Câu hỏi 1 :
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về biến dị đột biến?
(1) Đột biến gen gây biến đổi trong cấu trúc gen và làm tăng số loại alen trong quần thể.
(2) Đột biến cấu trúc NST chỉ làm thay đổi vị trí của gen mà không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.
(3) Đột biến cấu trúc NST có thể làm thay đổi cường độ hoạt động của gen.
(4) Đột biến đa bội không gây ra sự mất cân bằng trong hệ gen.
(5) Chỉ có đột biến mới tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(6) Các dạng đột biến thể ba thường được ứng dụng để tạo quả không hạt.
- A 1
- B 2
- C 3
- D 4
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phát biểu không đúng là 2, 4,6
(2) sai vì mất đoạn và lặp đoạn có thể thay đổi số lượng gen.
(6) sai vì đa bội lẻ được ứng dụng tạo quả không hạt.
(4) sai vì đột biến đa bội làm tăng số lượng gen => mất cân bằng hệ gen
Chọn C
Câu hỏi 2 :
Ở một loài sinh vật, có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và XY. Một tinh trùng bình thường chứa trình tự các gen trên nhiễm sắc thể như sau: A B CD EF Xm . Tế bào thể một nhiễm kép của loài này đang ở kì sau của nguyên phân chứa bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn?
- A 18
- B 16
- C 8
- D 9
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Tinh trùng bình thường : A B CD EF Xm
→ n = 5
Thể một nhiễm kép 2n – 1 – 1 = 8
ở kì sau nguyên phân, mỗi NST kép tách đôi thành 2 NST đơn nhưng tế bào chưa phân chia. Do đó trong tế bào có 4n – 2 – 2 NST đơn = 16
Chọn B
Câu hỏi 3 :
Cho giao phấn cây lưỡng bội cùng loài với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 7 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 3072 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố có 3 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm đã tạo ra tối đa 2048 loại giao tử. Số lượng NST có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân của hợp tử nói trên là:
- A 3n=36
- B 2n =16
- C 2n=24
- D 3n = 24
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
1 hợp tử nguyên phân 7 lần → 27 tế bào con
Trong 27 tế bào con có tổng cộng 3072 NST chưa nhân đôi
→ 1 tế bào có số lượng NST là 3072 : 27 = 24
Cây dùng làm bố:
3 cặp NST trao đổi chéo tại 1 điểm tạo 43loại giao tử
Có x cặp còn lại, giảm phân bình thường tạo 2x loại giao tử
→ vậy 2x . 43 = 2048
→ vậy x = 5
Vậy cơ thể dùng làm bố có 8 cặp NST
→ loài có bộ NSt lưỡng bội là 2n = 16
Vậy hợp tử trên là hợp tử tam bội 3n = 24
Chọn D
Câu hỏi 4 :
ở một loài thực vật gen quy định chiều cao có 3 alen trội hoàn toàn theo thứ tự A> a> a1. Đột biến đã tạo ra dạng tam bội F1 có kiểu gen Aaa1. Nếu cho rằng quá trình giảm phân diễn ra tạo nên các giao tử 2n và n bình thường. F1 tự thụ phấn. tỷ lệ phân ly kiểu hình ở thế hệ con là:
- A 35:1
- B 1:2:1
- C 12:7:1
- D 27:8:1
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng sơ đồ hình tam giác: Cạnh của tam giác là giao tử 2n, đỉnh của tam giác là giao tử n
Lời giải chi tiết:
cây tam bội Aaa1 tự thụ phấn: Aaa1× Aaa1 , tỷ lệ giao tử ở mỗi bên: (1A:1a:1a1: 1Aa:1Aa1:1aa1)
Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở thế hệ con là : 27A-:8a-:1a1a1
Chọn D
Câu hỏi 5 :
Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F2 là:
- A 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.
- B 5 AAA : 1 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.
- C 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa.
