Câu hỏi 1 :

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. số thể ba kép tối đa có thể phát sinh ở loài này là

  • A 14
  • B 21
  • C 7
  • D 28

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

2n = 14 → n=7.

Số thể ba kép ( 2n+1+1) tối đa có thể có là: C_7^2 = 21

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?

(1)AAAa x AAAa.                            (2) Aaaa x Aaaa.

(3) AAaa x AAAa.                           (4) AAaa x Aaaa.

Đáp án đúng là:

  • A (3), (4). 
  • B  (1), (4)
  • C  (2), (3) 
  • D  (1), (2).

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Để đời con phân ly theo tỷ lệ 1:2 :1 => 4 tổ hợp => hai bên cho 2 loại giao tử. ( không có trường hợp 4×1 vì không có kiểu gen nào cho 4 loại giao tử)

Chỉ có phép lai 1,2 là thỏa mãn

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là

 

  • A 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng 
  • B 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
  • C 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng 
  • D 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phép lai: AAaa và aaaa \to \left( {{5 \over 6}A - :{1 \over 6}aa} \right) \times aa→ 5 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ

  • A dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến.
  • B dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
  • C chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến.
  • D chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ dẫn đến việc tất cả các tế bào con của tế bào đó mang đột biến

Các tế bào bình thường khác nguyên phân bình thường

→ cơ thể sẽ có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Phép lai  AAaa × AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ

  • A 1/4
  • B 1/8 
  • C 2/9   
  • D 1/2.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phép lai :

\(AAaa \times AAaa \to \left( {{1 \over 6}AA:{4 \over 6}Aa:{1 \over 6}aa} \right) \times \left( {{1 \over 6}AA:{4 \over 6}Aa:{1 \over 6}aa} \right)\) \( \to AAaa = 2 \times {1 \over 6}AA \times {1 \over 6}aa + {4 \over 6}Aa \times {4 \over 6}Aa = {1 \over 2}AA{\rm{aa}}\)

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đột biến lệch bội là những biến đổi

  • A xảy ra trong cấu trúc của NST
  • B xảy ra trong cấu trúc của gen
  • C về số lượng NST, xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng
  • D về số lượng NST, xảy ra đồng loạt ở tất cả các NST

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đột biến lệch bội là những biến đổi về số lượng NST, xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Bộ NST lưỡng bội của một loài là 22, trong tế bào sinh dưỡng của cá thể A ở cặp NST thứ 5 và cặp NST thứ 7 đều thấy có 4 chiếc NST, các cặp khác đều bình thường và mang 2 chiếc NST, cá thể A này có thể là thể:

  • A tứ bội  
  • B bốn nhiễm kép
  • C đa bội chẵn  
  • D tam nhiễm kép.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Cá thể này là cá thể bốn nhiễm kép 2n + 2 +2

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Thể đột biến thường không thấy ở người là

  • A thể đột biến gen. 
  • B thể dị bội.
  • C thể đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.        
  • D  thể đa bội.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đột biến đa bội thường không thấy ở người (động vật) là đột biến đa bội vì sẽ rối loạn về giới tính.

Đột biến gen ta có thể thấy ở các bệnh di truyền phân tử như: máu khó đông, PKU…

Đột biến cấu trúc NST: hội chứng mèo kêu, bệnh ung thư máu ác tính

Đột biến dị bội gây các hội chứng như Đao, tocno, claifento,…

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cây ba nhiễm (thể ba) có kiểu gen AaaBb giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết, tỷ lệ giao tử có kiểu gen AB là

  • A 1/12
  • B 1/4
  • C 1/8
  • D 1/6

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Sự không phân ly của bộ NST 2n trong tế bào ở đỉnh sinh trưởng có thể tạo nên

  • A Cành đa bội lệch
  • B  thể bốn nhiễm
  • C  thể tứ bội   
  • D cành tứ bội trên cây lưỡng bội

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Sự không phân ly của bộ NST 2n trong tế bào ở đỉnh sinh trưởng tạo nên thể khảm: cành tứ bội trên cây lưỡng bội

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Những nguyên nhân nào dưới đây gây ra hiện tượng đa bội ở cơ thể sinh vật

