất cả tính trạng đang xét bị ảnh hưởng
Chú ý : gây đột biến gen thường là đột biến điểm
Chọn B
Câu hỏi 16 :
Gen liên kết giống gen đa hiệu ở hiện tượng:
- A Nó đột biến sẽ kéo theo biến đối hàng loạt tính trạng.
- B Gen liên kết sẽ hoán vị tạo nhóm liên kết khác.
- C Đột biến ở 1 gen chưa chắc kéo theo biến đổi hàng loạt tính trạng.
- D Nhiều tính trạng biểu hiện cùng nhau.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
So sánh hệ quả của gen đa hiệu và gen liên kết đối với sự biểu hiện tính trạng
Lời giải chi tiết:
Gen liên kết và gen đa hiệu đều khiến cho nhiều tính trạng được biểu hiện cùng nhau.
Chọn D
Câu hỏi 17 :
Nhận định đúng về gen đa hiệu là:
- A Một gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng.
- B Một gen mang thông tin quy định tổng hợp nhiều loại Protein.
- C Một tính trạng do nhiều gen tương tác nhau cùng quy định.
- D Gen có nhiều alen, mỗi alen có một chức năng khác nhau.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Gen đa hiệu là trường hợp một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau
Lời giải chi tiết:
Gen đa hiệu là gen mà sản phẩm của nó chi phối nhiều tính trạng.
Chọn A
Câu hỏi 18 :
Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng, con ngươi của mắt có màu đỏ do nhìn thấu cả mạch máu trong đáy mắt. Đây là hiện tượng di truyền theo quy luật
- A tương tác bổ sung.
- B tác động cộng gộp.
- C liên kết gen.
- D gen đa hiệu.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Bệnh bạch tạng do gen lặn gây ra, thỏ bị bạch tạng có mắt màu hồng, lông màu trắng, đây là ví dụ về gen đa hiệu
Chọn D
Câu hỏi 19 :
Cho các phát biểu sau:
(1) Gen đa hiệu là gen có thể chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
(2) Gen đa hiệu là gen có số allen nhiều hơn 2.
(3) Gen đa hiệu là gen quy định nhiều mARN khác nhau để quy định cùng lúc nhiều tính trạng khác nhau.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
- A 1
- B 2
- C 3
- D Không có phát biểu nào đúng
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Gen đa hiệu là trường hợp một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau
Lời giải chi tiết:
Xét các phát biểu của đề bài:
(1) đúng.
(2) sai vì gen đa hiệu có thể chỉ cần 1 gen gồm 2 alen cũng có thể chi phối sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
(3) sai, Gen đa hiệu là gen quy định 1 mARN nhưng quy định sự biểu hiện của nhiều tính trạng
Vậy chỉ có 1 phát biểu đúng
Chọn A
Câu hỏi 20 :
Lai phân tích F1 hoa đỏ thu được Fa : 1 đỏ : 3 trắng. Kết quả này phù hợp với qui luật nào dưới đây?
- A Tương tác bổ trợ 9 :6 :1.
- B Tương tác bổ trợ 9 : 3 : 4.
- C Tương tác bổ trợ 9:7.
- D Tương tác cộng gộp 15 :1.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Vì F1 chỉ xuất hiện 2 loại kiểu hình => loại A,B
F1: AaBb × aabb → 1 đỏ:3 trắng hay A-B- đỏ; A-bb/aaB-/aabb: trắng
Chọn C
Câu hỏi 21 :
Tính trạng do tương tác gen là trường hợp:
- A Hiện tượng gen đa hiệu
- B Di truyền đa alen
- C 1 gen chi phối nhiều tính trạng
- D Nhiều gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Tính trạng do tương tác gen là nhiều gen không alen cùng quy định 1 tính trạng
Chọn D
Câu hỏi 22 :
Phát biểu nào sau đây đúng về gen đa hiệu?
- A Gen tạo ra nhiều loại mARN
- B Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau
- C Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác
- D Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Phát biểu đúng về gen đa hiệu là B
A sai, gen phân mảnh tạo ra nhiều loại mARN
C sai, đây là gen điều hoà
D sai
Chọn B
Câu hỏi 23 :
Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các locut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là:
- A hoán vị gen.
- B tương tác gen.
- C tác động đa hiệu của gen
- D liên kết gen.
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các locut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là: tương tác gen.