- D 1 AAA : 5 AAa : 1 Aaa : 5 aaa.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng sơ đồ hình tam giác: Cạnh của tam giác là giao tử 2n, đỉnh của tam giác là giao tử n
Lời giải chi tiết:
Ở F2: tỷ lệ kiểu hình: 11 quả đỏ: 1 quả vàng. Tỷ lệ quả vàng: 1/12 = 1/2 × 1/6 , ta có kiểu gen của 2 cây là:
F1: Aa ×AAaa ( không thể là Aaaa × AAaa vì cây Aaaa không phải kết quả của quá trình lưỡng bội hóa)
F2: (1A:1a)×(1/6AA:4/6Aa:1/6aa) ↔ 1/12AAA:5/12AAa: 5/12Aaa: 1/12aaa
Chọn A
Câu hỏi 6 :
Cây tứ bội AAaa giảm phân cho các giao tử có sức sống bình thường, song cây tam nhiễm (2n +1) Aaa giảm phân chỉ các giao tử đơn bội có sức sống. Phép lai giữa hai cây nói trên cho tỷ lệ kiểu hình lặn chiếm:
- A 1/6
- B 2/6
- C 2/9
- D 1/9
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng sơ đồ hình tam giác: Cạnh của tam giác là giao tử 2n, đỉnh của tam giác là giao tử n
Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.
Lời giải chi tiết:
Cây AAaa cho giao tử : 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa
Cây Aaa cho giao tử : 1/3A : 2/3a (vì giao tử n +1: Aa; aa không có khả năng sinh sản)
P: AAaa × Aaa
F1 : KH lặn : aaa = 1/6 × 2/3 = 1/9
Chọn D
Câu hỏi 7 :
Ở cà chua, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Cho cây tứ bội có kiểu gen Aaaa tự thụ phấn được F1, chọn các cây hoa đỏ F1 cho tiếp tục tự thụ phấn thì ở F2 tỷ lệ cây hoa đỏ là
- A 38,2%
- B 61,8%
- C 82,4%
- D 36,8%
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.
Lời giải chi tiết:
Aaaa × Aaaa →1/4 AAaa : 2/4 Aaaa : 1/4 aaaa
F1 hoa đỏ gồm có : 1/3 AAaa : 2/3 Aaaa
Cho các cây F1 hoa đỏ tự thụ phấn thì
AAaa × AAaa →35/36A- : 1/36 aaaa
Aaaa × Aaaa →3/4 A- : 1/4 aaaa
Tỉ lệ cây hoa đỏ ở cây F2 là : 1/3 × 35/36 + 2/3 × 3/4 = 35/108 + 1/2 = 89/108 = 82,4%
Chọn C
Câu hỏi 8 :
Ở 1 loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen A có 3 alen là A, a, a1 quy định theo thứ tự trội - lặn là: A > a > a1 . Trong đó A quy định hoa đỏ, a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Nếu cây tứ bội giảm phân chỉ sinh giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường thì theo lí thuyết, phép lai ♂ Aaa1a1× ♀Aaaa1 cho loại cây có hoa vàng ở đời con chiếm tỉ lệ:
- A 1/4
- B 1/9
- C 2/9
- D 1/6
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng sơ đồ hình tam giác: Cạnh của tam giác là giao tử 2n, đỉnh của tam giác là giao tử n
*Cơ thể 4n →Giảm phân bình thường → Giao tử 2n
Lời giải chi tiết:
Cây ♂ cho giao tử : 1/6 Aa : 2/6Aa1 : 2/6 aa1 : 1/6a1a1
Cây ♀ cho giao tử : 2/6 Aa : 1/6Aa1 : 1/6 aa : 2/6aa1
Các cây hoa vàng có thể có kiểu gen là : aaaa, aaaa1 , aaa1a1 , aa1a1a1 .
Tỉ lệ cây hoa vàng ở đời con là : 2/6 × 2/6 + 1/6×1/6 + 2/6×1/6 ×2 = 1/4
Chọn A
Câu hỏi 9 :
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội so với gen a quy định quả vàng. Cho phép lai Aa × Aa, giả sử trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở lần giảm phân I cặp NST chứa cặp gen trên nhân đôi nhưng không phân li. Thể dị bội có kiểu hình quả vàng ở đời con có thể :
- A Thể khuyết nhiễm
- B Thể 3 nhiễm
- C Thể 3 nhiễm hoặc thể 1 nhiễm
- D Thể 1 nhiễm
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Do ở lần giảm phân tạo giao tử đực I cặp NST chứa cặp gen Aa nhân đôi nhưng không phân li
→Giao tử đực là Aa, 0
Giao tử cái bình thường : A, a
Vậy đời con là : AAa, Aaa, A, a
Vậy thể dị bội có kiểu hình quả vàng ở đời con có kiểu gen là a – thể khuyết nhiễm 2n-1
Chọn D
Câu hỏi 10 :
Ở ngô, gen R quy định hạt đỏ, r: hạt trắng. Thể ba tạo hai loại giao tử (n+1) và n. Tế bào noãn (n+1) có khả năng thụ tinh còn hạt phấn thì không có khả năng này. Phép lai Rrr x Rrr cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là.