(1)  rối loạn phân bào 1 của tất cả các cặp NST

(2)  Rối loạn phân bào lần 2 của 1 vài cặp NST

(3)  Lai xa kèm đa bội hóa

(4)  Các thoi phân bào không hình thành trong nguyên phân

(5)  Các cặp NST phân ly đều ở kỳ sau nguyên phân

  • A 1,2,4,5
  • B 1,3,5  
  • C  1,2,4   
  • D 1,3,4

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Những nguyên nhân nào dưới đây gây ra hiện tượng đa bội ở cơ thể sinh vật: 1,3,4

Ý 2 là nguyên nhân của thể lệch bội, ý 5 là sự phân ly bình thường,tạo các tế bào bình thường.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp NST tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây ?

  • A AaBbEe. 
  • B AaaBbDdEe
  • C AaBbDEe.
  • D AaBbDddEe.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Thể 1 có số lượng NST 2n – 1 =7

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Sự không phân li của một cặp NST ở một số tế bào trong giảm phân hình thành giao tử ở một bên bố hoặc mẹ, qua thụ tinh với giao tử bình thường có thể hình thành các hợp tử mang bộ NST là:

  • A 2n, 2n+2,2n -2
  • B 2n, 2n +1
  • C 2n, 2n +1, 2n - 1
  • D 2n +1, 2n – 1

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ở một bên bố mẹ có 1 số tế bào giảm phân có 1 cặp NST không phân ly tạo ra giao tử n – 1 và giao tử n +1 ,giao tử bình thường :n

Bên còn lại GP bình thường cho giao tử n

Vậy có các loại hợp tử: 2n, 2n +1, 2n – 1

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở tế bào học của khẳng định trên là:

  • A Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
  • B Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả chống chịu tốt.
  • C Trong tế bào, NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng.
  • D Trong tế bào, số NST là bội số của 4 nên bộ NST n = 10 và 4n = 40.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Nếu trong tế bào, NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng thì ta kết luận đây là thể tứ bội

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Ở thực vật, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành cây tứ bội?

 

  • A Hai giao tử lệch bội (n+1) kết hợp với nhau.
  • B Hai giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau.
  • C Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử lệch bội (n+1).
  • D Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n).

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Hợp tử tứ bội (4n) được hình thành bởi sự kết hợp 2 giao tử lưỡng bội (2n)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến lệch bội?

 

  • A Có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
  • B Làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
  • C  Chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
  • D Xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân li.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng là: C

Đột biến lệch bội có thể xảy ra trên NST giới tính. Ví dụ : đao (X0) , Claiphentơ (XXY),..

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Khi nói về thể đa bội lẻ, có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?

I. số NST trong tế bào sinh dưỡng thường là số lẻ

II. Hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường

III. Có hàm lượng ADN tăng gấp một số nguyên lần so với thể lưỡng bội

IV. Được ứng dụng để tạo giống quả không hạt.

V. Không có khả năng sinh sản hữu tính nên không hình thành được loài mới

  • A 2
  • B 1
  • C 4
  • D 3

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Xét các phát biểu :

I sai, số NST trong tế bào là bội số lẻ của bộ NST đơn bội

II đúng, vì quá trình giảm phân hình thành giao tử không binh thường

III sai, vì là đa bội lẻ nên không tăng gấp 1 số nguyên lần (VD 3n so với 2n tăng 1,5 lần)

IV Đúng, đa bội lẻ thường không có hạt

V Sai, chỉ cần cách ly sinh sản với loài lưỡng bội là có thể hình thành loài mới

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một loài động vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba?

I. AaaBbDdEe.     II. ABbDdEe.         III. AaBBbDdEe.

I. AaBbDdEee.           V AaBbdEe.            VI. AaBbDdE.

  • A 3
  • B 2
  • C 1
  • D 4

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Thể ba là 2n+1

Số thể ba là I, III, IV.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Một loại thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20; một loại thực vật khác có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 26. Theo lí thuyết, giao tử tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng nhiễm sắc thể là:

  • A 23.
  • B 24. 
  • C 26.
  • D 46.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Loài A: 2nA = 20

Loài B: 2nB = 26

Thể song nhị bội của 2 loài: 2nA + 2nB = 26 + 20 = 46

Giao tử bình thường của thể trên: nA + nB = 23

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Khi nói về đột biến số lượng NST, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