Chọn B
Câu hỏi 24 :
Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là
- A Gen trội
- B Gen lặn
- C Gen đa alen.
- D Gen đa hiệu.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là gen đa hiệu.
Chọn D
Câu hỏi 25 :
Khi lai hai cây đậu thuần chủng hoa trắng với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Có thể kết luận phép lai trên tuân theo quy luật:
- A Tương tác bổ sung
- B Phân li.
- C Tương tác cộng gộp
- D Phân li độc lập
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng → 16 tổ hợp → có 2 cặp gen tương tác theo kiểu bổ sung.
Khi có 2 alen trội → hoa đỏ; còn lại hoa trắng.
Chọn A
Câu hỏi 26 :
Màu da của người biến thiên từ rất sáng đến rất tối do 3 cặp gen A, a; B, b; D, d) kiểm soát thuộc kiểu di truyền tương tác cộng gộp. Một cá thể có kiểu gen AaBbdd sẽ phân biệt tông màu da với cá thể nào dưới đây?
- A Aabbdd
- B AabbDd
- C AAbbdd
- D aaBBdd
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Màu sắc lông tối dần khi số lượng alen trội trong kiểu gen tăng dần.
Cá thể có kiểu gen AaBbdd có 2 alen trội → có kiểu hình khác với cá thể có kiểu gen Aabbdd (có 1 alen trội)
Chọn A
Câu hỏi 27 :
Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 lai phân tích thu được tỉ lệ kiểu hình: 3 trắng:1 đỏ. Biết rằng có hai cặp gen thuộc các NST khác nhau quy định màu hoa. Kết luận nào sau đây đúng?
- A Nếu cho F1 tự thụ phấn thì đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3:1
- B Có tối đa 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
- C Cho cây hoa trắng giao phấn với cây hoa trắng thì đời con chỉ xuất hiện kiểu hình hoa trắng
- D Có 4 kiểu gen thuần chủng quy định kiểu hình hoa trắng
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
F1 lai phân tích cho kiểu hình 3:1 → tính trạng do 2 cặp gen quy định, tương tác bổ sung (do F1 toàn hoa đỏ).
F1 dị hợp về 2 cặp gen (do cho 4 tổ hợp khi lai phân tích)
A-B- đỏ; A-bb/aaB-/aabb: trắng.
P: AABB × aabb → F1: AaBb
A sai, khi cho F1 tự thụ sẽ tạo tỉ lệ kiểu hình 9 :7
B đúng, có 4 loại kiểu gen quy định hoa đỏ: AABB; AABb;AaBB; AaBb
C sai, nếu AAbb × aaBB → F1:AaBb (toàn hoa đỏ)
D sai, chỉ có 3 kiểu gen thuần chủng quy định hoa trắng: aaBB; AAbb;aabb
Chọn B
Câu hỏi 28 :
Lai các cây thuộc hai dòng thuần chủng đều có hoa trắng với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Gen quy định tính trạng màu sắc hoa di truyền tuân theo quy luật
- A phân li độc lập.
- B phân li
- C tương tác bổ sung.
- D hoán vị gen.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
F2 có 16 tổ hợp giao tử → có 2 cặp gen quy định kiểu hình.
F2 phân li 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng → đây là tỉ lệ đặc trưng của tương tác bổ sung.
Chọn C
Câu hỏi 29 :
Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô
- A di truyền theo quy luật liên kết gen
- B di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp.
- C do một cặp gen quy định.
- D di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài → có 16 tổ hợp → có 2 cặp gen tương tác hình thành tính trạng.
9:6:1 là tỉ lệ đặc trưng của tương tác bổ sung.
A-B- dẹt
A-bb/aaB-: tròn
aabb : bầu dục.
Chọn D
Câu hỏi 30 :
Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen cho kiểu hình quả tròn, các kiểu gen khác sẽ cho kiểu hình quả dài. Cho lai phân tích các cá thể dị hợp 2 cặp gen, tính theo lí thuyết thì kết quả phân li kiểu hình ở đời con sẽ là:
- A 3 quả tròn :1 quả dài.
- B 1 quả tròn:1 quả dài.
- C 1 quả tròn 3 quả dài.
- D 100% quả tròn.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
P: AaBb × aabb → 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb.
Kiểu hình:1 tròn: 3 dài.
Chọn C