- A 3 đỏ : 1 trắng
- B 5 đỏ : 1 trắng
- C 1 đỏ : 1 trắng
- D 2 đỏ : 1 trắng
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phép lai: \(Rrr \times Rrr \to \left( {\frac{1}{3}R:\frac{2}{3}r} \right)\left( {\frac{1}{6}R:\frac{2}{6}r:\frac{2}{6}Rr:\frac{1}{6}r{\rm{r}}} \right) \Leftrightarrow \frac{1}{{18}}R{\rm{R}}:\frac{4}{{18}}Rr:\frac{2}{{18}}RRr:\frac{5}{{18}}Rrr:\frac{4}{{18}}rr:\frac{2}{{18}}rrr\)
Tỷ lệ kiểu hình 2 đỏ:1 trắng
Chọn D
Câu hỏi 11 :
Ở một loài, gen qui định màu hạt có 3 alen theo thứ tự trội hoàn toàn A > a1 > a, trong đó alen A quy định hạt đen ; a1 – hạt xám ; a – hạt trắng. Biết tế bào noãn (n+1) có khả năng thụ tinh bình thường còn hạt phấn n+1 không có khả năng này. Khi cho cá thể Aa1a tự thụ phấn thì F1 có tỷ lệ phân ly kiểu hình là
- A 10 hạt đen :7 hạt xám :1 hạt trắng
- B 12 hạt đen :3 hạt xám :3 hạt trắng
- C 10 hạt đen :5 hạt xám :3 hạt trắng
- D 12 hạt đen :5 hạt xám :1 hạt trắng
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng sơ đồ hình tam giác. Cạnh của tam giác là giao tử 2n, đỉnh của tam giác là giao tử n
Lời giải chi tiết:
Cơ thể Aa1a giảm phân cho 1/6Aa1:1/6a1a:1/6Aa:1/6A:1/6a1: 1/6a
Hạt phấn n+1 không có khả năng thụ tinh
(1/6Aa1:1/6a1a:1/6Aa:1/6A:1/6a1: 1/6a)(1/3A:1/3a1: 1/3a) → tỷ lệ kiểu hình: 12 hạt đen :5 hạt xám :1 hạt trắng
Chọn D
Câu hỏi 12 :
Tế bào của một thai nhi chứa 47 nhiễm sắc thể và quan sát thấy 2 thể Barr. Có thể dự đoán rằng:
- A
Thai nhi sẽ phát triển thành bé trai không bình thường.
- B Chưa thể biết được giới tính.
- C Thai nhi sẽ phát triển thành bé gái không bình thường.
- D Hợp tử không phát triển được.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Thể Barr là NST X bị bất hoạt ở giới XX, ở tế bào này thì NST X này bị bất hoạt, ở tế bào khác thì NST X kia bị bất hoạt
Giới XY thì NST X hoạt động
Tế bào của một thai nhi chứa 47 nhiễm sắc thể như vậy bộ NST bất thường thừa 1 NST và quan sát thấy 2 thể Barr tức là có 2 NST X không hoạt động.
Có thế dự đoán rằng: Thai nhi sẽ phát triển thành bé gái không bình thường.
Chọn C
Câu hỏi 13 :
Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau về phép lai P: ♂AaBbDd × ♀ AaBbdd là đúng?
I. Có tối đa 24 loại kiểu gen đột biến.
II. Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 16 loại giao tử.
III. Thể ba có thể có kiểu gen là AabbbDd.
IV. Thể một có thể có kiểu gen là aabdd.
- A 2
- B 1
- C 3
- D 4
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Cặp Aa: Aa × Aa → AA:2Aa:1aa
Cặp Bb:
+ giới đực: Bb, O, b, B
+ giới cái: B, b
Số kiểu gen bình thường: 3 (BB, Bb,bb); kiểu gen đột biến: 4 (BBb, Bbb, B, b)
Cặp Dd: Dd × dd → 1Dd:1dd
Xét các phát biểu:
I đúng, có 3×4×2= 24 KG đột biến
II đúng, cơ thể đực có thể tạo 2×4×2= 16 giao tử
III sai, không thể tạo ra hợp tử chứa bbb
IV đúng,
Chọn C
Câu hỏi 14 :
Ở một loài thực vật lưỡng bội có 2n = 20. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể chỉ xét 2 cặp gen, có thể bắt gặp một trong số bao nhiêu loại kiểu gen dạng thể một nhiễm ở loài này?