            I. Cônsixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc nên dẫn tới làm phát sinh đột biến đa bội.

            II. Các đột biến số lượng NST đều làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

            III. Đột biến đa bội lẽ thường không có khả năng sinh sản hữu tính.

            IV. Tất cả các đột biến đa bội đều có bộ NST là số chẵn.

  • A 1
  • B 3
  • C 2
  • D 4

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Các kết luận đúng là: I, III

Đáp án C

II sai, đột biến mất đoạn làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào

IV sai, ở cơ thể có bộ đơn bội là lẻ (ví dụ n = 7), đột biến tam bộ sẽ có bộ NST là lẻ 3n = 21

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Đột biến lệch bội xảy ra do

  • A Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào.
  • B Một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.
  • C Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong nguyên phân.
  • D Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Một hay một số cặp NST không phân li trong phân bào dẫn tới thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
  • B Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
  • C Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
  • D  Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

B sai vì: Đột biến lệch bội có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm kép. Số NST trong tế bào là?

  • A 22
  • B 23
  • C 25
  • D 26

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Thể ba nhiễm kép là thể đột biến có 2 cặp NST có 3 chiếc (2n +1+1)

Lời giải chi tiết:

Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể ba nhiễm kép có 2n + 1 +1 = 26 NST

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Khi nói về đặc điểm của đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A Những giống cây ăn quả không hạt như nho, thường là tự đa bội lẻ
  • B Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm
  • C Quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong tế bào bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bội.
  • D Khi thể tự đa bội (3n, 5n..) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Hiện tượng đa bội phổ biến ở thực vật, người ta ứng dụng trong tạo giống cây trồng.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là B, vì ở động vật rất hiếm có thể đa bội.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Sự không phân li của toàn bộ bộ NST vào giai đoạn sớm của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên sẽ tạo ra. 

  • A Thể tứ bội.  
  • B Thể tam bội.   
  • C Thể khảm.  
  • D Thể đa nhiễm

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Sự không li của toàn bộ NST vào giai đoạn sớm của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên sẽ tạo ra thể tứ bội.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Loài cải củ có 2n = 18. Thể đơn bội của loài có số NST trong tế bào là:

  • A 18
  • B 27
  • C 9
  • D 36

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Thể đơn bội có bộ NST là n

Lời giải chi tiết:

Thể đơn bội có n NST → Số NST trong tế bào là 9

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Loài cải củ có 2n = 18. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội là:

  • A 9
  • B 18
  • C 27
  • D 36

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Thể tam bội có bộ NST là 3n

Lời giải chi tiết:

Thể tam bội có 3n NST → Số NST trong tế bào là 27

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Loài cải củ có 2n = 18. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội là:

  • A 36
  • B 27
  • C 18
  • D 9

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Thể tứ bội có bộ NST là 4n

Lời giải chi tiết:

Thể tứ bội có 4n NST → Số NST trong tế bào là 36

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Một cặp NST tương đồng được quy ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân I thì sẽ tạo ra các loại giao tử nào?

  • A AA, Aa, A, a.
  • B Aa, O.
  • C AA, O.
  • D  Aa, a.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Giảm phân I nhân đôi và không phân li sẽ tạo tế bào 2n và 0

Giảm phân II bình thường, xác định giao tử tạo thành

Lời giải chi tiết:

Giảm phân I nhân đôi và không phân li sẽ tạo tế bào AAaa và 0

Giảm phân II bình thường, tế bào AAaa sẽ cho giao tử Aa và tế bào 0 sẽ cho giao tử 0

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Cho các phép lai sau:

(1) 4n × 4n → 4n.              (2) 4n × 2n → 3n.        (3) 2n × 2n → 4n.      (4) 3n × 3n → 6n.

Có bao nhiêu phép lai đời con có thể được hình thành do đa bội hóa?

  • A 3
  • B 1
  • C 2
  • D 4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Đa bội hóa là phương pháp sử dụng hóa chất tác động vào quá trình giảm phân của P, làm tăng gấp đôi số NST trong giao tử.

Lời giải chi tiết:

Khi đa bội hóa, con sinh ra sẽ có số bộ NST gấp đôi bố mẹ.

Phép lai đời con có thể được hình thành do đa bội hóa là: (3),(4)

Chọn C

Đáp án - Lời giải