- A 40×39.
- B 40×310
- C 40×1010.
- D 40×109.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: \(\frac{{n(n + 1)}}{2}\) kiểu gen hay \(C_n^2 + n\)
Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó
Lời giải chi tiết:
2n= 20 → có 10 cặp NST
Một NST có 2 cặp gen mỗi gen có 2 alen:
Số kiểu gen thể lưỡng bội: \(C_4^2 + 4 = 10\) ; số kiểu gen thể một: 2×2 = 4
Vậy số kiểu gen thể một tối đa trong quần thể là: \(C_{10}^1 \times 4 \times {10^9} = {40.10^9}\)
Chọn D
Câu hỏi 15 :
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb × ♀ AaBb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kế hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?
- A 4 và 12
- B 9 và 6
- C 12 và 4
- D 9 và 12
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Phép lai AaBb × AaBb
Xét cặp Aa
Con đực cho 4 loại giao tử, trong đó có giao tử đột biến là Aa, O
Con cái cho 2 loại giao tử A, a
Vậy số kiểu gen bình thường là:3 và kiểu gen đột biến về cặp này là: 4: AAa, Aaa, A,a
Xét cặp Bb cả 2 bên bố mẹ giảm phân bình thường → 3 kiểu gen
Vậy số hợp tử lưỡng bội là 3×3 = 9
Số loại hợp tử đột biến là 4×3 = 12
Chọn D
Câu hỏi 16 :
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb × ♀ AaBb . Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?
- A 9 và 12
- B 4 và 12
- C 12 và 4
- D 9 và 6
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Phép lai AaBb × AaBb
Xét cặp Aa
Con đực cho 4 loại giao tử, trong đó có giao tử đột biến là Aa, O
Con cái cho 2 loại giao tử A, a
Vậy số kiểu gen bình thường là:3 và kiểu gen đột biến về cặp này là: 4: AAa, Aaa, A,a
Xét cặp Bb cả 2 bên bố mẹ giảm phân bình thường → 3 kiểu gen
Vậy số hợp tử lưỡng bội là 3×3 = 9
Số loại hợp tử đột biến là 4×3 = 12
Chọn A
Câu hỏi 17 :
Tế bào rễ của loài A có 22 nhiễm sắc thể, hạt phấn của loài B có 7 nhiễm sắc thể. Lai A với B, thu được cây lai, đa bội hóa cây này được loài D. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của loài D là
- A 36.
- B 58
- C 29
- D 18
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
Cơ thể lai xa có có số NST: nA + nB = 11 + 7 = 18
Khi đa bội hoá thu được 2nA + 2nB = 36
Chọn A
Câu hỏi 18 :
Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể bốn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
- A 24
- B 48
- C 36
- D 12
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
n =12; thể bốn: 2n+2
vậy sẽ có 12 loại thể bốn tương ứng với 12 cặp NST
Chọn D
Câu hỏi 19 :
Xét một loài thực vật có 2n = 12. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
I. Có tối đa 132 dạng đột biến thể ba kép khác nhau trong quần thể của loài.
II. Có tối đa 6 dạng đột biến thể một (2n – 1) trong quần thể của loài.
III. Tế bào đột biến tam bội (3n) ở loài này có số NST khi chưa nhân đôi là 36.
IV. Trong quá trình giảm phân bình thường của cơ thể lưỡng bội, có tối đa 64 cách sắp xếp NST khác nhau ở kì giữa của giảm phân I.
- A 3
- B 2
- C 1
- D 4
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
2n=12 → n=6 (có 6 cặp NST)
I sai, số kiểu gen thể ba kép (2n +1 +1) là: \(C_6^2 = 15\)
II đúng, số kiểu gen thể một (2n-1) là \(C_6^1 = 6\)
III sai, thể tam bội 3n = 18
IV sai, số cách sắp xếp NST là: 2n-1 = 25 = 32
Chọn C
Câu hỏi 20 :
Ở ngô (2n = 20), trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét 1 cặp gen. Biết mỗi cặp gen gồm 2 alen, quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến gen. Giả sử trong loài này, ngoài thể lưỡng bội 2n còn có các đột biến thể một ở các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng?
- A 5120.
- B 1024.
- C 1536.
- D 6144.
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ở Thể lưỡng bội, số kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng: 210 = 1024
Thể một: \(C_{10}^1 \times 1 \times {2^9} = 5120\)
Vậy số kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng: 6144
Chọn D
Câu hỏi 21 :
Khi nói về thể lệch bội, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Mỗi tế bào của thể lệch bội có số NST gấp 3 hay 4 lần số NST của thể lưỡng bội cùng loài.
II. Loài có 2n = 14, số NST trong 1 tế bào của thể ba nhiễm thuộc loài này là 17 NST.
III. Một thể bốn nhiễm của loài 2n = 20 có số NST trong mỗi tế bào bằng 22 NST.
IV. Một tế bào sinh dưỡng của một thể một thuộc loài 2n = 24 đang ở kì sau của nguyên phân có số NST = 46 đơn.
V. Một tế bào sinh tinh có bộ 2n = 8, khi giảm phân có một cặp NST thường không phân li trong lần phân bào I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các giao tử sinh ra từ tế bào sinh tinh này thụ tinh với giao tử bình thường cùng loài hình thành hợp tử có số NST = 7 hoặc 9.
- A 4
- B 2
- C 3
- D 5
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
I sai, thể lệch bội chỉ thay đổi số lượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NST.
II sai, thể ba nhiễm 2n +1 = 15
III đúng, thể 4 nhiễm: 2n +2 = 22
IV đúng, thể một: 2n – 1 = 23 NST, ở kỳ sau nguyên phân có 46 NST đơn.
V đúng, không phân ly ở 1 cặp tạo giao tử n +1 và n -1; nếu thụ tinh với giao tử bình thường tạo hợp tử 2n +1 hoặc 2n -1.
Chọn C
Câu hỏi 22 :
Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội lai với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con có 336 crômatít. Hợp tử bị đột biến dạng
- A Thể không
- B Thể bốn
- C Thể ba
- D Thể một
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Ở kì giữa lần nguyên phân 4 lần thì tạo ra : 8 tế bào
Số cromatit có trong 1 tế bào ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4 là : 336 : 8 = 42 (mỗi
Số lượng NST trong hợp tử là : 42 : 2 = 21 (2n -1: thể một)
Chọn D
Câu hỏi 23 :
Khi nói về thể lệch bội, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Mỗi tế bào của thể lệch bội có số NST gấp 3 hay 4 lần số NST của thể lưỡng bội cùng loài.
II. Loài có 2n = 14, số NST trong 1 tế bào của thể ba nhiễm thuộc loài này là 17 NST.
III. Một thể bốn nhiễm của loài 2n = 20 có số NST trong mỗi tế bào bằng 22 NST.
IV. Một tế bào sinh dưỡng của một thể một thuộc loài 2n = 24 đang ở kì sau của nguyên phân có số NST = 46 đơn.
V. Một tế bào sinh tinh có bộ 2n = 8, khi giảm phân có một cặp NST thường không phân li trong lần phân bào I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các giao tử sinh ra từ tế bào sinh tinh này thụ tinh với giao tử bình thường cùng loài hình thành hợp tử có số NST = 7 hoặc 9.
- A 4
- B 2
- C 3
- D 5
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
I sai, thể lệch bội chỉ thay đổi số lượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NST.
II sai, thể ba nhiễm 2n +1 = 15
III đúng, thể 4 nhiễm: 2n +2 = 22
IV đúng, thể một: 2n – 1 = 23 NST, ở kỳ sau nguyên phân có 46 NST đơn.
V đúng, không phân ly ở 1 cặp tạo giao tử n +1 và n -1; nếu thụ tinh với giao tử bình thường tạo hợp tử 2n +1 hoặc 2n -1.
Chọn C
Câu hỏi 24 :
Một loài thực vật, tiến hành phép lai P: AAbb × aaBB, thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lí các hợp tử này bằng cônsixin để tạo các hợp tử tứ bội. Biết rằng hiệu quả gây tứ bội là 36%; các hợp tử đều phát triển thành các cây F1; các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, giao tử có 2 alen trội của F1 chiếm tỉ lệ
- A 34%
- B 40%
- C 32%
- D 22%
Đáp án: A
Lời giải chi tiết:
P: AAbb × aaBB → F1: AaBb → Tứ bội hoá, hiệu quả 36%: 36%AAaaBBbb:0,64AaBb
Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.
Tương tự với BBbb
Ta có 0,36AAaaBBbb GP → giao tử có 2 alen trội: AAbb + aaBB + AaBb = \(0,36\times \left( 2\times \frac{1}{6}\times \frac{1}{6}+\frac{4}{6}\times \frac{4}{6} \right)=0,18\)
0,64AaBb → giao tử có 2 alen trội: AB = 0,64×0,25 = 0,16
Vậy F1 tạo 34% giao tử chứa 2 alen trội.
Chọn A
Câu hỏi 25 :
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ, alen b quy định hoa trắng. Tiến hành phép lai P: AABB × aabb, thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lý các hợp tử này bằng cônsixin để tạo các hợp tử tứ bội. Biết rằng hiệu quả gây tứ bội là 20%; các hợp tử đều phát triển thành các cây F1; các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội.
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A Có 3 loại giao tử có hai alen trội của F1
- B Giao tử có hai alen trội của F1 chiếm tỉ lệ 10%.
- C Nếu cho các cây tứ bội thân cao, hoa đỏ ở F1 giao phấn với nhau. Theo lí thuyết, ở F2 cây thân thấp, hoa trắng sẽ chiếm tỉ lệ 1/1296
- D Ở F2 có 25 kiểu gen tứ bội quy định cây thân cao, hoa đỏ.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.
Lời giải chi tiết:
P: AABB × aabb → F1: AaBb → Tứ bội hoá, hiệu quả 20%: 0,2%AAaaBBbb:0,8AaBb
Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.
Tương tự với BBbb
A sai, giao tử có 2 alen trội gồm: AAbb, aaBB,AaBb, AB
B sai
Ta có 0,2AAaaBBbb GP → giao tử có 2 alen trội: AAbb + aaBB + AaBb = \(0,2\times \left( 2\times \frac{1}{6}\times \frac{1}{6}+\frac{4}{6}\times \frac{4}{6} \right)=0,1\)
0,8AaBb → giao tử có 2 alen trội: AB = 0,8×0,25 = 0,2
Vậy F1 tạo 30% giao tử chứa 2 alen trội.
C đúng. Nếu cho các cây tứ bội thân cao, hoa đỏ ở F1 giao phấn với nhau: AAaaBBbb × AAaaBBbb
Thân thấp hoa trắng: \(aaaabbbb = \frac{1}{{36}}aabb \times \frac{1}{{36}}aabb = \frac{1}{{1296}}\)
D sai, số kiểu gen quy định thân cao hoa đỏ là: 4 (AAAA; AAAa; AAaa,Aaaa) ×4(BBBB; BBBb; BBbb,Bbbb) = 16
Chọn C
Câu hỏi 26 :
Ở cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái có một cặp NST không phân li, các cặp NST khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử cái đột biến và giao tử đực bình thường có thể tạo ra hợp tử có số nhiễm sắc thể là bao nhiêu?
- A 36
- B 24
- C 25
- D 26.
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Một cặp NST không phân li sẽ tạo ra giao tử đột biến là n +1 và n -1
Sự thụ tinh giữa giao tử cái đột biến và giao tử đực bình thường có thể tạo ra hợp tử có số nhiễm sắc thể: 2n +1 = 25 hoặc 2n -1 = 23.
Chọn C
Câu hỏi 27 :
Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, gen trội là trội hoàn toàn, các cây tứ bội đều giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Người ta tiến hành phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa (P) được F1. Tính theo lí thuyết, ở thế hệ F1, trong số các cây có kiểu hình trội, tỉ lệ cây có kiểu gen khác P là
- A 18/35
- B 17/35
- C 1/18
- D 17/18
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.
Lời giải chi tiết:
\(AAaa \to \frac{1}{6}AA:\frac{4}{6}Aa:\frac{1}{6}aa\)
P: \(AAaa \times AAaa \to A - {\rm{\;}} - {\rm{\;}} - {\rm{\;}} = 1 - {\left( {\frac{1}{6}aa} \right)^2} = \frac{{35}}{{36}};AAaa = \frac{4}{6}Aa + \frac{4}{6}Aa + 2 \times \frac{1}{6}AA \times \frac{1}{6}aa = \frac{{18}}{{36}}\)
Trong số các cây có kiểu hình trội, tỉ lệ cây có kiểu gen khác P là \(\frac{{35/36 - 18/36AAAA}}{{35/36}} = \frac{{17}}{{35}}\)
Chọn B
Câu hỏi 28 :
Một tế bào sinh dưỡng của cây ngô có 2n = 20 NST, nguyên phân liên tiếp 5 lần. Tuy nhiên ở lần thứ 3, trong số tế bào con do tác động của tác nhân gây đột biến cônsixin có một tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra ở tất cả các cặp NST, các lần phân bào khác diễn ra bình thường. Khi kết thúc quá trình nguyên phân, tỉ lệ tế bào đột biến so với tổng số tế bào con là
- A 6/7
- B 1/6
- C 5/6
- D 1/7
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Conxixin gây đột biến đa bội, các cặp NST sẽ không phân li trong nguyên phân.
Kết quả: từ 1 tế bào 2n → 1 tế bào 4n.
Một tế bào nguyên phân n lần tạo 2n tế bào con.
Lời giải chi tiết:
Do đột biến xảy ra ở lần thứ 3 nên tế bào ban đầu đã trải qua 2 lần nguyên phân tạo 22 = 4 tế bào.
Ở lần nguyên phân thứ 3:
3 tế bào nguyên phân bình thường thêm 3 lần tạo 3×23 = 24 tế bào 2n.
1 tế bào bị đột biến, tất cả NST không phân li tạo 1 tế bào 4n, tế bào này nguyên phân 2 lần tạo 22 = 4 tế bào 4n.
Vậy tỉ lệ tế bào đột biến/ tổng số tế bào con là: \(\frac{4}{{24 + 4}} = \frac{1}{7}\)
Chọn D
Câu hỏi 29 :
Ở 1 loài thực vật có bộ NST 2n = 14, trên mỗi NST thường khác nhau đều xét 1 gen có 2 alen. Theo lý thuyết trong loài tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen khác nhau về đột biến thể ba?
- A 2916
- B 5103
- C 2187
- D 20412
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: \(\frac{{n(n + 1)}}{2}\) kiểu gen hay \(C_n^2 + n\)
Nếu cặp NST đó có 3 NST đơn, số kiểu gen tối đa là \(\frac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right)}}{{1.2.3}}\)
Lời giải chi tiết:
2n = 14 → có 7 cặp NST, trên mỗi cặp NST xét 1 gen có 2 alen.
Thể ba có dạng 2n +1
Số kiểu gen tối đa về gen trên mỗi cặp NST là: \(C_2^2 + 1 = 3\)
Số kiểu gen về cặp NST đột biến (có 3 NST) là: \(\frac{{2\left( {2 + 1} \right)\left( {2 + 2} \right)}}{{1.2.3}} = 4\)
Vậy số kiểu gen thể ba tối đa trong quần thể là: \(C_7^1 \times 4 \times {3^6} = 20412\)
Chọn D
Câu hỏi 30 :
Xét phép lai P: ♂AaBbDD × ♀ AabbDd. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường; các tế bào khác giảm phân bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, hợp tử F1 có kiểu gen AaBbbDd chiếm tỉ lệ
- A 12,5%
- B 2,5%
- C 10%
- D 1,25%
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Bước 1: Xét riêng từng cặp gen, tính tỉ lệ kiểu gen thành phần.
Bước 2: Nhân các kiểu gen thành phần với nhau
Lời giải chi tiết:
Xét cặp Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa → Aa = 1/2.
Xét cặp Bb × bb
+ giới đực có 10% tế bào không phân li ở GP I tạo: 0,05Bb:0,05O
+ giới cái giảm phân bình thường tạo 1b
→ tỉ lệ kiểu gen: Bbb = 0,05
Xét cặp DD × Dd → 1DD:1Dd → Dd = 1/2.
Vậy tỉ lệ kiểu gen AaBbbDd \( = \frac{1}{2} \times 0,05 \times \frac{1}{2} = 1,25\% \)
Chọn D